Lỡ tay vứt tiền vào sọt rác, đặt nhầm chuyến máy bay và không thể đổi được, đi chợ và bị “chặt chém” mà không hay biết,… tất cả đều là những sai lầm lặt vặt sẽ khiến bạn khó chịu trong thời gian ngắn. Có thể bạn sẽ quên ngay lập tức hoặc bạn sẽ ghi nhớ để lần sau không tái phạm nữa. Thế nhưng, nếu nằm trong 10 trường hợp dưới đây, dù “nhớ dai” hay “mau quên”, ắt hẳn bạn sẽ “nhớ tới ngàn đời”. Cùng Edu2Review khám phá nhé!
Edu2Review 10. Từ bỏ tiền ảo trị giá triệu đô vì lỡ … làm đổ ly nước
Bitcoin là một loại tiền mã hóa (tiền ảo) dùng trên Internet, thay thế cho tiền thật. Người dùng có thể sử dụng Bitcoin để tiến hành mua, bán online; chơi game, v..v.. Để có được Bitcoin, người dùng phải sử dụng một ứng dụng mang tên “Bitcoin miner” để “đào” tiền. Năm 2013, giá trị của Bitcoin lên đến 800 đô la/Bitcoin. James Howell – 1 tay “đào tiền” - đã tích được 7500 Bitcoin trong ổ cứng của mình. Thật không may, trong 1 lần “lỡ tay”, anh đã làm đổ ly nước của mình lên ổ đĩa, và thổi bay 6 triệu đô của mình.
7500 Bitcoin tương đương 6 triệu đô la Mỹ thời bấy giờ (Nguồn: Internet)
Edu2Review 9. Nâng cấp tàu điện dựa trên thông số của … 30 năm trước
Vào năm 2014, nhà điều hành đường sắt SNCF của Pháp tiến hành nâng cấp hệ thống tàu điện ngầm để đáp ứng tiêu chuẩn hiện đại. Dựa trên thông số đo lường của nhà điều hành đường sắt RFF, SNCF đã đặt 2000 tàu điện. Thật không may khi những con số đó được lấy từ 30 năm trước, khiến SNCF đau đầu vì phần lớn những trạm tàu cũ đều có sân ga nhỏ hơn kích thước của 2000 con tàu hiện đại. SNCF phải chi 60 triệu đô để tiến hành “nới rộng” sân ga cho phù hợp với tàu mới.
SNCF - Hãy kiểm tra nguồn gốc thông tin một cách cẩn thận trước sử dụng chúng (Nguồn: Internet)
Edu2Review 8. Câu chuyện về Ronald Wayne và “Trái táo cắn dở”
Ronald Wayne đã từng là đồng sáng lập của công ty Apple cùng với Steve Wozniak và Steve Jobs, nắm 10% cổ phần trong công ty. Sau khi Apple thành lập được 12 ngày, ông đã bán cổ phần của mình với giá 800 đô, vì sợ rằng sự thiếu kinh nghiệm của đồng nghiệp sẽ khiến công ty thua lỗ. Tính đến tháng 4/2016, 10% cổ phần của Apple trị giá gần 62 tỷ đô. Wayne cho biết ông không hề hối tiếc về quyết định của mình, vì niểm đam mê của ông nằm ở lĩnh vực game giải trí.
Ronald Wayne cùng logo thế hệ đầu của Apple (Nguồn: Internet)
Edu2Review 7. Fox từ bỏ quyền mua bán với Star Wars
George Lucas - cha đẻ của Star Wars đã gặp không ít khó khăn khi thương lượng với hãng phim 20th Century Fox về việc sản xuất bộ phim. Lo sợ rằng bộ phim sẽ là 1 sự thất bại kinh khủng, Fox cắt giảm 350.000 đô chi phí sản xuất của Star Wars. Lucas đồng ý, với điều kiện là ông được giữ lại bản quyền của bộ phim. Ngày nay, Star Wars đã trở thành 1 “siêu phẩm”, là hình mẫu cho nhiều đồ chơi, truyện tranh, video game bán chạy khắp thế giới. Tổng giá trị quyền mua bán và bản quyền của bộ phim là khoảng 20 tỷ đô, và Fox đã đánh mất cơ hội của mình với con số đó.
Fox đã sai lầm khi đánh giá thấp siêu phẩm “Star Wars” (Nguồn: Internet)
Edu2Review 6. Vụ nổ giàn khoan dầu Piper Alpha
Đây là một trong những vụ nổ giàn khoan lớn nhất ngành, xảy ra trong năm 1988. Một máy bơm trên giàn khoan này đang trong tình trạng bảo trì. Nhưng do sự thiếu truyền đạt thông tin trong quá trình thay ca, nên nhân viên trực ca đêm đó đã khởi động lại máy bơm, mà không hề hay biết rằng có 1 van xả trên đường đẩy của máy bơm đã bị tháo ra để bảo trì . Và hậu quả là một vụ nổ lớn đã xảy ra, thiệt hại tài sản lên đến 1,4 triệu đô, 167 công nhân đã thiệt mạng.
Piper Alpha - bài học đắt giá cho sự chủ quan (Nguồn: Internet)
Edu2Review 5. NASA mất vệ tinh vệ tinh thăm dò trên sao Hỏa
NASA đã tốn 125 triệu đô cho vệ tinh thăm dò thời tiết trên sao Hỏa. Liên lạc với vệ tinh này đã bị mất ngay trước khi bắt đầu nhiệm vụ báo cáo tình hình thời tiết của mình, do lỗi tính toán được lập trình trong hệ thống. Thay vì sử dụng đơn vị hàng mét, NASA đã “lỡ tay” lập trình đơn vị hàng inch, feet, yards (đơn vị đo lường nhỏ hơn mét). Điều này đã tạo ra lỗi và khiến vệ tinh bay quá sát bầu khí quyển, và bị phá hủy ngay phía trên sao Hỏa.
Tai nạn vệ tinh thăm dò của NASA - lỗi nhỏ phá hủy cả dự án (Nguồn: Internet)
Edu2Review 4. Hãy cẩn thận khi đầu tư vào bất động sản!
Một nhân viên giao dịch tại ngân hàng Morgan Stanley – Howie Hubler – đã kiếm được khoản lời lớn khi bán những hợp đồng thế chấp dưới chuẩn, nhưng ông vẫn hy vọng giá nhà đất sẽ tăng sau năm 2006. Tuy nhiên, kinh tế suy thoái năm 2007 đã khiến giá trị của những hợp đồng thế chấp nói trên và những sản phẩm tài chính trên đà xuống dốc. Ngân hàng này đã lỗ 7,8 tỷ đô chỉ trong vòng 3 tháng. Tổng cộng số tiền mà Hubler đã khiến công ty lỗ là 9 triệu đô - chiếm phần lớn số tiền bị mất của ngân hàng năm đó.
Ngành bất động sản: “đừng bỏ hết trứng của mình vào 1 giỏ” (Nguồn: Internet)
Edu2Review 3. Lỗi typo tại thị trường giao dịch chứng khoán Nhật
Năm 2003, công ty chứng khoán Nhật Mizuho muốn bán cố phiếu của công ty J-Com Co. trên sàn giao dịch chứng khoán Nhật. Giá trị cổ phiểu được bán là 610.000 yên, tương đương 5000 đô la Mỹ. Nhưng nhà giao dịch chịu trách nhiệm cho thương vụ này đã gõ nhầm thành: bán 610.000 cổ phiếu với giá 1 yên. Dù Mizuho đã phẩn đối, nhưng sàn giao dịch chứng khoán Nhật vẫn tiến hành thương vụ này, Hậu quả là việc này đã khiến công ty lỗ khoảng 225 triệu đô.
Mua bán chứng khoán - sai 1 ly, đi ngàn dặm (Nguồn: Internet)
Edu2Review 2. “Lỡ vứt” tờ xổ số trị giá triệu euro
1 cặp vợ chồng ở Anh đã phạm sai lầm kinh khủng khi người vợ mua trúng tờ xổ số trị giá 181 triệu đô la, và người chồng đã lỡ tay vứt nó vào sọt rác mà không biết giá trị thật của nó. Số tiền này sau đó được đóng góp cho mục đích từ thiện.
Hãy luôn giữ lại tờ xổ số cho đến khi có kết quả (Nguồn: Internet)
Edu2Review 1. Mối “nhân duyên bất thành” giữa AOL và Time Warner
Trong năm 2000, công ty cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu AOL đã mua lại hãng truyền thông Time Warner với giá là 164 đô la, mặc dù một số nhà phân tích chỉ đánh giá công ty ở mức 100 tới 110 triệu đô. Sự sụp đổ của những trang web các công trên mạng lưới toàn cầu có tên miền “.com” và khả năng quản lý yếu kém đã khiến công ty thua lỗ gần trăm triệu đô. Năm 2009, AOL đã quyết đinh tách khỏi Time Warner, đặt dấu chấm hết cho vụ sáp nhập thảm hại nhất lịch sử.
AOL Time Warner - vụ sáp nhập thảm hại nhất lịch sử (Nguồn: Internet)
* Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để đón đọc nhiều kỷ lục hấp dẫn nhất do độc giả bình chọn.
Ngọc Dung tổng hợp
(Nguồn: TheRichest)
Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam