5 bài học về kỹ năng kiểm soát cảm xúc từ Tiến sĩ Lê Thẩm Dương | Edu2Review
🔥 ILA tung siêu học bổng duy nhất 4 ngày vàng từ 14-17/11. Đăng ký 1 - Học 2 khóa tiếng Anh chuẩn Cambridge
🔥 ILA tung siêu học bổng duy nhất 4 ngày vàng từ 14-17/11. Đăng ký 1 - Học 2 khóa tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      5 bài học về kỹ năng kiểm soát cảm xúc từ Tiến sĩ Lê Thẩm Dương

      5 bài học về kỹ năng kiểm soát cảm xúc từ Tiến sĩ Lê Thẩm Dương

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:13
      Ai trong chúng ta cũng nhận thức được hậu quả của việc không giữ bình tĩnh và hành sự nông nổi. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt chính là chìa khóa giúp bạn vượt qua điều này.

      Đã bao giờ bạn cảm thấy hối hận vì có những lời nói, hành vi làm tổn thương đến người khác hay làm ảnh hưởng đến kết quả công việc vì không kiềm chế được cảm xúc? Bạn có đặt ra câu hỏi rằng liệu có cách để kiểm soát được cảm xúc hay không và làm thế nào? Hãy cùng Edu2Review tìm ra câu trả lời về kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong bài viết này nhé!

      Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?

      Trước khi định nghĩa về kỹ năng kiểm soát cảm xúc, chúng ta nên hiểu về cảm xúc trước. Cảm xúc được hiểu là phản ứng, thái độ của mỗi cá nhân trước một sự vật hay sự việc. Tùy vào thế giới quan của từng cá nhân, cảm xúc của mỗi người trước cùng một sự vật, sự việc có thể khác nhau. Dù tâm trạng chúng ta có phong phú ra sao thì vẫn sẽ xoay quanh 8 loại cảm xúc cơ bản: Vui vẻ, Buồn bã, Chán ghét, Giận dữ, Ngạc nhiên, Sợ hãi, Hy vọng và Tin tưởng.

      Cảm xúc giúp con người giữ chú ý vào 1 vấn đề nào đó, nó thôi thúc ta thực hiện hành động cụ thể. Mỗi cảm xúc biểu hiện cho 1 mục đích khác nhau. Chẳng hạn như “Vui vẻ” là tín hiệu cho thấy việc bạn muốn làm và đạt được nó. Cảm giác vui vẻ sẽ khiến bạn chú ý đến chủ thể đang khiến bạn vui và hành động để tiếp tục duy trì cảm xúc đó.

      Những cảm xúc của chúng ta được biểu lộ qua biểu cảm gương mặt, lời nói, cách ứng xử và hành động. Đôi khi những cảm xúc quá mạnh mẽ, không được đặt đúng hoàn cảnh sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Và đó chính là lý do bất kỳ ai cũng cần đến kỹ năng kiểm soát cảm xúc.

      Kiểm soát cảm xúc giúp chúng ta giữ hòa bình cho các mối quan hệ

      Kiểm soát cảm xúc giúp chúng ta giữ "hòa bình" cho các mối quan hệ (Nguồn: farshidpakzat)

      Bài học về kỹ năng kiểm soát cảm xúc

      Học cách kiểm soát cảm xúc chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là đối với các bạn trẻ. Tuy nhiên nếu cố gắng rèn luyện và nỗ lực điều chỉnh cảm xúc từng ngày, bạn sẽ thành công trong việc làm chủ cảm xúc cá nhân của mình. Dưới đây là 5 bài học về kỹ năng kiểm soát cảm xúc hữu hiệu đã được Tiến sĩ Lê Thẩm Dương chia sẻ.

      • Thuyết phục trái tim bằng cách điều chỉnh các hành động

      Mặc dù cảm xúc được lý giải là các tín hiệu não truyền đến mọi cơ quan trong cơ thể, nhưng chúng ta vẫn quan niệm rằng con tim mới chính là khởi nguồn của các thái cực vui, buồn, hờn, giận. Tuy nhiên, dù cảm xúc đến từ đâu thì chúng ta đều có cách để kiểm soát chúng.

      Bạn có thể thù dai nhớ lâu nhưng thực tế mỗi cảm xúc chỉ kéo dài khoảng 6 giây mà thôi. Việc kéo dài các cảm xúc bột phát là do bạn lựa chọn duy trì cảm giác đó. Vì thế, khi cảm thấy có một cảm xúc nào đó đang có nguy cơ mất kiểm soát, bạn cần tự thuyết phục bản thân bằng việc nghĩ rằng nó sẽ qua nhanh thôi.

      Điều này sẽ giúp bạn không phản ứng ngay khi cảm xúc tới mà không suy nghĩ thật kỹ. Hãy thử thả lỏng cơ thể, hít một hơi thật sâu, thay đổi tư thế sao cho cơ thể bạn thấy thoải mái nhất, nhấp một ngụm nước... Những hành động nhỏ này sẽ khiến não bộ phân tâm về cảm xúc đang có và cho bạn nhiều thời gian hơn để suy nghĩ đến phản ứng tiếp theo.

      Những hành động nhỏ giúp bạn bình tĩnh hơn

      Những hành động nhỏ giúp bạn bình tĩnh hơn (Nguồn: washingtonpost)

      • “Đời thay đổi khi ta thay đổi”

      Bạn đã đọc qua tựa sách này hay chưa? Đại ý của chúng là cuộc sống bạn thấy phản ánh thế giới quan của chính bạn, vì thế khi bạn thay đổi cách nhìn về một sự vật sự việc thì những cảm xúc nảy say cũng sẽ thay đổi theo. Đó là khái niệm về trí tuệ cảm xúc mà Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đề cập.

      Và để tránh việc đưa ra những quyết định nông nổi, tiêu cực, hãy luôn luôn nhìn người khác bằng thái độ nhân ai và tích cực. Khi có kỹ năng kiểm soát cảm xúc này, bạn sẽ tránh được những cảm xúc tiêu cực phát sinh và không để cảm xúc ấy điều khiển hành vi của mình. Con người luôn có mặt tốt và mặt xấu, hãy cố gắng tìm những điểm tích cực, những điều đáng để học tập từ người đối diện, biết đâu họ có thể giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm cho cuộc sống của mình.

      Một ví dụ đơn giản như thế này, bạn vừa bị sếp bắt làm lại báo cáo mà mình được giao một cách quá gấp gáp. Sau một đêm vất vả để hoàn thiện báo cáo, cảm xúc chi phối bạn chắc chắn là bực bội, khó chịu… Thế nhưng nếu suy nghĩ một cách tích cực, đó có thể là cơ hội để bạn có thêm thời gian rà soát, điều chỉnh lại bản báo cáo của mình không chỉ về nội dung mà bạn có thể sẽ có thêm thời gian để tìm các sử dụng các kỹ năng tin học văn phòng để trình bày nó một cách hoàn hảo hơn. Nhờ đó, cấp trên của bạn cũng sẽ đánh giá bạn cao hơn.

      Luôn giữ tư duy tích cực trong giao tiếp

      Luôn giữ tư duy tích cực trong giao tiếp (Nguồn: sieutrinao)

      • Điều kì diệu của ngôn từ

      Ngôn từ có những sức mạnh tuyệt vời để biểu hiện cảm xúc của mỗi người và biết cách sử dụng ngôn ngữ hiệu quả cũng là một kỹ năng kiểm soát cảm xúc quan trọng. Việc điều chỉnh ngôn từ cần được áp dụng ngay trong những tình huống giao tiếp hàng ngày với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... Bên cạnh đó, bạn cũng hãy ngừng than vãn về bản thân và tạo cho mình cảm xúc tiêu cực.

      Đặc biệt, trong công việc, bạn sẽ va chạm với nhiều người và gặp nhiều tình huống khó kiểm soát. Lúc này là thời điểm bạn nên sử dụng kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Ví dụ, khi bạn làm việc nhóm, bạn sẽ cần tiếp nhận, đánh giá các ý kiến khác và ngược lại. Thay vì lập tức phê phán các ý kiến khác để bảo vệ ý kiến của mình, bạn nên học kỹ năng lắng nghe và góp ý nhẹ nhàng, tích cực như “ý kiến này không tệ chút nào nhưng...”, “về điểm này, mình thích quan điểm của bạn nhưng cần bổ sung thêm ý kiến...”

      Vậy đấy, “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đúng không nào?

      • Nâng cao sự tự tin của bản thân

      Nhiều người sẽ thắc mắc vì sao tự tin lại ảnh hưởng đến việc kiểm soát cảm xúc? Sự thực, cảm xúc là một bản năng, nhưng kiểm soát cảm xúc lại là một sự lựa chọn. Nếu không đủ tự tin bạn sẽ rất hoài nghi về sự lựa chọn của mình và thường có xu hướng phản ứng tiêu cực. Khi bạn cảm thấy bản thân kém cỏi, bạn sẽ bi quan và nhiều khi tức giận vô cớ. Kém tự tin làm bạn cảm thấy mọi chuyện đều khó khăn, sợ hãi và dễ bị ảnh hưởng…. Do vậy, lấy lại tự tin là yếu tố rất quan trọng giúp bạn kiểm soát cảm xúc của mình.

      Những người tự tin thường có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn

      Những người tự tin thường có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn (Nguồn: goalcast)

      Để nâng cao sự tự tin của mình, bạn cần tập nhìn thẳng vào người đối diện khi nói chuyện, đây đồng thời cũng là một kỹ năng giao tiếp quan trọng. Đã bao nhiêu lần bạn muốn thử làm một điều gì mới mẻ nhưng lại trì hoãn nó? Để xây dựng sự tự tin, hãy thử sức với nhiều lĩnh vực mới mà đa số không lựa chọn, khi không còn ai để so sánh, bạn sẽ cảm thấy mình tự tin hơn. Đặc biệt, bạn nên đưa ra những mục tiêu có tính khả thi để tránh cảm giác thất vọng khi không đạt được.

      • Nói lời tạm biệt với cảm xúc tiêu cực

      Cảm xúc tiêu cực chính là kẻ thù số một để kiểm soát cảm xúc. Và những kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực bao gồm: bỏ văn hóa đổ lỗi, can đảm nhận sai lầm, không so đo thiệt hơn, không phàn nàn. Những lời nói chê bai, tiêu cực thật dễ để nói ra nhưng nó sẽ làm mọi việc tồi tệ hơn, nhất là khi bạn không có thời gian để cân nhắc đến những hậu quả mà nó gây ra.

      Thay vì dành thời gian cho các cảm xúc tiêu cực, bạn nên để bản thân bận rộn một chút, ví dụ như thử sức ở một lĩnh vực mới chẳng hạn. Môi trường bạn sống cũng rất quan trọng, dọn dẹp không gian gọn gàng, sáng sủa sẽ giúp đầu óc của bạn thoải mái hơn.

      Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc là một công việc khó và cần thời gian để bạn có thể thực hiện được. Bạn sẽ nhận thấy cuộc sống luôn tồn tại những điều tích cực khi kiểm soát được cảm xúc của bản thân và chính những điều tích cực đó sẽ giúp bạn có được một cuộc sống hạnh phúc hơn.

      Khuê Lâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Làm chủ kỹ năng giao tiếp trong công việc - chìa khóa để thành công

      06/02/2020

      Bài viết dưới đây dành cho những ai muốn chinh phục nhuần nhuyễn kỹ năng giao tiếp trong công ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      3 gợi ý cho các bạn ở Thủ Đức địa chỉ dạy tin học văn phòng uy tín

      06/02/2020

      Tất cả thông tin liên quan đến chi phí, nội dung đào tạo của các khóa học tin học văn phòng tại 3 ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Bỏ túi ngay 8 kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả mà ai cũng cần phải có

      06/02/2020

      Để hoàn thành một công việc mang tính chất tập thể, kỹ năng làm việc nhóm cần được các thành viên ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...