Những kỹ năng lắng nghe giúp bạn không 'vô duyên' trong giao tiếp | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Những kỹ năng lắng nghe giúp bạn không 'vô duyên' trong giao tiếp

      Những kỹ năng lắng nghe giúp bạn không 'vô duyên' trong giao tiếp

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:13
      Lắng nghe không đơn thuần chỉ là... nghe mà còn bao gồm cả sự thấu hiểu, đáp lại và học hỏi. Vậy, bạn nên rèn luyện kỹ năng lắng nghe như thế nào để mỗi cuộc trò chuyện đều hiệu quả, bổ ích, ý nghĩa?

      Có thể bạn chưa biết nghe và lắng nghe hoàn toàn không giống nhau. Nghe là một quá trình thụ động khi ta tiếp nhận âm thanh. Lắng nghe là một quá trình chủ động, tập trung, thấu hiểu nội dung của người nói và phân tích để đưa ra lời đối đáp. Vậy bạn cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe như thế nào?

      Đừng nghe thụ động

      Hãy luôn ghi nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Bạn nên tập trung sự chú ý vào người nói, nếu có thể hãy tạm dừng công việc lại. Người nghe có thể hướng mắt về phía người nói, kèm theo sử dụng ngôn ngữ cơ thể như gật đầu, mỉm cười, biểu đạt cảm xúc qua gương mặt hoặc nhắc lại nội dung... để khuyến khích cuộc nói chuyện. Điều này có thể khiến người nói hào hứng bởi họ biết là bạn đang tập trung vào câu chuyện.

      Việc bạn nhắc lại những gì mình đã nghe thấy không có nghĩa là bạn đồng ý với tất cả những gì họ nói. Việc này chỉ thể hiện bạn thực sự nghe và hiểu những gì người đối diện nói.

      Chủ động lắng nghe người khác nói chuyện (Nguồn: healthversed)

      Nên chủ động lắng nghe người khác nói chuyện (Nguồn: healthversed)

      Không phải chỉ nên im lặng

      Việc một người gật gù trong im lặng không có nghĩa là họ đang lắng nghe câu chuyện. Người biết lắng nghe là biết đặt câu hỏi hoặc có khả năng thúc đẩy, phát triển câu chuyện. Các câu hỏi cho thấy bạn đang quan tâm, muốn tìm hiểu sâu hơn nội dung câu chuyện. Điều này khiến người nói cảm nhận được sự tôn trọng và hào hứng hơn.

      Ngoài ra, đặt câu hỏi cũng là cách tốt để bạn góp phần xây dựng cuộc hội thoại và thẩm định lại thông tin. Người biết lắng nghe sẽ tạo ra cuộc đối thoại có sự tương tác giữa 2 bên để câu chuyện trở nên sinh động. Điều đó đồng nghĩa, cách đặt câu hỏi cũng là yếu tố không kém phần quan trong trong việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe.

      Người lắng nghe tốt sẽ biết tiếp nhận quan điểm của người nói, đồng thời đưa ra các phản hồi tích cực, cung cấp thêm cách nhìn nhận vấn đề và phương pháp giải quyết. Kỹ năng lắng nghe tốt giúp bạn có thể đưa ra ý tưởng thay vì chỉ đơn thuần nghe và tiếp nhận. Người biết lắng nghe sẽ giúp người nói cảm thấy tốt hơn do nhận được những hỗ trợ tích cực sau khi trao đổi. Về phía mình, lắng nghe tốt có thể giúp bạn phát triển kỹ năng phân tích, tư duy, đặt câu hỏi và chọn lọc tiếp thu những kiến thức có ích.

      Im lặng không có nghĩa là bạn đang lắng nghe (Nguồn: gofundme)

      Im lặng không có nghĩa là bạn đang lắng nghe (Nguồn: gofundme)

      Tạo sự thoải mái khi giao tiếp

      Một cuộc giao tiếp thành công cần có không khi trò chuyện thoải mái. Bạn nên đưa ra các câu hỏi mở cho người nói để nhận các đáp án dài hơn, phát triển cuộc hội thoại. Các câu hỏi này thường được bắt đầu bằng những từ tại sao, cái gì hay bằng cách nào. Câu hỏi mở thường nhấn mạnh vào kiến thức, sự hiểu biết, quan điểm và cảm xúc của người nói.

      Hãy tránh đưa ra những câu hỏi đóng trong khi giao tiếp. Câu hỏi đóng chỉ có tác dụng khi bạn muốn kiểm tra khả năng hiểu vấn đề của người khác hay kết thúc cuộc nói chuyện. Câu hỏi này thường nhận được đáp án là một từ hoặc câu trả lời ngắn gọn. Khi bạn biết cách đặt câu hỏi thì người nói sẽ cảm thấy được sự thoải mái để tiếp tục chia sẻ.

      Ngôn ngữ cơ thể cũng có thể khiến người nói không thoải mái. Mắt nhìn đi nơi khác, vừa nghe vừa sử dụng điện thoại, khoanh tay..., những hành động này thể hiện bạn không tập trung và sẽ làm người nói cảm thấy thiếu thoải mái.

      Đặt câu hỏi không đúng cách có thể khiến người nói không thoải mái (Nguồn: newpath)

      Đặt câu hỏi không đúng cách có thể khiến người nói không thoải mái (Nguồn: newpath)

      Không ngắt lời người khác

      Đôi khi bạn quá hào hứng với câu chuyện mà ngắt lời người nói trong khi họ đang nói chuyện. Nếu bạn ở tình huống ngược lại, chắc chắn bạn cũng sẽ không thoải mái. Vì vậy, thay vì ngắt lời bạn nên gật đầu và mỉm cười đáp lại rồi có thể đưa ra ý kiến sau khi họ nói xong.

      Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những hành động hay câu nói mang tính phán xét trong khi nghe người khác nói chuyện. Không chỉ tạo ra sự khó chịu trong giao tiếp mà việc này còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ của bạn. Không ai muốn những gì mình nói chỉ nhận về lời phán xét, người nói cần là sự cảm thông và giải pháp.

      Tóm lại, một người biết lắng nghe sẽ giúp người nói cảm thấy tốt hơn do nhận được những hỗ trợ tích cực. Điều đó giúp người nói cảm thấy được tôn trọng và có thể tìm được phương pháp giải quyết vấn đề. Kỹ năng lắng nghe cũng giúp bạn bổ sung những thông tin hữu ích.

      Thường Lạc (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Nắm chắc kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định – Cơ hội chạm tới thành công

      06/02/2020

      Công việc khó khăn, cuộc sống nhiều thử thách, bạn phải làm sao đối mặt? Nằm lòng các kỹ năng ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Bật mí các kỹ năng giao tiếp với khách hàng chuyên nghiệp trong nhà hàng

      06/02/2020

      Chinh phục những thượng đế khó tính luôn là thách thức đối với các nhân viên phục vụ tại nhà ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...