Những khó khăn này gần như tân sinh viên nào cũng sẽ gặp phải. Hãy chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất nhé.
Edu2review 1. Đầu tiên là tiền đâu
Vấn đề “đầu tiên” mà sinh viên gặp phải chính là tiền. Đi đâu cũng lo giữ tiền cho kĩ, mất tiền coi như “sống không được, mà chết cũng chẳng xong”.
Tiền không cánh mà bay
Rồi cả việc cân đo đong đếm chi tiêu trong tháng. Lần đầu cầm nhiều tiền như thế, cứ thiếu gì thì cứ mua đại, không tính toán gì hết vậy nên không ít bạn phải chịu cảnh đầu tháng “ăn xả láng”, cuối tháng thì mì tôm cũng không có để ăn.
Edu2review 2. Ngủ quên trong chiến thắng
Nhiều sinh viên năm nhất đã từng nghĩ rằng đại học là xả hơi sau chuỗi ngày ôn thi vất vả. Thế rồi, năm nhất nhiều bạn “ngủ quên trong chiến thắng”, dành thời gian để chơi và ngủ nghỉ. Lại thêm anh chị bảo “học đại học nhàn lắm” nên cứ vậy yên tâm mà “xả hơi”.
Bạn có đang ngủ quên trong chiến thắng
Năm nhất cứ thế trôi qua, lúc nhận ra và muốn quay trở lại thì không biết bắt đầu từ đâu. Hậu quả là điểm số thấp, bản thân thiếu kỹ năng, thiếu trải nghiệm và quan trọng nhất là mất định hướng.
Edu2review 3. Những cú sốc
Sinh viên năm nhất phải đối mặt với nhiều “cú sốc” khi môi trường sống thay đổi và áp lực kinh tế phát sinh. Tâm lý căng thẳng, chán nản và thất vọng ùa về.
“Ngoaị ngữ” luôn là nỗi đau đối với sinh viên ngoại tỉnh. Lúc còn học cấp 3, yếu ngoại ngữ vẫn chưa có gì là đáng sợ. Nhưng khi trở thành sinh viên năm nhất thì đây lại trở thành vấn đề khá “nan giải”.
Tiếng anh là một trong những nỗi lo của sinh viên
Sự thay đổi môi trường sống cũng là một vấn đề khá lớn. Đâu phải ở đâu cũng được như ở nhà? Khi ở trọ, đa số các bạn ở ghép hoặc ở KTX. 1 phòng gồm nhiều bạn ở nhiều vùng miền khác nhau sẽ khó để sống hòa thuận, rất nhiều vấn đề sẽ phát sinh làm bạn cảm giác bực mình, chán nản.
Edu2review 4. Cân bằng giữa việc học và làm thêm
Sinh viên nhất thường gặp phải nhiều khó khăn khi cân bằng giữa việc học và làm thêm. Nhiều bạn khá lo lắng khi phải đối mặt với một khối lượng bài vở lớn gấp nhiều lần so với trung học phổ thông. Các bạn sẽ bị “choáng” nếu áp dụng cách học ở THPT vào học Đại học. Với khối lượng bài vở nhiều mà thời gian học lại ngắn, thầy cô giảng nhanh, nhiều bạn cảm thấy luống cuống không biết học như thể nào cho hiệu quả?
Cân bằng tốt học tập và việc làm là chìa khóa của thành công
Đừng vội hoang mang, hãy tham khảo cách học của các anh chị khóa trước để có cách học phù hợp nhất với từng môn, từng giáo viên. Học nhóm là cách học khá hiệu quả ở Đại học, cách học này sẽ giúp bạn giải quyết một lượng lớn bài vở trong thời gian ngắn.
Khi bạn tìm được cách học hiệu quả thì bạn sẽ có nhiều thời gian hơn, sắp xếp thời gian hợp lý thì bạn có thể dễ dàng vừa học tốt vừa có thể làm thêm.
*Bạn muốn học nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Đọc đánh giá trên Edu2Review mỗi ngày để tìm nơi học tốt nhất.
Mỹ Hạnh tổng hợp
Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam