4 kỹ năng xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà mẹ phải biết | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      4 kỹ năng xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà mẹ phải biết

      4 kỹ năng xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà mẹ phải biết

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Kỹ năng xã hội có vai trò quan trọng trong cuộc sống và học tập của mọi trẻ em. Bạn đang có những đứa con đáng yêu và bạn nghĩ mình sẽ trang bị cho con những kỹ năng nào để con phát triển tốt?  

      Tính cách, phẩm chất và cả sự thành công của trẻ khi trưởng thành có thể phụ thuộc vào rất nhiều kỹ năng được phát triển từ thời thơ ấu. Trong đó, những kỹ năng xã hội sẽ giúp bé tự tin, dễ dàng kết bạn, tìm kiếm sự trợ giúp hay biết ưu tiên những mối quan hệ hữu ích. Đừng bỏ qua 4 kỹ năng xã hội quan trọng dưới đây cho con trẻ bạn nhé.

      Hòa đồng với bạn bè

      Ba mẹ bao bọc, chăm sóc quá kỹ có thể khiến trẻ ít chia sẻ và giao lưu với bạn bè, khi đến môi trường sống mới, trẻ dễ bị hụt hẫng và sợ hãi. Lời khuyên là ba mẹ nên giúp các con thay đổi tính cách để dễ dàng hòa nhập với mọi người xung quanh.

      Hòa đồng với bạn bé sẽ giúp bé trưởng thành tốt hơn (Nguồn: pinterest)

      Hòa đồng với bạn bè sẽ giúp bé trưởng thành tốt hơn (Nguồn: pinterest)

      Để trang bị kỹ năng xã hội này cho trẻ, các bậc phụ huynh nên tạo sân chơi cho trẻ, nhiều cơ hội giao tiếp với bạn bè. Chơi là một cách hiệu quả để bé làm quen với bạn bè, chia sẻ, giúp đỡ nhau cũng như thử nghiệm những suy nghĩ, ý tưởng mới. Bạn có thể sắp xếp thời gian cố định để con có cơ hội kết bạn, vui chơi. Đưa bé đến công viên, khu vui chơi cũng là cách hay để bé học cách hòa đồng với bạn bè. Trong lúc chơi, bố mẹ nên giám sát từ xa và không nên tham gia vào quá trình bé vui chơi, kết bạn.

      Kỹ năng giải quyết vấn đề

      Mỗi ngày trẻ có thể đối mặt với rất nhiều vấn đề từ những khó khăn trong học tập, giao tiếp với bạn bè hay chọn quần áo như thế nào cho phù hợp… Ba mẹ có thể giúp con giải quyết vấn đề nhưng không thể ở bên cạnh để hỗ trợ con mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, hãy trang bị cho các bé cách tự giải quyết vấn đề của mình từ những việc đơn giản nhất.

      Khi trẻ học kỹ năng giải quyết vấn đề, trẻ có thể tự tin hơn vào khả năng của mình để tự ra những quyết định tốt. Bạn có thể bắt đầu bằng cách khuyến khích trẻ suy nghĩ cách giải quyết trước khi giúp con. Ví dụ, nếu trẻ đang tranh cãi với em mình về một món đồ chơi, thì bạn nên cho trẻ thử giải quyết bằng cách của bé trước.

      Dạy trẻ giải quyết vấn đề ngay từ khi còn nhỏ (Nguồn: dissolve)

      Dạy trẻ giải quyết vấn đề ngay từ khi còn nhỏ (Nguồn: dissolve)

      Nếu bé chưa có khả năng để tự giải quyết thì bạn có thể giúp để tìm ra một giải pháp mới. Bạn nên cùng con thảo luận về vấn đề mà bé gặp phải và đặt những câu hỏi như con nghĩ nên làm gì. Điều này sẽ dạy con phân tích, đánh giá tình huống, cách cải thiện bản thân và làm thế nào để bước tiếp sau những rắc rối đó.

      Nhận biết cảm xúc

      Nhận biết cảm xúc có thể giúp trẻ cảm thông và chia sẻ với mọi người xung quanh. Đồng thời sự đồng cảm ấy sẽ giúp trẻ dễ dàng kết nối với người khác. Ví dụ, nếu bé biết đẩy một người ngã thì người đó sẽ đau thì bé sẽ không thực hiện hành động đó.

      Bạn có thể dạy trẻ các từ về cảm xúc như vui vẻ, buồn, giận, sợ hãi… Các bé lớn hơn có thể học những từ phức tạp hơn như thất vọng, thất bại, nhát gan… Bên cạnh đó, phụ huynh có thể thảo luận với bé về cảm xúc của các nhân vật trong truyện, phim. Trong khi đọc truyện hãy dừng lại để thảo luận với bé về cảm xúc nhân vật và lý giải nguyên nhân vì sao.

      Giúp trẻ nhận biết biết cảm xúc để phát triển toàn diện hơn (Nguồn: mamnon)

      Giúp trẻ nhận biết biết cảm xúc để phát triển toàn diện hơn (Nguồn: mamnon)

      Đặt các câu hỏi về những tín hiệu cảm xúc như “chị con có vẻ buồn vì con đã lấy đồ chơi của chị ấy” hoặc “con trông rất vui sau khi chiến thắng trò chơi đó”... cũng là cách hay để bé nhận biết cảm xúc của những người xung quanh. Mỗi ngày, bạn có thể hỏi bé “hôm nay con cảm thấy thế nào” và thảo luận về những điều ảnh hưởng đến cảm xúc của con. Tìm hiểu về kỹ năng xã hội cho bé bạn không bỏ qua những chi tiết này.

      Chia sẻ và giúp đỡ

      Để trẻ biết cách chia sẻ và giúp đỡ người khác là một việc không dễ dàng. Kỹ năng xã hội này cần được các bố mẹ định hướng và rèn luyện cho bé trong một quá trình dài. Bạn có thể thử yêu cầu bé giúp đỡ việc nhà, dọn dẹp đồ chơi, cất đồ ăn vào tủ lạnh… Trẻ nhỏ làm việc nhỏ, hãy tập cho bé những công việc nhẹ nhàng và đơn giản. Khi bé giúp đỡ người khác hay hoàn thành một công việc, cha mẹ hãy chú ý và khen ngợi con vì điều đó.

      Cảm ơn những người đã giúp đỡ mình để trẻ thấy tầm quan trọng của việc thể hiện lòng biết ơn, ngay cả với nhân viên thu ngân tại siêu thị. Con bạn nhìn thấy và sẽ bắt chước hành động của cha mẹ.

      Trên đây là những kỹ năng xã hội cần thiết cho quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ. Các bố mẹ nên dạy cho trẻ hình thành thói quen từ sớm. Đồng thời bố mẹ hãy tạo nhiều môi trường để bé có nhiều cơ hội thực hành và trở thành tấm gương tốt.

      Thường Lạc (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Những kỹ năng sinh tồn ba mẹ cần dạy cho trẻ từ sớm

      06/02/2020

      Dạy kỹ năng sinh tồn cho bé là một việc làm rất cần thiết. Càng được rèn luyện sớm, trẻ sẽ càng ...

      Tiếng anh trẻ em

      Kinh nghiệm dạy tiếng Anh cho trẻ em không phải ai cũng biết

      06/02/2020

      Ai cũng biết rằng tiếng Anh đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhưng không phải ai ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...