3 hình thức phổ biến của kỹ năng ghi chép, bạn biết chưa? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      3 hình thức phổ biến của kỹ năng ghi chép, bạn biết chưa?

      3 hình thức phổ biến của kỹ năng ghi chép, bạn biết chưa?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:13
      Người Nhật có một thói quen được dạy và học từ nhỏ đến nỗi với đa số người Nhật nó trở thành kỹ năng mềm không thể thiếu trong cuộc sống, đó chính là kỹ năng ghi chép. Còn bạn thì sao?

      Nói đến ghi chép, chúng ta thường chỉ nghĩ đến chuyện học hành ở trường hay những cuộc họp chính thức ở công ty, ít ai có thói quen và suy nghĩ rằng: phải lưu giữ lại những điều chúng ta tích lũy hàng ngày vì có lúc chúng ta sẽ dùng đến chúng sau này. Vậy, kỹ năng ghi chép vì sao quan trọng và bạn nên trang bị cho mình những hình thức ghi chép nào?

      Kỹ năng ghi chép là gì?

      Hiểu một cách đơn giản, ghi chép là một cách ghi lại những thông tin quan trọng, những ý chính, trọng yếu mà bạn sẽ cần phải sử dụng sau này.

      Là một học sinh, sinh viên, bạn cần ghi chép lại những bài giảng trên lớp, ghi chú những kiến thức trọng điểm khi ôn bài. Là một người đã đi làm, bạn cần ghi chép lại những ý chính trong các buổi họp, lưu lại những ý tưởng trong công việc hay những góp ý từ đồng nghiệp.

      Ghi chép là một kỹ năng không nhiều người chú ý

      Ghi chép là một kỹ năng không nhiều người chú ý (Nguồn: supinfo)

      Ghi chép có thật sự cần thiết?

      Trong một ngày, sẽ có nhiều sự kiện diễn ra, bạn có thể nhớ được thông tin tổng quan nhưng những chi tiết quan trọng thì đôi khi bạn lại quên hay bỏ qua. Đó là lý do vì sao bạn cần phải ghi chép.

      Trong quá trình ghi chép, bạn sẽ đánh giá được mức độ quan trọng của từng thông tin, điều gì cần phải ghi nhớ. Đồng thời, bạn có thể bổ sung thêm những thông tin cho ý vừa ghi, tổ chức lại cấu trúc thông tin để giúp cho việc xem lại dễ dàng hơn.

      Một trong những lý do bạn cần phải ghi chép là nó giúp bạn tập trung hơn. Đối với sinh viên, việc tập trung nghe giảng và nhớ hết thông tin trên lớp gần như là khó. Vì thế, bạn cần phải ghi chép vì điều này sẽ giúp bạn chủ động lắng nghe người nói một cách cẩn thận, bạn sẽ biết được điều gì quan trọng, thông tin có thể bỏ qua và quyết định những kiến thức nào cần ghi chú lại.Ghi chép giúp việc ghi nhớ dễ dàng hơn

      Ghi chép giúp việc ghi nhớ dễ dàng hơn (Nguồn: toeflgoanywhere)

      Tối ưu hóa kỹ năng ghi chép

      Ngay cả trong thời đại công nghệ thông tin thì việc ghi chép thủ công bằng tay vẫn chứng tỏ được ưu điểm riêng. Ghi chép bằng tay giúp người viết có ấn tượng mạnh hơn nhờ đó nhớ lâu hơn. Cách ghi chép thủ công này cũng rất tiện lợi, bạn có thể dễ dàng ghi chép mọi lúc mọi nơi.

      Không có một phương pháp ghi chú nào là hoàn hảo cho mọi trường hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà bạn cần ghi nhớ là đừng chép tất cả, hãy chọn lọc những thông tin cần thiết. Có vô vàn những cách ghi chú chép khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu 3 kiểu ghi chép phổ biến nhất.

      • Ghi chú dạng xương (Skeleton Prose)

      Đây là kiểu ghi chú phổ biến nhất. Các thông tin được sắp xếp theo đoạn với các tiêu đề rõ ràng, được đưa ra lần lượt và có sắp xếp theo thứ tự. Kiểu ghi chú này là cách ghi chép quen thuộc và dễ thực hiện. Nhưng nhược điểm của cách ghi chép này là không chỉ ra được mối quan hệ giữa các nội dung.

      • Ghi chú dạng Cornell (Cornell Note Taking System)

      Kỹ năng ghi chép theo kiểu Cornell buộc người viết phải có chuẩn bị trước, chia nội dung làm hai phần, trong đó có một phần là nội dung cho các chú ý quan trọng. Đây là một cách ghi chú được tổ chức bài bản, rõ ràng, dễ xem lại và rất linh động khi thêm bớt nội dung.

      • Ghi chú dạng Sơ đồ tư duy (Spidergrams, Mind Maps and Concept Maps)

      Sơ đồ tư duy là cách lưu trữ thông tin theo dạng bảng biểu trên giấy không dòng kẻ. Để tạo một sơ đồ tư duy, bạn sẽ bắt đầu từ chính giữa trang giấy với tiêu đề lớn nhất và phát triển các nhánh nội dung từ tiêu đề chính. Kỹ năng ghi chép này cho phép bạn thấy một lượng lớn thông tin chỉ trong 1 trang giấy, dễ dàng thấy được sự kết nối giữa các ý.

      Sơ đồ tư duy là một phương pháp hiệu quả để ghi chép

      Sơ đồ tư duy là một phương pháp hiệu quả để ghi chép (Nguồn: instituteofyou)

      Tuy nhiên, một vài người cho rằng sơ đồ tư duy khó sử dụng để theo dõi cấu trúc bài giảng của thầy cô giáo như hai phương pháp ghi chép nói trên. Phương pháp này phát huy hiệu quả hơn khi dùng để tổng hợp lại các kiến thức đã học. Bên cạnh đó, sơ đồ tư duy cũng là một phương pháp tuyệt vời để brainstorm hay tổ chức các ý khi viết một bài luận.

      Mỗi người đều có một cách lưu trữ thông tin riêng phù hợp với sở thích và khả năng tiếp nhận và tổng hợp thông tin của bản thân. Tuy nhiên, hai yếu tố quan trọng nhất cần lưu ý khi ghi chép là: chủ động và rõ ràng. Nếu áp dụng tốt hai điều này thì bạn sẽ cải thiện được kỹ năng ghi chép và có thể ghi nhớ khối lượng lớn thông tin.

      Khuê Lâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Kỹ năng ghi chép thần thánh giúp bạn ghi nhớ mọi kiến thức nhanh chóng

      06/02/2020

      Đừng hỏi vì sao bạn vẫn miệt mài ghi chép nhưng hiệu quả thì chưa nhiều, đó là vì bạn vẫn chưa ...

      Luyện thi IELTS

      Ghi chú hiệu quả theo phương pháp "The Cornell Notes"

      06/02/2020

      “The Cornell Notes” là phương pháp ghi chú được giáo sư Walter Pauk thuộc Đại học Cornell phát ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...