5 kỹ năng cần thiết của sinh viên ngành Tâm lý học | Edu2Review
📌 Muốn giao tiếp tiếng Anh chuẩn, hãy quên ngay phương pháp học truyền thống! 👉
📌 Muốn giao tiếp tiếng Anh chuẩn, hãy quên ngay phương pháp học truyền thống! 👉
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      5 kỹ năng cần thiết của sinh viên ngành Tâm lý học

      5 kỹ năng cần thiết của sinh viên ngành Tâm lý học

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:13
      Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, ngành Tâm lý học đã và đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Vậy kỹ năng nào sẽ giúp các bạn trẻ thành công khi dấn thân vào con đường này?

      Theo ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TP.HCM, trong giai đoạn 2013 - 2020, nhu cầu nhân lực của ngành Tâm lý học là rất lớn. Hàng năm, nhu cầu tuyển dụng của ngành Tâm lý học là hơn 1.000 người. Nếu đang xem xét việc trở thành một chuyên gia tâm lý, bạn có thể đang tự hỏi về các tố chất cần có trong tương lai. Dưới đây là một số gợi ý về những kỹ năng phổ biến cho chuyên ngành Tâm lý học bạn nên tham khảo.

      DANH SÁCH TRƯỜNG ĐÀO TẠO
      NGÀNH TÂM LÝ HỌC TỐT NHẤT VIỆT NAM

      5 kỹ năng cần có khi học ngành Tâm lý học

      Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu cảm xúc, ý chí và hành động của mỗi người. Là một sinh viên, bạn cần đáp ứng được những tiêu chí nào để thích nghi với ngành này?

      Cân bằng cảm xúc

      Ngành Tâm lý học là đòi hỏi phải tương tác nhiều với con người và giải quyết các vấn đề của họ. Việc phải gặp gỡ với nhiều khách hàng đa dạng đòi hỏi bạn phải giữ được sự bình tĩnh và giữ được thái độ trung lập để tránh khỏi việc tâm lý bản thân bị tác động bởi yếu tố bên ngoài.

      Tiếp xúc với nhiều khách hàng với nhiều tâm lý khác nhau đòi hỏi bạn phải cân bằng được cảm xúcTiếp xúc với nhiều khách hàng đòi hỏi bạn phải cân bằng được cảm xúc (Nguồn: verywellmind)

      Ngoài ra, bạn cũng phải biết cách cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Không nên khai thác mọi chi tiết về cuộc sống và tình huống của khách hàng khi phân tích, phải biết đâu là điểm dừng, là trọng tâm của vấn đề vì tâm lý của con người là thứ khá nhạy cảm.

      Giao tiếp

      Đồng cảm rất quan trọng khi bạn đang cố gắng để có được sự tin tưởng của khách hàng. Trong những trường hợp này, giao tiếp là công cụ chiếm được lòng tin của khách hàng và thiết lập mối quan hệ tích cực, chuyên nghiệp.

      Nếu các cử nhân tâm lý học quyết định làm ở lĩnh vực sức khỏe tâm thần, họ cần là người giỏi nắm bắt tâm lý, cảm xúc và các vấn đề xã hội. Ngay cả khi theo đuổi các vị trí “phi lâm sàng”, có kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn dễ dàng trở thành nhà nghiên cứu, nhà phân tích chính sách hay nhân viên cho bộ phận nhân sự.

      Giải quyết vấn đề

      Nhà tâm lý giỏi cần phải linh động, biến hóa trong mọi tình huống. Cũng như các ngành khác, mọi thứ trong tâm lý học không phải luôn diễn ra như kế hoạch. Các kế hoạch đã được nghiên cứu trên văn bản có thể hạn chế được những rủi ro trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, bạn luôn cần có có một danh sách các phương pháp phòng bị để vận dụng khi cần thiết.

      Chia sẻ của sinh viên ngành Tâm lý học của Đại học Sư phạm TP.HCM (Nguồn: YouTube – Trương Thiên Thư)

      Không phán xét người khác

      Theo Carl Rogers, nhà tâm lý học người Mỹ xuất sắc nhất thế kỷ 20 cho rằng đây là kỹ năng cần thiết đặc biết là với nhà tâm lý học trị liệu. Nhiều người thường hay rơi vào trường hợp đánh giá người khác theo ý kiến chủ quan, khiến tình hình nghiêm trọng thêm.

      Nhà tâm lý học phải cung cấp dịch vụ dựa trên tinh thần giúp đỡ mọi người vô điều kiện và không phán xét ai. Những ai có xu hướng đánh giá người khác hay chỉ trích nặng nề khi họ làm trái ý mình sẽ không phù hợp để trở thành nhà tâm lý học lâm sàng hay tham vấn tâm lý.

      Nghiên cứu

      Khi đối diện với vấn đề tâm lý, bạn sẽ phải xem xét tài liệu về các chủ đề khác nhau hoặc thu thập dữ liệu để tiến hành thử nghiệm riêng của mình. Bạn sẽ muốn biết trước đó có ai đã thực hiện chưa hoặc trường hợp đó các nhà tâm lý khác giải quyết ra sao. Vì lí do đó mà các sinh viên ngành tâm lý được đào tạo nhiều và nghiêm ngặt về phương pháp nghiên cứu.

      Ngành Tâm lý học là lĩnh vực đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều lý thuyết chuyên sâuNgành Tâm lý học là lĩnh vực đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều lý thuyết chuyên sâu (Nguồn: unsplash)

      Các trường đào tạo ngành Tâm lý học

      Các trường đào tạo ngành tâm lý học tại nước ta hiện nay chưa nhiều. Để giúp cho các bạn dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu thông tin, Edu2Review đã tổng hợp lại một số trường đại học uy tín có tuyển sinh ngành tâm lý học (cập nhật vào năm 2019)

      MÃ TRƯỜNG

      TÊN TRƯỜNG

      KHỐI

      QSX

      Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM

      B00, C00, D01, D14

      SPS

      Đại học Sư phạm TP.HCM

      A00, B00, C00, D01

      SGD

      Đại học Sài Gòn

      D01

      DTH

      Đại học Hoa Sen

      A01, D01, D08, D09

      DKC

      Đại học Công nghệ TP.HCM

      A00, A01, C00, D01

      DLS

      Đại học Lao động – Xã hội (Cở sở phía Nam)

      A00, A01, C00, D01

      DVH

      Đại học Văn Hiến

      A00, B00, C00, D01

      DVL

      Đại học Dân lập Văn Lang

      B00, B03, C00, D01

      QHX

      Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

      A00, C00, D01, D02, D03, D04, D05, D06, D78, D79, D80, D81, D82, D83,

      HVQ

      Học viện Quản lý Giáo dục

      A00, B00, C00, D01

      DDS

      Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

      B00, C00, D01

      DHS

      Đại học Sư phạm – Đại học Huế

      C00, D01

      DQN

      Đại học Quy Nhơn

      A00, C00, C19

      Danh sách một số trường đào tạo ngành Tâm lý học và khối dự thi (Nguồn: tuyensinh247)

      Với những thông tin phía trên, hy vọng rằng bạn sẽ nắm được thông tin về các kỹ năng cần thiết cho ngành Tâm lý học. Hãy chuẩn bị những kỹ năng đó ngay từ bây giờ để gắn bó và thành công hơn trên con đường sự nghiệp nhé!

      Mai Linh (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đam mê phim hình sự, bạn đã biết các trường đào tạo ngành Tâm lý học tội phạm chưa?

      17/04/2020

      Nếu yêu thích những màn đấu trí căng thẳng trên phim, các trường đào tạo ngành Tâm lý học tội ...

      Việc làm

      Mách bạn xu hướng nghề nghiệp trong 5 năm tới

      06/02/2020

      Đừng bỏ lỡ những thông tin mà Edu2Review cung cấp cho bạn, nếu bạn đang loay hoay trong việc chọn ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...