Top 10 cây cầu vượt biển dài nhất thế giới | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Top 10 cây cầu vượt biển dài nhất thế giới

      Top 10 cây cầu vượt biển dài nhất thế giới

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:08
      Nếu bạn là fan của phim bom tấn Hollywood thì chắc chắn không thể quên Cầu Cổng Vàng, một biểu tượng của San Francisco. Nhưng liệu nó có phải là cây cầu dài nhất?

      Mỗi quốc gia đều có những cây cầu đặc trưng cho đất nước của mình. Tuy nhiên, để có thể xây dựng những chiếc cầu vừa đẹp vừa đáp ứng được nhu cầu của con người không phải là chuyện một sớm một chiều. Bên cạnh các kinh phí xây dựng khổng lồ thì công sức, tấm lòng của những người lãnh đạo cấp trên đã cố gắng xây dựng những chiếc cầu mang lại sự thuận tiện cho việc đi lại của người dân trong cả nước. Dưới đây là top 10 cây cầu đứng đầu trên thế giới.

      Cầu vịnh Giao Châu (Trung Quốc)

      Cầu vịnh Giao Châu là một cây cầu vượt biển dài nhất thế giới nằm ở tỉnh Sơn Đông miền đông Trung Quốc xuyên qua vịnh Giao Châu, kết nối huyện Hoàng Đảo, thành phố Thanh Đảo và đảo Hongdao. Đã được đi vào hoạt động vào ngày 30 tháng 6 năm 2011 với kinh phí xây dựng đạt mức kỷ lục: 14,8 tỉ nhân dân tệ (khoảng 2,3 tỉ USD).

      Nét đẹp của cầu vịnh Giao Châu về đêm (Nguồn: Bridge Museum)

      Nét đẹp của cầu vịnh Giao Châu về đêm (Nguồn: Bridge Museum)

      Cây cầu dài 36,48 km với 8 làn xe, để chống đỡ suốt chiều dài cầu phải có hơn 5.000 cây trụ đã được dựng lên. Nhờ có cây cầu mà người dân đã được rút ngắn 30 km lộ trình giữa 2 địa điểm này, giảm thời gian đi lại từ 40 phút xuống còn khoảng 20 phút.

      Cầu Đông Hải (Trung Quốc)

      Đông Hải là cây cầu lớn ở biển Đông và cũng là cây cầu vượt biển đầu tiên ở Trung Quốc, nối vùng đất liền Thượng Hải với Cảng Dương Sơn ở Trung Quốc. Cầu được đi vào hoạt động ngày 10 tháng 12 năm 2005, với có tổng chiều dài 32.5km, cũng có vài nhịp cầu dây văng cho phép những tàu lớn đi qua, với nhịp cầu lớn nhất 420 m.

      Top 10 cây cầu ngang sông dài nhất thế giới

      Cầu Đông Hải giúp cải thiện tình hình giao thông ở Thượng Hải (Nguồn: VietNam Single)

      Cầu King Fahd Causeway (Ả Rập và Bahrain)

      Cây cầu được thiết kế hình S với 3 phần. Phần trên mặt đất dài 3,7 km, phần giữa Luchaogang Đàm đến Đảo Dawugui là khoảng 25,3 km, phần giữa đảo Dawugui đến Đảo Xiaoyangshan là 3,5 km.

      King Fahd Causeway là cây cầu nối liền Ả-rập Saudi và đảo quốc Bahrain. Cầu được chính thức đi vào hoạt động vào ngày 26 tháng 11 năm 1986, với chiều dài 28km và 4 làn đường, tổng kinh phí lên tới 1,2 triệu đô được hỗ trợ hoàn toàn bởi phía Ả Rập Saudi.

      King Fahd Causeway

      Có đến 140.000 lượt xe qua cầu trong mỗi ngày (Nguồn: The Middle East Magazine)

      Cây cầu này được xây dựng từ mong muốn của vua Saudi để nuôi dưỡng và củng cố thêm mối liên kết anh em giữa hai Vương quốc. Đồng thời, là con đường đi lại thuận tiện nhất để nhân dân hai bên phát triển kinh tế.

      Cầu Penang (Malaysia)

      Penang Bridge là cây cầu lưu thông hai chiều giữa tỉnh Gelugor và Seberang Prai của bán đảo Malay, Malaysia. Cầu có chiều dài 8.4 dặm tương đương vơi 13,5km, là cây cầu dài nhất Malaysia. Cầu Penang Bridge hoàn thành vào tháng 9/1985 dưới sự thiết kế của Chin Fung Kee, một kỹ sư nổi niếng đồng thời là một người con của tỉnh Penang.

      Cầu Penang ở Malaysia là cây cầu dài nhất Đông Nam Á (Nguồn: Kiến trúc)

      Cầu Penang ở Malaysia là cây cầu dài nhất Đông Nam Á (Nguồn: Kiến trúc)

      Cầu Rio – Niterói (Brazil)

      Rio-Niterói là cây cầu theo kiểu rầm hộp ở Vịnh Guanabara, Rio de Janeiro, Brazil. Đây là cây cầu bê tông dự ứng lực dài nhất ở Nam bán cầu, và dài thứ sáu trên toàn thế giới, nối từ thành phố Rio de Janeiro với thành phố Niterói. Cây cầu được đưa vào hoạt động ngày 4 tháng 3 năm 1974, với tên chính thức của cầu là "Cầu Tổng thống Costa e Silva" để tôn vinh vị tổng thống Brazil đã yêu cầu thực hiện công trình.

      Cầu Rio - Niterói

      Cầu Rio - Niterói (Nguồn: Wikipedia)

      Tên chính thức của cầu là "Cầu Tổng thống Costa e Silva", để tôn vinh vị tổng thống Brazil đã yêu cầu thực hiện công trình. Cầu có chiều dài 13 km, gồm 8,836 m trên mặt nước và nhịp chính cầu cao 72 m trên mực nước cho phép hàng trăm tàu hàng, tàu khách ra vào vịnh mỗi tháng và có đến 140.000 lượt xe qua cầu trong một ngày.

      Cầu Confederation (Canada)

      Nối liền đảo Edward Prince, phía Đông Canada với New Brunswick, với chiều dài 8 dặm (tương đương với 12,9km).

      Cầu Confederation được xếp là một trong những thành tựu xây dựng xuất sắc nhất của Canada trong thế kỷ 20 với kinh phí 1 tỉ đô la và công sức làm việc miệt mài của hơn 5000 kỹ sư và công nhân. Cầu Confederation giúp cho việc đi lại của người dân thuận tiện và giảm bớt thời gian di chuyển.

      Kiến trúc vĩ đại của cây cầu Confederation (Nguồn: China Airline)

      Kiến trúc vĩ đại của cây cầu Confederation (Nguồn: China Airline)

      Cầu San Mateo – Hayward (San Francisco)

      Với chiều dài 11,3km, San Mateo Bridge là cây cầu nối liền bán đảo San Francissco với East Bay ở Bang California, Mỹ. Cầu được chính thức xây dựng vào năm 1929 và trùng tu lại vào năm 1967 với kinh phí kỷ lục 70 triệu đôla. Mỗi ngày cầu có khoảng 93.000 lượt xe lưu thông trên 6 làn đường cầu San Mateo. Hiện cầu San Mateo còn được lắp đặt thiết bị phát hiện địa chấn nhằm chống lại hiểm họa động đất.

      Cầu San Mateo - Hayward

      Cầu San Mateo - Hayward (Nguồn: VTV)

      Cầu bảy dặm (Florida – Mỹ)

      Gần đúng với tên gọi “Seven mile bridge”, cây cầu này có chiều dài thực là 6,79 dặm tương đương 10,93km chạy qua eo biển nối liền vịnh Mexico và bang Florida.

      Cầu được xây dựng từ một dự án đường ray xuyên biển giữa Miami-Keywest, sau sự tàn phá nặng nề của hai cơn bão vào năm 1935 và 1960, cầu bảy dặm đã được chính phủ Mỹ đầu tư sửa chữa và hoàn thành vào năm 1982. Đó cũng chính là lý do mà ở đây có tới hai chiếc cầu trong cùng một vị trí.

      Hình ảnh cây cầu bảy dặm dài tít tắp ở Florida tại Mỹ (Nguồn: VTV)

      Đặc biệt, vào tháng 4 hàng năm, cầu sẽ ngừng lưu thông xe trong gần 2 tiếng rưỡi để tổ chức một cuộc thi chay việt dã mang tên “ Fun run” hay “ Seven mile bridge run”. Giải việt dã truyền thống này được tổ chức từ năm 1982 để kỷ niệm ngày khánh thành cầu Bảy dặm. Bởi vẻ đẹp hùng vĩ mà Cầu Bảy Dặm đã thành bối cảnh cho rất nhiều bộ phim nổi tiếng như: “True lies, Fast & Furious, License to Kill, Up close & personal”.

      Cầu The Oresund (Đan Mạch và Thụy Điển)

      Oresund là cây cầu kết hợp giữa một cầu dây văng trên mặt nước dài 8km và một đường hầm ngầm dưới lòng biển dài 4km, nối liền từ thủ đô Copenhagen (Đan Mạch) đến thành phố Malmo (Thụy Điển). Cây cầu được xem như một kiệt tác kiến trúc độc đáo của thiết kế bởi kiến trúc sư Đan Mạch George K.S. Rotne.

      Hình ảnh cây cầu mất hút giữa đại dương nối liền Đan Mạch và Thụy Điển

      Cây cầu bắt đầu đi vào hoạt động ngày 1 tháng 7 năm 2000, con đường bao gồm cả 4 làn xe trên đường bộ và đường dành riêng cho tàu hỏa. Nhờ có sợi dây kết nối này mà người dân có thể thuận tiện đi lại và làm việc ở cả hai quốc gia.

      Cầu Akashi Kaikyo (Nhật Bản)

      Cầu Akashi Kaikyo còn có tên tiếng Anh là Pearl Bridge, đây là cầu treo kiểu dây võng bắc qua vịnh Akashi, nối Maiko ở Kobe với Iwaya của đảo Awaji. Cầu được đưa vào hoạt động ngày 5/4/1998, với tổng chiều dài cầu là 3.911m, chiều dài nhịp chính là 1.991m, hai nhịp biên dài 960 m.

      Và sau 10 năm xây dựng từ 1988, chiếc cầu gồm 6 làn xe đã hoàn thành

      Cầu được thiết kế với 2 hệ thống dầm cứng có khớp nối cho phép chịu đựng được sức gió lên tới 286 km/h (178 mph), chịu được động đất cấp 8.5 theo thang Richter và sự va đập của dòng nước.Tổng chi phí xây dựng cầu ước tính khoảng 500 tỷ Yên sắp xỉ $5 tỷ. Chi phí này dự tính sẽ được thu hồi bằng thu phí qua cầu.

      *Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để đón đọc những kỷ lục hấp dẫn.

      Hồng Phương tổng hợp

      Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


      Có thể bạn quan tâm

      Kỷ lục Toplist 2018,2019

      Top 6 quý bà quyền lực nhất Việt Nam

      06/02/2020

      Sắp sửa đến ngày lễ vinh danh phụ nữ Việt Nam 20/10 rồi. Mọi người hãy cùng Edu2Review điểm qua ...

      Kỷ lục Toplist 2018,2019

      Top 5 phim vừa xem vừa học tiếng Anh dịp Giáng Sinh

      06/02/2020

      Giáng sinh là mùa của yêu thương và đoàn tụ, còn gì tuyệt vời hơn khi đêm Giáng Sinh được ngồi ...

      Kỷ lục Toplist 2018,2019

      4 bộ phim không thể bỏ lỡ về giáo dục – học đường

      06/02/2020

      20/11 tới rồi, cùng Edu2Review khám phá ngay top 4 bộ phim hay về tình thầy - trò, về thời cắp ...

      Kỷ lục Toplist 2018,2019

      9 người thầy giáo “đặc biệt” ở Việt Nam

      06/02/2020

      Thầy cô – những người dạy ta cách đọc, viết, cách sống và làm người. Họ đem lại cho chúng ta tri ...