Làm sao để đọc tài liệu được hiệu quả? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Làm sao để đọc tài liệu được hiệu quả?

      Làm sao để đọc tài liệu được hiệu quả?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:07
      Là sinh viên ai mà không từng đọc tài liệu chứ, nhưng không phải ai cũng biết cách đọc sao cho hiệu quả đâu. Vài chỉ dẫn này sẽ giúp ích cho bạn bí kíp đọc nhanh và hiệu quả đấy!

      Mỗi một học kì của sinh viên có khoảng từ 4-8 môn học mới, tức là chúng ta phải sắm ít nhất 4-8 cuốn tài liệu, chưa kể những môn cần 2-3 loại sách nữa chứ. Và có khi nào đọc nó thì bạn có cảm thấy khó hiểu, chằn chịt như mạng nhện không? Đó là do bạn đọc sai phương pháp rồi, đọc tài liệu cũng đòi hỏi một nghệ thuật đấy.

      Mục đích đọc

      Bạn đọc tài liệu để giải trí, chuẩn bị cho bài thi hay hỗ trợ cho các tài liệu khác? Hãy xác định mục đích rõ ràng trước khi bắt đầu đọc tài liệu. Đọc tài liệu học là cách đọc chậm nhất và phức tạp nhất trong các cách đọc. Bạn không thể đọc tài liệu học giống như đọc các cuốn tiểu thuyết. Đọc tài liệu học là một công việc vất vả, chậm rãi và đôi khi rất tẻ nhạt. Vì vậy bạn cần mục đích cụ thể để luôn đi đúng hướng và tiếp thu hiệu quả kiến thức có trong tài liệu.

      những cuốn sách

      Lựa những loại sách phù hợp nhất


      Chủ động

      Bạn cần chủ động tiếp thu kiến thức từ tài liệu. Bạn không thể đơn giản lướt mắt qua các từ và hy vọng học được một điều gì đó. Sau khi xác định được mục đích đọc bạn cần thu nhặt kiến thức từ tài liệu để phục vụ cho mục đích của bản thân. Nếu bạn chủ động, những gì bạn đọc sẽ trở thành một phần kiến thức và bạn có thể nhớ lại dễ dàng khi làm bài thi. Song song với đọc chủ động, bạn cần ghi chép lại những gì đã đọc - ghi chép là một phần quan trọng đối với việc đọc chủ động. Bạn cần phân biệt rõ ràng giữa ghi chép và ghi chú - ghi chú là một hoạt động bị động. Bạn đơn thuần chỉ ghi lại dữ liệu để học sau và việc học tập bị trì hoãn. Khi ghi chép, bạn chủ động tạo ra kiến thức của riêng mình. Đọc chủ động giúp bạn hiểu và ghi nhớ tài liệu tốt hơn.

      Đọc mục lục

      Thông thường người đọc sẽ bỏ qua phần này và đọc chi tiết ngay từ trang đầu tiên. Đây là một việc làm sai lầm. Mục lục chính là bản tóm lược những điểm cốt lõi của tài liệu. Bạn hãy đọc và dành thời gian để vạch ra những vấn đề cần tìm hiểu kĩ phục vụ cho mục đích. Nếu có thời gian, bạn hãy phác thảo những ý chính và suy nghĩ về những điều sắp được nói trong các để mục của tài liệu. Kết hợp với đọc mục lục, bạn hãy đọc phần giới thiệu, phần mở đầu và phần kết luận. Trong đó thường có những tóm lược về nội dung và phần quan trọng.

      Đọc lướt

      Đọc mục lục là bước giúp bạn làm quen với tài liệu. Đọc lướt là bước giúp bạn nắm được tổng thể, những đoạn kiến thức cơ bản, những phạm vi quan trọng mà tài liệu đề cập đến. Điều bạn cần làm là vạch ra lộ trình cụ thể hướng tới mục đích đọc. Việc làm này cũng giống như việc bạn chuẩn bị một tấm bản đồ trước khi bắt đầu cuộc hành trình dài để biết được nơi bạn đến và những gì bạn có thể chạm chán trên đường đi. Thông qua bước đọc lướt bạn hãy phác họa một cái khung chính xác trước khi tiến hành đọc chi tiết.

      Đọc chi tiết

      Sau khi đọc lướt và phác họa được khung kiến thức bạn hãy tiến hành đọc chi tiết. Mở bài đầu tiên trong chương sách mà bạn cần đọc. Đọc toàn bộ các tiêu đề lớn sau đó đọc tất cả những tiêu đề nhỏ và đầu đề nhỏ. Sau khi bạn đã nắm sơ qua về bài học hãy đọc dòng đầu tiên của mỗi đoạn văn. Đây thường là câu chủ đề và gợi ý tốt nhất về nội dung của đoạn văn. Hãy nghiên cứu kỹ những hình minh họa, biểu đồ, sơ đồ, chú thích,… cho đến khi bạn hiểu chúng. Bạn hãy viết ra kết luận cho bài học, phần kết luận này cực kì hữu ích giúp bạn ôn tập lại.

      Ôn lại
      Sau khi đã đọc xong một bài của tài liệu bạn đừng quên ôn lại. Dành vài phút để ôn lại những gì vừa học là cách giúp bạn ghi nhớ kiến thức tốt nhất. Bạn có thể ôn lại bằng cách viết ra hoặc đọc to những đoạn kiến thức vừa học. Bạn không cần phải viết ngay ngắn hay đầy đủ. Mục đích ở đây là nhằm củng cố kiến thức vừa tiếp thu trước khi bạn bắt đầu đọc chi tiết phần kiến thức khác.

      Khơi lại kiến thức có từ trước

      Hãy đảm bảo rằng mỗi khi giở một cuốn tài liệu để bắt đầu đọc, bạn đều ôn lại những gì đã biết. Hãy liên kết phần kiến thức cũ và kiến thức mới thành một mạch thống nhất. Hai phần kiến thức này sẽ hỗ trợ qua lại giúp bạn nắm chắc vấn đề. Hãy cố gắng đừng bỏ qua bước này, nó sẽ tạo ra sự khác biệt.

      Kết: trên là những bước đọc sách hiệu quả của rất nhiều người, còn bạn thì sao? Có thể có chút khác biệt nhưng hy vọng cũng sẽ giúp ích nhiều cho bạn.

      Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng đắn trong việc chọn lựa nơi bạn sẽ theo học.

      Mỹ Nhàn tổng hợp

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Học Tập

      Văn hóa "Săn Tây"- có gì đáng cân nhắc?

      06/02/2020

      Trò chuyện với người nước ngoài là cách để luyện phản xạ nghe - nói được nhiều bạn trẻ Việt Nam ...

      Học Tập

      Làm sao để hòa nhập khi ở kí túc xá?

      06/02/2020

      Không hề quen biết ai, sống chung với những người lạ… là những lo lắng thường gặp khi bắt đầu ...

      Học Tập

      5 bí quyết để duy trì động lực học tập

      06/02/2020

      Với nhiều thứ chi phối trong đời sống hiện đại, người trẻ dễ rơi vào “hố sâu” của sự chán nản, ...

      Học Tập

      4 điều thú vị bạn có thể học được từ kênh Youtube của Dan Hauer

      06/02/2020

      Nếu bạn là một người học tiếng anh và yêu thích Youtube bạn sẽ biết đến Dan Hauer_ Một người Mỹ ...