5 kỹ năng nói chuyện dặm muối đậm đà cho cuộc đối thoại | Edu2Review
🔥 ILA tung siêu học bổng duy nhất 4 ngày vàng từ 14-17/11. Đăng ký 1 - Học 2 khóa tiếng Anh chuẩn Cambridge
🔥 ILA tung siêu học bổng duy nhất 4 ngày vàng từ 14-17/11. Đăng ký 1 - Học 2 khóa tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      5 kỹ năng nói chuyện dặm muối đậm đà cho cuộc đối thoại

      5 kỹ năng nói chuyện dặm muối đậm đà cho cuộc đối thoại

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Một câu chuyện hài hước đúng chỗ sẽ giúp cuộc đối thoại bớt nhàm chán, đơn điệu. Đó là một trong những kỹ năng nói chuyện được nâng lên tầm nghệ thuật. Bạn đã sẵn sàng học hỏi chưa?

      Khi bạn bị cuốn vào một cuộc nói chuyện hài hước, hấp dẫn của ai đó, không hẳn vì nội dung của nó hữu ích đối với bạn, mà vì sự hài hước của người nói làm cho câu chuyện trở nên lôi cuốn, thú vị. Khi có kỹ năng nói chuyện thu hút, bạn cũng sẽ có được "quyền năng" hấp dẫn người khác tương tự.

      Sử dụng từ ngữ để nói chuyện hài hước

      Ngôn từ có sức mạnh to lớn, nếu được đặt đúng chỗ, chúng có thể mang nhiều sắc thái biểu đạt khác nhau. Rất nhiều câu chuyện nhàm chán trở nên hấp dẫn chỉ vì chủ ý của người kể sử dụng những từ độc đáo, thú vị, ngộ nghĩnh. Khi nói chuyện, bạn nên học cách sử dụng các từ ngữ có tính tạo hình, gợi cảm xúc, từ láy… để câu chuyện trở nên sinh động hơn.

      Ví dụ, một câu chuyện bình thường sẽ như thế này: Hôm nọ tôi vừa đi ra cửa thì gặp ngay bà chủ nhà đến đòi tiền phòng. Lúc đó cuối tháng, tôi lại chưa có đủ tiền, liền khất bà chủ, nhưng bà ấy không chịu. Cuối cùng, đành phải chạy sang nhà bé hàng xóm hỏi mượn để cho đủ tiền.

      Một người hài hước sẽ “dặm muối” như thế này: Các cậu có biết xấu hổ nhất là gì không? Chính là việc đi mượn tiền “em gái mưa” vào lúc sáng sớm. Hôm nọ, mới sáng ra, chưa kịp đánh cái răng, bà chủ đã hùng hổ lao vào phòng đòi tiền phòng. Hoàn cảnh éo le, lương chưa về, tiền đã đòi đi. Nài nỉ bà ơi cho cháu khất vài hôm, mà bà chủ nhà vẫn nằng nặc đòi trả đủ. Thế là đành phải sang nhà bé hàng xóm mượn tạm ít tiền cho xong chuyện, thiệt khổ không để đâu cho hết...

      Từ ngữ quyết định sự hài hước trong câu chuyện kể của bạn

      Từ ngữ quyết định sự hài hước trong câu chuyện của bạn (Nguồn: pixfeeds)

      Vậy đấy, cùng một nội dung, nhưng cách bạn sử dụng từ ngữ và cấu trúc câu sẽ khiến cho câu chuyện thêm thú vị, hài hước. Bạn nên đọc nhiều sách, tiểu phẩm, truyện ngắn để trau dồi vốn từ của mình. Để nâng cao cách sử dụng từ vựng một cách hài hước, bạn có thể tham khảo nhiều câu chuyện cười ngắn gọn như các câu chuyện về Lê Bích bụng phệ, hoặc các tác phẩm văn học trào phúng cũng có ẩn chứa cách pha trò rất thâm thúy.

      Tiết tấu câu chuyện

      Tiết tấu câu chuyện là một phần của kỹ năng nói chuyện hài hước. Đó là sự nhanh chậm, ngắt nghỉ đúng lúc để tạo ra một nhịp điệu phù hợp, tạo tính dí dỏm cho câu chuyện. Bên cạnh đó, giọng điệu của người nói cũng là một yếu tố bạn nên lưu ý để câu chuyện trở nên vui vẻ hơn.

      Câu chuyện vui thường được kể với giọng trung hoặc cao, nhịp điệu nhanh. Trong khi đó, câu chuyện buồn thường bị ngắt quãng nhiều lần, tiết tấu chậm hơn, giọng cũng trầm hơn. Và bạn hoàn toàn có thể làm chủ các tiết tấu, giọng điệu này một cách dễ dàng bằng việc bắt chước theo các diễn viên hài hay giọng điệu của MC.

      Chọn chủ đề phù hợp để pha trò

      Kỹ năng nói chuyện có duyên và vô duyên có ranh giới rất mong manh. Đôi khi bạn sẽ thấy vài người cố pha trò nhưng không nhận lại được sự hưởng ứng. Dưới đây là một số nguyên tắc để đảm bảo bạn sẽ không rơi vào tình huống đó:

      • Không chọn chủ đề dung tục, phản cảm: Tại công sở, các câu chuyện về chủ đề hôn nhân – gia đình đặc biệt được hưởng ứng. Nhưng việc bạn biết bí mật của ai đó và đem nó làm trò đùa sẽ trở thành một vấn đề nhạy cảm, có thể ảnh hưởng tới giao tiếp trong công việc.
      • Không lấy nỗi buồn, tai họa của người khác ra để châm biếm, chế nhạo: Tương tự, việc hả hê trên nỗi đau của người khác không đáng để biểu dương.
      • Không nói mãi một chủ đề vốn thú vị nhưng đã cũ: Nếu nghe mãi một câu chuyện hài thì bản thân bạn cũng ngán. Câu chuyện có hay đến mấy cũng sẽ trở thành nhạt nhẽo khi bạn kể nó đến lần thứ 3. Nếu bạn không thể biến hóa câu chuyện đó theo hướng mới thì tuyệt đối đừng khoe khoang quá nhiều về nó.
      Có những chủ đề không nên dùng để pha trò

      Có những chủ đề không nên dùng để pha trò (Nguồn: accentco)

      Không ngừng cập nhật thông tin

      Bạn sẽ làm gì khi mọi người cùng bình luận về một tấm hình “chế” nào đó, được mọi người truyền tay nhau đã lâu nhưng bạn chẳng biết tí gì về nó? Đúng là không nên quá phụ thuộc vào mạng xã hội nhưng bạn cũng nên cập nhật thông tin xem mọi người đang bàn tán chuyện gì, những câu nói nào đang “hot trend”. Những chi tiết này cũng góp phần tạo nên vốn sống phong phú, tạo ra câu chuyện hài hước của chính bạn và hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân.

      Chú trọng người nghe

      Đối tượng người nghe sẽ ảnh hưởng đến việc bạn chọn chủ đề để pha trò. Người hài hước được đề cao còn ở việc dùng sự hài hước đúng chỗ. Đừng cố tỏ ra hài hước khi đối tượng nói chuyện lại thích nghiêm túc hoặc khi họ đang có tâm trạng buồn hay mệt mỏi. Khi người nghe hào hứng để nghe câu chuyện của bạn thì khả năng cao là bạn sẽ nhận được phản hồi tích cực.

      Kỹ năng nói chuyện hài hước không quá khó để rèn luyện trên lý thuyết, vấn đề quan trọng là khả năng cảm nhận và phát hiện những yếu tố hài hước của bạn. Để có được khả năng lôi cuốn mọi người, bạn cần đọc nhiều để “ướp muối” cho bản thân và tự tin trình bày câu chuyện của mình. Nếu kiên trì, một ngày nào đó, chắc chắn bạn sẽ trở thành cây hài tại công sở hay trong nhóm bạn của mình.

      Khuê Lâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Vì sao kỹ năng giao tiếp lại cần thiết?

      06/02/2020

      Kỹ năng mềm là một trong những tiêu chí quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng của một ...

      Việc làm

      Kỹ năng giao tiếp trong công việc

      06/02/2020

      Để nâng cao chất lượng cuộc trao đổi, nhất là trong công việc, kỹ năng giao tiếp là rất quan ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...