Làm chủ kỹ năng giao tiếp trong công việc - chìa khóa để thành công | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Làm chủ kỹ năng giao tiếp trong công việc - chìa khóa để thành công

      Làm chủ kỹ năng giao tiếp trong công việc - chìa khóa để thành công

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:13
      Bài viết dưới đây dành cho những ai muốn chinh phục nhuần nhuyễn kỹ năng giao tiếp trong công việc, góp phần mang đến thành công cho sự nghiệp. Khám phá ngay bạn nhé!

      Bạn sẽ dành 1/3 cuộc đời để đi làm, những mối quan hệ tốt đẹp tại công sở sẽ khiến bạn cảm thấy “dễ thở” hơn bên cạnh áp lực công việc. Thế nên, kỹ năng giao tiếp trong công việc tốt để tạo mối quan hệ với đồng nghiệp và hỗ trợ cho sự thành công của sự nghiệp là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn hoàn thiện kỹ năng này.

      Xây dựng các mối quan hệ

      Bạn không thể làm việc một mình nên việc xây dựng các mối quan hệ tại công sở cũng là một kỹ năng giao tiếp trong công việc cơ bản bạn nên hoàn thiện. Hãy tìm cách xây dựng tình bạn tốt với các đồng nghiệp, và bởi kỹ năng làm việc nhóm luôn được xem trọng tại nơi làm việc.

      Làm thế nào để kết bạn với các đồng nghiệp? Hãy chủ động cởi mở, bắt chuyện với các nhân viên cũ trong giờ giải lao hoặc nghỉ trưa, bạn sẽ hiểu hơn môi trường làm việc và nắm được thông tin cơ bản về các đồng nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể tham gia sự kiện của công ty như các câu lạc bộ, các buổi đào tạo huấn luyện… để mở rộng kết nối của mình.

      Muốn có những đồng nghiệp tốt, trước hết bạn phải là một đồng nghiệp tốt của họ. Bạn cần cẩn trọng khi nói chuyện với đồng nghiệp, biết giữ lời hứa, chia sẻ ý kiến, đóng góp với mọi người sẽ góp phần tạo nên một môi trường làm việc vui vẻ và thắt chặt tình đoàn kết với mọi người.

      Xây dựng quan hệ qua các cuộc trò chuyện với đồng nghiệp

      Xây dựng quan hệ qua các cuộc trò chuyện với đồng nghiệp (Nguồn: tangraminteriors)

      Giao tiếp trong công việc: thẳng thắn và khéo léo

      Thẳng thắn là cần thiết vì nó giúp công việc được phát triển theo chiều hướng tích cực. Những ý kiến quan điểm mập mờ, không có định kiến vì sợ làm mất lòng mọi người sẽ khiến đồng nghiệp đánh giá bạn không chuyên nghiệp. Ở một khía cạnh khác, bạn cũng nên thể hiện năng lực của mình bằng cách đưa ra những nhận định rõ ràng, đúng đắn.

      Tuy nhiên, thẳng thắn trong công việc là rất tốt nhưng bạn cũng cần khéo léo để tránh hiểu lầm hay thậm chí xung đột tại nơi làm việc. Bạn nên đưa ra ý kiến một cách nhẹ nhàng, tránh ngắt lời khi đồng nghiệp đang đưa ra ý kiến, dù ý kiến đó đúng hay sai, bạn cũng nên nghe hết để tỏ rõ sự tôn trọng.

      Giao tiếp phi ngôn ngữ

      Ngôn ngữ cơ thể bao gồm ánh mắt, cử chỉ tay và giọng nói của bạn đều có khả năng làm rõ hơn thông điệp bạn đang cố gắng diễn đạt. Một tư thế thoải mái, cởi mở với cánh tay mở rộng và giọng điệu thân thiện sẽ khiến bạn “có vẻ” dễ gần hơn. Điều này sẽ khuyến khích người khác nói chuyện cởi mở với bạn.

      Giao tiếp bằng ánh mắt cũng là một kỹ năng giao tiếp trong công việc quan trọng. Việc nhìn trực diện vào đối phương thể hiện bạn đang tập trung vào cuộc nói chuyện. Nhưng hãy tránh ánh nhìn chằm chằm, vì có thể bạn sẽ tạo áp lực với người đối diện hoặc gây ấn tượng không tốt. Những hành động “phản chiếu” – mô tả cử chỉ tương tự người đối diện – sẽ dễ dàng tạo sự đồng cảm, gần gũi và khuyến khích cuộc trò chuyện kéo dài hơn.

      Hãy kết hợp ngôn ngữ cơ thể khi nói chuyện

      Hãy kết hợp ngôn ngữ cơ thể khi nói chuyện (Nguồn: tosshub)

      Tương tự, trong quá trình giao tiếp, hãy chú ý đến những tín hiệu phi ngôn ngữ thông qua ánh mắt, cử chỉ ở đối phương. Quan sát và “đọc vị” những tín hiệu phi ngôn ngữ là một kỹ năng giao tiếp trong công việc giúp bạn tinh tế hơn khi ứng xử.

      Sẵn sàng đặt ra những câu hỏi

      Khi bạn là nhân viên mới tại công ty hoặc nếu bạn là sinh viên mới ra trường có thể bạn sẽ e ngại trong việc đặt câu hỏi với sếp hay đồng nghiệp, nhưng bạn cần biết rằng khả năng đặt câu hỏi là một nội dung quan trọng trong các kỹ năng giao tiếp trong công việc.

      Việc đặt câu hỏi sẽ giúp bạn khai thác được những thông tin rõ ràng. Trong đó, những câu hỏi mà bạn nên ưu tiên là thời gian hoàn thành công việc, người phụ trách trực tiếp, nguồn khai thác thông tin và phương pháp cơ bản để thực hiện. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chỉ nên đặt câu hỏi khi bạn chưa thực sự hiểu rõ, tránh việc lạm dụng chúng bởi sẽ khiến người quản lý không đánh giá cao năng lực của bạn.

      Thêm một lưu ý nữa khi đặt câu hỏi là không ngắt lời của người đối diện. Hãy đưa ra câu hỏi của bạn, sau đó để đối phương trả lời đầy đủ, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình không nhận được câu trả lời mong muốn. Việc ngắt lời của đối phương cho thấy bạn không hứng thú với những gì họ đang nói và ngăn chặn dòng suy nghĩ của họ.

      Môi trường công sở đầy cạnh tranh và phức tạp, đòi hỏi chúng ta luôn phải rèn luyện tốt kỹ năng giao tiếp trong công việc. Hy vọng những lưu ý trên đây sẽ giúp bạn hòa nhập với môi trường làm việc tốt hơn và có được vị trí vững vàng trên con đường sự nghiệp.

      Khuê Lâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Cơ hội thăng tiến cao hơn nhờ có kỹ năng giao tiếp trong công việc

      06/02/2020

      Đối với những người mới đi làm hay đã đi làm nhiều năm, kỹ năng giao tiếp trong công việc tốt ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      5 kỹ năng nói chuyện giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp

      06/02/2020

      Để thành công trong giao tiếp và cuộc sống, mỗi người cần trang bị cho riêng mình kỹ năng nói ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...