(nguồn: kientrucvietnamarchitecture)
7 nhà thờ trải dài từ Bắc vào Nam, được xây dựng theo nhiều kiến trúc, vật liệu khác nhau. Chính vì vậy, nét đẹp đa dạng và phong phú này đã thu hút du khách trong nước lẫn nước ngoài.
1. Nhà thờ Tân Định (HCM)
Nổi bật với màu hồng đặc trưng, nhà thờ Tân Định đã trở thành kiến trúc thân thuộc với người dân TpHCM vì được thành lập từ năm 1876. Nhìn tổng thể nhà thờ mang phong cách Gothic nhưng những chi tiêt bên trong lại mang vẻ Roman và Baroque.
Nhìn từ mặt tiền sẽ thấy nhà thờ có 1 tháp chính và hai tháp phụ. Trên đỉnh tháp chính có gắn thánh giá bằng đồng cao 3 mét. Xung quanh nhà thờ được trang trí với nhiều loại cây cảnh khác nhau. Tuy được tu sửa nhiều lần, nhưng nhà thờ vẫn giữ được nét đẹp ban đầu.
Nổi bật với màu hồng đặc trưng (nguồn: giothanhle)
2. Nhà thờ Đức Bà (HCM)
Nhà thờ Đức Bà tọa lạc tại trung tâm thành phố nên được nhiều khách du lịch tham quan. Ngoài ra, các cặp đôi thường chọn nhà thờ Đức Bà là nơi lý tưởng để chụp hình cưới. Mặt ngoài nhà thờ được tô điểm với loại gạch Marseille, đến nay gạch vẫn còn màu hồng tươi, không bị bám rêu.
Nhà thờ Đức Bà có đặc điểm nổi bật hơn cả chính là không có hàng rào xung quanh bao bọc. Tuy nhiên, công trình kiến trúc của Pháp này vẫn là biểu tượng đẹp cho TpHCM.
Nhà thờ đã trở thành biểu tượng của thành phố (nguồn: blogdulich)
3. Nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình)
Được so sánh như một “kinh đô công giáo” nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí bình chọn là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Mặc dù là một công trình kiến trúc công giáo nhưng lại được xây dựng theo phong cách những ngôi chùa nên nhà thờ tạo được nhiều sự chú ý.
Bên cạnh đó, nhà thờ được xây dựng bằng đá và gỗ, những vật liệu độc đáo và khác lạ so với những nhà thờ khác.
Nhà thờ đá nổi tiếng của Ninh Bình (nguồn: tourlavang)
4. Nhà thờ Domaine de Marie (Đà Lạt)
Nhà thờ được xây dựng theo phong cách Châu Âu từ năm 1930 – 1943. Cấu trúc được cách tân hơn so với những nhà thờ cổ điển phương Tây.
Hai bên là bậc thang đi lên và nhập lại ở sảnh chính. Khuôn viên nhà thờ tựa như một vừa hoa đầy sắc màu. Với tiết trời không khí se lạnh của Đà Lạt càng làm cho không gian nhà thờ trang nhã dịu dàng hơn.
Khuôn viên được trang trí với loài hoa nhiều màu sắc (nguồn: didalat)
5. Nhà thờ Lớn (Hà Nội)
Nhà thờ Lớn đã trở nên gần gũi với người dân Hà Thành. Nhà thờ mang đậm phong cách Gothic, tường xây cao và nhiều ô kính của sổ. Nhà thờ xuất hiện nhiều trong những bức ảnh cưới hay những MV ca nhạc nổi tiếng. Nay, nhà thờ Lớn đã trở thành một phần không thể thiếu của Hà Nội.
Người dân Hà Thành thường xuyên tham quan nhà thờ (nguồn: dantri)
6. Nhà thờ gỗ Kon Tum (Kon Tum)
Nhà thờ có công trình kiến trúc theo phong cách Tây Nguyên. Mặc dù đã chạm gần tới 100 năm tuổi nhưng nhà thờ vẫn rất vững chãi. Với chất liệu đặc trưng – gỗ nâu, nhà thờ nổi bật trên vùng đất đỏ Kon Tum. Nhà thờ có không gian rộng lớn, khung cửa hình vòng cung, đỉnh tháp cao vút và những cái cột to vững chắc.
Nhà thờ gỗ có công trình kiến trúc độc đáo (nguồn :kinhtevadubao)
7. Nhà thờ Phủ Cam (Huế)
Nằm trên đồi Phước Quả, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Nhìn từ xa, nhà thờ trông uy nga tráng lệ, thể hiện rõ nét một công trình kiến trúc công phu. Mặc dù được xây dựng lâu đời, nhưng nhà thờ lại mang phong cách rất hiện đại. Đặc biệt, cửa chính và cửa phụ được xây dựng theo kiến trúc “Ngọ Môn” hoàng thành Huế.
Nhà thờ trông uy nga tráng lệ từ đằng trước (nguồn: lendang)
*Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để đón đọc nhiều kỷ lục hấp dẫn nhất do độc giả bình chọn.
Huyền Trâm tổng hợp
Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam