3 kỹ năng coaching mọi nhà quản lý đều cần biết | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      3 kỹ năng coaching mọi nhà quản lý đều cần biết

      3 kỹ năng coaching mọi nhà quản lý đều cần biết

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Để trở thành nhà quản lý giỏi, bạn cần có năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, giỏi chuyên môn là điều kiện cần, điều kiện đủ chính là bạn phải sở hữu những kỹ năng coaching cơ bản nhất.

      Theo nghiên cứu của Bersin & Associates, ở các công ty mà các nhà lãnh đạo cấp cao được trang bị kỹ năng coaching hiệu quả sẽ mang đến kết quả kinh doanh tích cực hơn 21% so với các công ty không áp dụng coaching nhân viên. Bạn có muốn doanh nghiệp của mình đạt thành công tương tự? Hãy tham khảo các kỹ năng coaching dưới đây!

      Đặt những câu hỏi hay

      Thông thường nhân viên không hay hỏi cấp trên vì nghĩ rằng bản thân sẽ bị phán xét rằng họ không đủ năng lực, hay họ đơn thuần nghĩ rằng sếp quá bận bịu để lắng nghe ý kiến của họ. Điều này không chỉ hạn chế sự tương tác giữa nhà quản lý và nhân viên mà còn khiến cho nhân viên không có thói quen chủ động tư duy khi giải quyết vấn đề.

      Nếu là nhà quản lý, bạn nên chủ động đưa ra những câu hỏi nhẹ nhàng để khuyến khích nhân viên suy nghĩ khi giải quyết công việc. Người có kỹ năng coaching tốt cũng là người sở hữu kỹ năng đặt câu hỏi tốt, họ có thể sử dụng linh hoạt các câu hỏi đóng – mở.

      Với câu hỏi đóng, nhân viên sẽ chỉ có hai lựa chọn có/ không, nên/ không nên, do đó câu hỏi này phù hợp khi nhà quản lý xác nhận lại một vấn đề từ phía nhân viên. Ví dụ như đã chuẩn bị xong tài liệu cho một cuộc họp hay chưa, lựa chọn phương án A hay B... Câu hỏi mở là dịp để nhân viên có thể đưa ra quan điểm, đánh giá của cá nhân nên nó đặc biệt phù hợp trong những cuộc họp brainstorming. Khi đặt câu hỏi về quan điểm của họ, hãy nên tiếp tục khai thác lý do họ lựa chọn như vậy. Điều này sẽ giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn về nhân viên cấp dưới.

      Đưa ra các câu hỏi để khuyến khích nhân viên động não

      Đưa ra các câu hỏi để khuyến khích nhân viên động não (Nguồn: trainingindustry)

      Tương tác với nhân viên

      Những câu hỏi là khởi đầu tốt để tương tác với nhân viên, tuy nhiên nhà quản lý cần thêm kỹ năng lắng nghe để thấu hiểu các câu trả lời. Đáp án mà nhân viên đưa ra không chỉ đến từ nhận thức của họ mà còn có thể bị ảnh hưởng do người khác, hoàn cảnh, thông tin họ được cung cấp... Người quản lý cần phải lắng nghe và lý giải được những điều đó. Bởi khi hiểu rõ về nhân viên của mình thì bạn mới có thể vận dụng kỹ năng coaching phù hợp.

      Đừng chỉ giao việc và phó mặc việc giải quyết vấn đề cho nhân viên. Nhà quản lý nên có thêm những buổi chia sẻ về kinh nghiệm làm việc trong nội bộ. Thông qua những workshop này, nhân viên vừa có thể nâng cao nghiệp vụ lại vừa hiểu thêm về nhà quản lý của mình.

      Thay vì chỉ giao tiếp qua công việc, người lãnh đạo cũng cần quan tâm thêm về đời sống bên ngoài của nhân viên. Hãy tham gia thêm những cuộc hội họp của các nhân viên để hiểu thêm về những nhân viên dưới quyền của mình. Một nhà quản lý thân thiện luôn gây được sức ảnh hưởng lớn với nhân viên và giúp họ gắn kết hơn với công ty.

      Tuy nhiên, bạn cần đến kỹ năng giao tiếp khéo léo để tránh bị hiểu nhầm là quá săm soi, xét nét về đời sống riêng của nhân viên. Bất kỳ ai cũng cần được tôn trọng quyền riêng tư, chỉ khi những vấn đề đến từ đời sống bên ngoài ảnh hưởng tới công việc hay hình ảnh công ty thì người lãnh đạo mới nên đứng ra giải quyết.

      Đừng... lười tương tác với cấp dưới

      Đừng... lười tương tác với cấp dưới (Nguồn: glassdoor)

      Chủ động hỗ trợ nhân viên

      Như đã đề cập, phần lớn nhân viên thường ngại giao tiếp với nhà quản lý, do đó bạn luôn phải ở trong tư thế chủ động để hỗ trợ họ. Bạn đã đặt câu hỏi để xác định khó khăn của họ, tương tác với họ để biết nguyên nhân vấn đề và giờ là lúc để giúp họ giải quyết các khúc mắc.

      Với từng đối tượng nhân viên, kỹ năng coaching cũng cần thay đổi phù hợp. Nếu nhân viên mới, đặc biệt là sinh viên mới ra trường, thì đa số họ chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Do đó, bạn nên chủ động hỗ trợ bằng cách sắp xếp người phụ trách có kinh nghiệm để kèm cặp. Đừng quên cập nhật thường xuyên từ những người phụ trách để có thể đánh giá chính xác về năng lực của các nhân viên mới.

      Những nhân viên cũ đã quen với cách giải quyết công việc theo quy trình sẵn có, quen với phong cách làm việc của bạn nên khó khăn của họ có thể là thấy công việc không còn mới mẻ, không thể phát triển bản thân hay những xung đột tại nơi làm việc. Để giải quyết điều này, nhà quản lý phải có kỹ năng quan sát để nhận ra vấn đề của nhân viên vì đôi khi họ không thể nói thẳng hay bộc lộ trực tiếp.

      Hãy thường xuyên thử thách nhân viên cũ bằng cũng công việc mới mẻ để họ thêm phần hứng thú và kích thích khả năng tự học của họ. Nếu như bạn đang thấy công việc quá nhiều, nhà quản lý có thể phân quyền cho nhân viên cấp dưới để quản lý một số đầu việc. Lúc này nhân viên sẽ cảm thấy được tin tưởng và có trách nhiệm hơn.

      Phân quyền giúp nhân viên có ý thức trách nhiệm cao hơn

      Phân quyền giúp nhân viên có ý thức trách nhiệm cao hơn (Nguồn: yourfreecareertest)

      Với những xung đột nơi công sở, đây là điều không thể tránh khỏi nên điều bạn cần là hạn chế tối đa ảnh hưởng của những xung đột đó tới công việc chung. Hãy sử dụng kỹ năng coaching về nội quy công ty, tầm quan trọng của kết quả chung để nhân viên nhận thức rằng luôn cần giữ thái độ chuyên nghiệp tại nơi làm việc và không để xung đột ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng.

      Đôi khi, chính sách đãi ngộ không thỏa đáng cũng khiến nhân viên bất mãn với nhà quản lý. Vì thế, nhà quản lý nên thường xuyên tham khảo ý kiến của nhân viên về chế độ đãi ngộ của công ty. Tất nhiên, không phải ý kiến nào nhận được cũng nên hiện thực hóa nhưng chỉ riêng việc lắng nghe nhân viên cũng đã thể hiện sự quan tâm, động viên lớn với họ.

      Trên đây là một số thông tin về kỹ năng coaching của nhà quản lý. Chúc bạn thành công!

      Khuê Lâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Trước tuổi 30, bạn cần có 5 kỹ năng mềm trong cuộc sống này

      06/02/2020

      30 tuổi được xem là cột mốc trưởng thành của nhiều người, còn bạn thì sao? Chúng ta cần trang bị ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Kỹ năng mềm là gì và đâu là những kỹ năng 'đỉnh' bạn cần có để thành công

      06/02/2020

      Các bạn có thể đã nghe cụm từ kỹ năng mềm rất nhiều, thậm chí có những trường lớp được thành lập ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...