Theo định luật bão toàn, thì không có cái gì tự sinh ra và tự mất đi cả. Định luật đó sai rồi, bạn đã nhầm tưởng bấy lâu nay về nó, bài này sẽ cho bạn thấy mình đã bị xí gạc. Nhưng cẩn thận nếu bạn đang chịu căng thẳng hay áp lực nào đó, thì Edu2Review khuyên bạn rằng đừng có đọc bài này không thôi đúng như cái tên "hack não", đầu óc bạn sẽ kẹt cứng luôn đấy!
1. Nghịch lý quả trứng con gà
Cái này có vẻ khá phổ biếng với chúng ta, bạn có nghe qua chưa? Theo bạn thì từ cổ chí kim đến nay thì quả trứng đã xuất hiện trước hay con gà xuất hiện trước nhỉ? Tôi cho là con gà, con gà đẻ ra quả trứng. Nhưng bạn tôi lại cho là quả trứng trước, vì quả trứng mới nở ra con gà rồi mới có con gà đẻ ra quả trứng. Thật rắc rối nhỉ! mà thôi kệ đi miễn sao có trứng ốp là hay cháo gà ăn là vui rồi, tìm hiểu chi cho mệt thân.
Hay quả trứng có trước?
2. Nghịch lý ông nội
Chuyện kể rằng có một người đàn ông du hành thời gian về quá khứ, để giết người ông nội đáng ghét của mình. Nhưng nếu trong quá khứ ông nội ông ấy chết thì bố ông ấy cũng không tồn tại, và tất nhiên ông ấy cũng không bao giờ được sinh ra trên đời, vậy thì làm sao mà ông ấy lại có thể du hành thời gian để giết ông nội mình.
Nhưng nếu ông ấy không giết ông nội mình thì tất nhiên ông ấy vẫn được sinh ra. Và nếu muốn giết ông nội mình thì ông ấy chỉ cần du hành thời gian để về giết. Nghịch lý trên, làm cho những người tin tưởng vào việc có thể du hành vào thời gian cũng phải hoang mang. Và câu hỏi tiếp theo là, có hay không việc du hành thời gian?
3. Nghịch lý người nói dối
Được tạo ra bởi người thợ mộc già Mister Geppetto trong một ngôi làng nhỏ của Ý, chú rối gỗ Pinocchio mơ ước trở thành một cậu bé bằng xương bằng thịt. Cậu thường hay nói dối và bịa đặt ra những câu chuyện vì nhiều lý do khác nhau, mỗi khi cậu bé nói dối, mũi cậu sẽ dài ra. Vậy trong trường hợp này, khi cậu nói “Mũi của tôi sẽ dài ra”, nếu mũi dài ra nghĩa là cậu bé đã nói thật như vậy mũi sẽ không dài ra. Nếu mũi không dài ra, nghĩa là Pinocchio nói dối, như vậy mũi lại dài ra.
Tóm lại mũi dài hay không mới là nói thật?
4. Nghịch lý Bootstrap
Đây là 1 nghịch lý về du hành thời gian, giống như nghịch lý ông nội. Khi một sự vật, 1 thông tin ở tương lai được gửi về quá khứ, nó ảnh hưởng đến sự tồn tại của thông tin hay sự vật đó ở hiện tại. Có rất nhiều bộ film đã khai thác chi tiết này, ví dụ như trong Terminator 1, phần còn lại của T-800 sau khi bị phá hủy đã trở thành bộ phận cốt lõi của Skynet. Điều này cho thấy công nghệ ban đầu không thực sự có nguồn gốc. T-800 (sản phẩm tạo ra bởi Skynet) đã phải tồn tại trong thời điểm quá khứ, để tạo ra Skynet. Hoặc như trong bộ phim Back to the Future, Marty McFly quay về quá khứ năm 1955, chơi bài hát “Johnny B. Goode” của Chuck Berry. Chuck Berry nghe được và phát hành chính bài hát này ba năm sau đó.
5. Nghịch lý tiền định
Đây cũng là 1 nghịch lý về việc du hành thời gian, liên quan chặt chẽ đến nghịch lý bootstrap. Nó được minh họa trong bộ film Futurama, trong đó, Fry trở lại quá khứ, anh được cảnh báo không làm điều gì ngu ngốc (giả dụ như giết ông nội Enos mình chẳng hạn). Fry đã gặp ông nội mình và vô tình Enos vẫn chết. Fry vẫn sống, do vậy anh tự nhủ Enos không phải ông nội mình. Fry gặp để an ủi vợ chưa cưới của Enos (bà nội của Fry), hai người nảy sinh tình cảm & có con với nhau. Như vậy, Fry vừa là cháu, vừa là ông nội của chính bản thân mình. Toàn bộ sự tồn tại của Fry của hiện tại dựa vào việc trong tương lai, Fry sẽ quay về quá khứ và ngủ với bà của mình. Đây là 1 vòng nhân quả luẩn quẩn bởi Fry không thể tồn tại nếu không thực hiện việc này trong quá khứ. Nếu như vậy con của bà nội Fry là bố của Fry hay con trai của Fry ?
6. Nghịch lý về hạt cát và đống cát
Nghịch lý này xoay quanh 1 lập luận đơn giản, đó là hàng triệu hạt cát tụ lại sẽ thành 1 đống cát, và đống cát vẫn là đống cát nếu bạn bỏ đi 1 hạt cát duy nhất. Như vậy nếu liên tục nhặt ra khỏi đống cát 1 hạt cát thì đống cát sẽ ngày càng nhỏ, đến 1 lúc nào đó, nó sẽ nhỏ đến mức không còn là đống cát được nữa. Nói rộng hơn thế giới hữu hình (đống cát) của chúng ta được tạo nên từ tổng số những hạt vô hình (hạt cát). Một hạt vô hình không tạo thành một vật thể hữu hình, hai hạt, ba hạt,… vô hình cũng vậy. Tuy nhiên, đến một mức độ nào đó, tập hợp những hạt vô hình lại đủ lớn để tạo thành một vật thể hữu hình (một lượng hạt cát đủ lớn thì tạo thành đống cát), nhưng không xác định được cái “ranh giới” ấy là thế nào. Một nghịch lý tương tự nhưng theo hướng ngược lại. Luôn có thể lấy một phần nhỏ (một hạt) từ một vật thể sao cho nó vẫn còn là một vật thể hữu hình. Tuy nhiên, lặp đi lặp lại quá trình này, đến 1 lúc nào đấy, vật thể hữu hình đó lại trở thành vô hình.
7. Nghịch lý con cá sấu
Một con cá sấu vồ được một em bé đang chơi bên bờ sông Nil. Mẹ em bé van xin cá sấu tha cho con bà ta. Cá sấu ra vẻ độ lượng: Được thôi, nếu bà đoán đúng ta đang muốn làm gì về đứa con của bà thì ta sẽ trả nó cho bà. Nếu đoán sai, ta sẽ không tha đứa bé. Bà mẹ giận quá liền la lên: “Ngươi sẽ ăn thịt con ta.”
Thế là con cá sấu không biết làm thế nào: Ăn thì hoá ra bà mẹ đoán đúng, mà như vậy thì phải trả đứa bé lại cho bà mẹ. Nhưng nếu trả lại đứa bé thì hoá ra bà mẹ đoán sai. Vậy thì được ăn. Nhưng nếu ăn thì…
Có vẻ cá sấu nên hòa đồng với chúng ta thì tốt hơn
Còn nghịch lý nào mà bạn đã được nghe qua mà cũng vẫn không có câu trả lời thỏa đáng không? Chúng tôi còn rất nhiều nhưng mà thôi, tới đây đủ rồi nói nhiều quá sợ rằng các bạn không chịu được.
* Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để đón đọc nhiều kỷ lục hấp dẫn nhất do độc giả bình chọn.
Mỹ nhàn tổng hợp
Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam