Nếu bạn là người có những biểu hiện trên, hay đơn giản là muốn bài thuyết trình của mình được lắng nghe và hưởng ứng nhiều hơn, thì hãy cùng Edu2Review thử dùng 7 chiêu sau đây để cải thiện kỹ năng nhé!
Edu2Review.vn - Cộng đồng đánh giá các đơn vị giáo dục hàng đầu dành cho giới trẻ. Nơi mọi người chia sẻ về những trường học, trung tâm ngoại ngữ uy tín và chất lượng
Các buổi thuyết trình chính là dịp để bạn tung hoành trên sân khấu của chính mình, đó là cánh cổng kết nối giữa những người xa lạ mà bạn gặp và khả năng đóng góp của họ sau này cho công ty bạn. Tự tạo dựng sân chơi cho chính mình, bạn sẽ mở rộng cánh cửa đó thành những cuộc trò chuyện “lớn” hơn, mà biết đâu điều đó sẽ mang đến cho bạn một khách hàng mới, một người cố vấn mới hay thậm chí là một nhà đầu tư.
Chỉ cần một sai lầm là bạn có thể vụt mất cơ hội để có thể thảo luận, tương tác nhiều hơn với mọi người. Tất nhiên với những ý tưởng kinh doanh tốt, có sức lan tỏa thì luôn tự nhiên lôi cuốn người khác tin tưởng vào; thế còn những ý tưởng còn quá xa lạ, có vẻ hơi điên rồ, mà bạn phải dành nhiều thời gian để thuyết phục người khác tin vào thì sao? Thật may là luôn có những phương pháp mà bạn có thể áp dụng (không quá nhiều đâu!) để hoàn thiện bài diễn thuyết của mình một cách hoàn thiện hơn. Chìa khóa chính để mở cánh cửa đến một bài diễn văn thành công đó là truyền tải nó theo một cách khéo léo, hấp dẫn (thú vị) và nổi bật; mà những điều đó thì lại đòi hỏi các kỹ năng nói trước công chúng. Nếu như bạn là người đang cố gắng hoàn thiện kỹ năng này, hãy thử 7 bài tập sau đây, biết đâu chúng có thể giúp ích cho bạn phần nào đó.
EBIV1. Giải thích ý tưởng của bạn cho một đứa trẻ
Giải thích ý tưởng của bạn với một đứa trẻ một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.
Bài tập này nói về cách bạn truyền đạt ý tưởng kinh doanh của mình trên vài khía cạnh chính sao cho càng dễ hiểu và đơn giản, càng tốt. Trẻ em có rất ít trải nghiệm trong thế giới rộng lớn này so với người lớn, và chúng cần những điều thật đơn giản cho chúng – điều đó có nghĩa là bạn phải dẹp ngay những cụm từ đang “hot” (mà bạn cố ý lồng vào bài thuyết trình để thu hút) và những câu sáo rỗng, ko có ý nghĩa (như diễn dịch lại). Và nhớ là đừng bao giờ tỏ ra "cao thượng", giọng điệu của kẻ bề trên hay giả giọng thật "dễ thương" với chúng nhé, chúng biết hết đấy, và cũng không thích đâu, hãy cứ giao tiếp như một người bạn với một người bạn.
Sự thay đổi ở đây chính là “dù bạn đang cố gắng đơn giản hóa bài thuyết trình của mình, nhưng thực tế bạn đã kết thúc câu chuyện theo một cách hàm chứa nhiều ý nghĩa (người khác đã hiểu ngầm)”. Hãy sử dụng bài tập này để làm quen với việc sử dụng câu từ đơn giản, súc tích.
EBIV2. Luyện tập ở những cuộc trò chuyện nhỏ
Luyện tập ở một cuộc trò chuyên nhỏ sẽ giúp bạn biết cách tạo được cầu nối trong các bài diễn thuyết lớn trước đông người
Những cuộc trò chuyện nhỏ sẽ là cầu nối đảm bảo để dẫn đến bài thuyết trình của bạn. Đừng bao giờ xông thẳng tới một người lạ và "xổ" ngay một tràng kịch bản - thay vào đó, hay bắt đầu bằng những đối thoại nhỏ, như về thời tiết, về địa điểm, hoặc là ý kiến của bạn về cách ăn mặc của anh ta (dĩ nhiên là theo hướng tốt nhé!)
Để thấy bớt gượng gạo trong nhịp điệu và những chi tiết vụn vặt (trong lúc "mở đầu" như ví dụ trên), hãy luyện tập bài tập này trong cuộc sống hàng ngày. Tìm một người nào đó mà bạn chưa quen biết, bắt chuyện với họ, cứ như thế mỗi ngày, dẫn dần bạn sẽ thoải mái với việc đó thôi.
>> Những thầy cô Việt dạy tiếng Anh cực đỉnh trên Youtube
EBIV3. Viết ra những vấn đề chính
Viết ra các vấn đề chính giúp tâm trí bạn biết được trọng tâm bài nói của mình là gì.
Các bài tập viết giúp tâm trí bạn hình dung ra được sự việc và tiếp thu thông tin tốt hơn là nói. Bạn có thể cảm giác bài thuyết trình của mình nghe có vẻ hay khi bạn luyện nói rành mạch, nhưng khi viết ra, bạn sẽ thấy là mình quên những ý chính mất rồi, hoặc là ý đó không cần thiết phải liệt kê.
Lập biểu đồ những mặt trọng yếu ra giấy, và sử dụng nó như là nền tảng để cải thiện, sửa chữa.
EBIV4. Điều chỉnh tư thế
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về ý nghĩa từng tư thế của một người nói lên tính cách của họ (Ảnh: chiroassoc)
Tư thế có vẻ như không phải là chuyện to tát, nhưng nó có thể cải thiện hình ảnh của bạn trước mặt người khác (đó cũng là ấn tượng đầu tiên), đồng thời hãy cố gắng cải thiện cách diễn tả, phát âm và cách truyền đạt. Đứng thẳng lưng với vai ở tư thế tự nhiên nhất, không cần phải gồng, và bàn tay để phía trước hoặc xuôi 2 bên. (không để tay bỏ vào túi).
Hãy giao tiếp bằng mắt với mọi người và thở sâu - điều đó tạo sẽ tạo khác biệt lớn đấy.
>> Sao Việt chia sẻ bí quyết học tiếng Anh
EBIV5. Thử nghiệm với sự thay đổi
To improve is to change, to be perfect is to change often - Winston Churchill
Read more at: http://www.brainyquote.com/quotes/topics/topic_change.html
Read more at: http://www.brainyquote.com/quotes/topics/topic_change.html
Đừng luyện tập bài diễn thuyết của mình lặp đi lặp lại, sử dụng ngôn từ và khuôn mẫu cũ, khi đó bạn giống như một người máy vậy. Thay vảo đó, hãy thử cố tình nói những từ khác nhau, cụm từ khác nhau, những mặt chính của vấn đề cùng một lúc. (như khi bạn quên lời thoại, hãy tự thay thế bằng một câu nói khác, đừng nhìn lại kịch bản, miễn là diễn đạt đúng ý của bạn theo cách trôi chảy nhất là được)
Bài tập này ngăn chặn tình trạng máy móc, lặp đi lặp lại như một vở kịch, (thực tế đây là bài thuyết trình của bạn, ý tưởng của bạn nên hãy nói theo cách mà bạn thấy thoải mái nhất) và bài tập này cũng sẽ làm bạn trở thành một diễn giả với phong thái tự nhiên hơn.
EBIV6. Xem xét tốc độ nói của mình
Bạn không nên nói quá nhanh, vì người nghe sẽ không hiểu kịp. Nhưng cũng đừng quá chậm, bởi nó nghe không tự nhiên và không còn thú vị nữa. (Ảnh: Teaching American English Pronunciation - P. Avery, S. Ehrlich)
Mỗi người có tốc độ nói khác nhau, nhưng bạn có thể nhận ra là bài thuyết trình sẽ được lắng nghe nhiều hơn khi nói chậm lại so với việc nói thật nhanh. Hãy thử đế ý đến nhiều dạng phong cách nói khác nhau, lắng nghe xem cái nào có vẻ ổn. Bạn cũng có thể tranh thủ nhờ một người khác nhận xét điều này. Dù bạn ở bất cứ đâu, bạn đều sẽ có ít nhất những phương pháp phù hợp với bản thân để luyện tập, và điều đó sẽ làm đa dạng hóa "hộc tủ đồ nghề" của bạn mà chúng sẽ góp phần làm cho bài thuyết trình mang nhiều màu sắc, không còn một khuôn mẫu nhàm chán nữa.
>> Thói quen buổi sáng giúp bạn có cả ngày làm việc hiệu quả
EBIV7. Ghi âm bài diễn thuyết của bạn
Bên cạnh một số thiết bị ghi âm, ghi hình, bạn còn có thể sử dụng các ứng dụng dành cho phiên bản điện thoại hoặc máy tính (Ảnh: MediaCore)
Điều cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, hãy sử dụng một thiết bị ghi âm (ghi hình) để nghe (xem) bản thân mình đã nói như thế nào. Bạn sẽ thấy những lỗi khó nhận ra và những chỗ dư thừa không cần thiết, từ góc nhìn của người xem.
Ví dụ bạn sẽ thấy là mình dừng quá lâu giữa các câu hoặc là bản thân có xu hướng nhún vai sau mỗi lần nói. Sử dụng những phiên ghi âm này để rà soát những "cục sạn" và sai lầm ngớ ngẩn của mình.
Hãy lặp lại những bài tập trên thật nhuần nhuyễn cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái "bung lụa" trước khán phòng rộng hơn.
Hãy nhớ là, dẫu cho bài diễn văn của bạn có hoàn hảo đến đâu đi chăng nữa thì sẽ luôn có một số người không hưởng ứng, nên đừng quá xem trọng điều đó, coi đó là lỗi của mình.
Cứ giữ cách truyền đạt thật nhẹ nhàng và tự nhiên, rồi tìm kiếm những buổi với nhiều thính giả hơn để tối đa hóa cơ hội thành công.
Bạn còn muốn cải thiện kỹ năng nào khác nữa? Những bài tập trên có giúp bạn được điều gì không? Hãy chia sẻ cùng Edu2Review để chúng tôi giúp bạn đạt được những mục tiêu của mình nhé.
Hồng Ngọc/ Theo Business Insider, Inc.
Edu2Review.vn - Cộng đồng đánh giá các đơn vị giáo dục hàng đầu dành cho giới trẻ. Nơi mọi người chia sẻ về những trường học, trung tâm ngoại ngữ uy tín và chất lượng. Hãy đóng góp ý kiến của bạn tại đây, hành động của bạn sẽ góp phần tăng độ tín nhiệm và chính xác trong các review về các trường học, tổ chức giáo dục, phục vụ cho chính các bạn và những người đi sau.
****Edu2Review - No.1 Education Review Website ****