Bí kíp vượt qua chướng ngại vật TOÁN CAO CẤP | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Bí kíp vượt qua chướng ngại vật TOÁN CAO CẤP

      Bí kíp vượt qua chướng ngại vật TOÁN CAO CẤP

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:07
      Nỗi ám ảnh về những con số sẽ được "giải thoát" sau bài viết này!

      Lên đại học bạn không chỉ đối mặt với nhiều bỡ ngỡ về một môi trường hoàn toàn mới, bạn bè cũng mới tuốt, style đi học cũng khác, giờ giấc nội quy cũng vậy. Thế rồi bạn bắt gặp bộ môn mang tên Toán cao cấp, bạn "mừng rơn" (hoặc có thế không) khi có cái gì đó thân quen với 12 năm đi học đã khắc sâu trong tâm trí. Nhưng không, cơn ác mộng khác ập đến khi bạn nhận ra ngoài vài thứ quen thuộc ra thì cái gì cũng mới cả, cảm giác như sau kỳ thi Đại học, đầu óc như bị "tẩy não" vậy!

      Nhưng đừng lo, Edu2Review sẽ giải quyết vấn đề này của bạn ngay và luôn, nhưng thành công còn lại thì phụ thuộc vào sự cố gắng và chút xíu may mắn của bạn đấy nhé!

      1. Truy lùng đề thi cũ

      handwriting, math

      Đề thi cũ thường được chụp bằng điện thoại, hoặc viết tay, nên khó đọc là điều dễ hiểu, "hàng cấm" lưu hành mà!

      Trước khi nhập trận, bạn cần phải hiểu rõ quy luật cuộc chơi như thế nào đã. Đề thi là trắc nghiệm, tự luận hay cả hai; phần đại số tuyến tính thì có phần nào, giải tích cũng vậy. Và tốt nhất là các tài liệu nên được in ra hết, đừng sợ tốn vài nghìn để xem bằng điện thoại, ipad bạn nhé, vừa cực thân để lục lại các tập tin, tốn dung lượng, vừa hại mắt nữa, bạn đã dành quá nhiều thời gian tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử rồi! Chưa kể tin nhắn từ nhiều phía sẽ làm bạn phân tâm khi xem bằng điện thoại.

      2. Đề cương hand-made

      handwriting

      Đề cương tự làm không cần đẹp, chỉ cần rõ ràng, sạch sẽ là được

      Hãy liệt kê ra những công thức cần học thuộc, ví dụ như đạo hàm, công thức Moivre,... ra một tờ giấy A4 hoặc quyển tập nào đấy (Edu2Review gợi ý là nên dùng A4, vì dễ lưu trữ và không cồng kềnh). Lưu ý là viết tay nhé, như vậy may ra có thể thuộc được, nếu bạn gõ máy chẳng đọng lại nhiều đâu, vì tâm trí lo chèn, bớt, truy tìm các ký tự mất rồi, còn đầu óc nào suy nghĩ về thứ đang viết nữa. Viết xanh, đỏ, tím, vàng hay trang trí gì cũng được, miễn rằng điều đó có tác dụng làm bạn học thuộc và xem lại chúng.

      3. Xem lại các dạng bài đã giải

      reading

      Đã đến lúc ôn lại những gì đã viết rồi

      Đây là giai đoạn xem lại thành quả chép bài của bạn (chữ viết xấu hay đẹp mang tính quyết định là ở bước này đây). Dù là bài bạn giải hay bài mẫu, giảng viên giải thì cũng coi lại tất. Đừng bỏ sót một điều gì, bạn sẽ hối hận đấy! Hãy thuần thục được các dạng bài tập, để đến pha "hành động" không cần giở tập ra xem lại nữa.

      4. "Cày" bài tập

      homework

      Phải làm bài tập thì mới có cơ hội qua môn nhé bạn!

      Làm toán cao cấp, hay bất cứ môn gì liên quan đến số học, mà không làm bài tập thì đừng hỏi "tại sao em rớt", mà chúng bạn đều vượt qua ào ào, thậm chí là điểm cao. Bài tập bao la vô tận, không bao giờ thiếu, nhiều khi là không đủ dùng đối với vài "thánh học tập". Không nhất thiết phải làm theo trình tự từ bài 1 đến bài thứ n, mà bạn có thể chọn lọc vài ba bài của 1 dạng bài tập, một cách hữu hiệu để chạy nước rút mà không có lỗ hổng kiến thức đấy nhé!

      Kết: Bí kíp ôn thi của Edu2Review có giúp được bạn không đều phụ thuộc vào nỗ lực của bạn có làm theo hay không. Hãy cho Edu2Review biết kết quả sau khi áp dụng của bạn như thế nào nhé!

      Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng đắn.

      Hồng Ngọc

      ***Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam***


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Cảm nhận học viên về Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

      10/03/2020

      Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM dạy có tốt không? Chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất như thế nào?

      Học Tập

      Văn hóa "Săn Tây"- có gì đáng cân nhắc?

      06/02/2020

      Trò chuyện với người nước ngoài là cách để luyện phản xạ nghe - nói được nhiều bạn trẻ Việt Nam ...

      Học Tập

      Làm sao để hòa nhập khi ở kí túc xá?

      06/02/2020

      Không hề quen biết ai, sống chung với những người lạ… là những lo lắng thường gặp khi bắt đầu ...

      Học Tập

      5 bí quyết để duy trì động lực học tập

      06/02/2020

      Với nhiều thứ chi phối trong đời sống hiện đại, người trẻ dễ rơi vào “hố sâu” của sự chán nản, ...