5 nguyên tắc giúp kỹ năng diễn thuyết của bạn thành công | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      5 nguyên tắc giúp kỹ năng diễn thuyết của bạn thành công

      5 nguyên tắc giúp kỹ năng diễn thuyết của bạn thành công

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Martin Luther King hay Winston Churchill là những hình mẫu nổi bật về việc sử dụng kỹ năng diễn thuyết để tác động đến xã hội. Bí quyết của họ là gì? Bạn có thể học hỏi được gì từ những hình mẫu này? 

      Không phải ai sinh ra cũng có kỹ năng diễn thuyết bẩm sinh. Kỹ năng này được hình thành từ quá trình rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm qua sách vở, giao tiếp. Ví dụ, Abraham Lincoln (Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ) trở thành nhà hùng biện tài ba nhờ nghiên cứu và ứng dụng các cuốn sách về chủ đề diễn thuyết. Trước khi tìm hiểu sâu hơn, bạn có thể tham khảo những nguyên tắc sau đây về kỹ năng diễn thuyết của những nhân vật điển hình.

      Ngắn gọn và rõ ràng

      Nếu nói quá dài sẽ khiến người nghe cảm thấy mệt mỏi, chán nản, thậm chí khiến họ mất kiên nhẫn và không còn sức để theo dõi bài diễn thuyết. Khi họ đã không muốn nghe thì sẽ không có ai tiếp thu những thông tin, giá trị mà bạn muốn truyền tải. Vì vậy, khi diễn thuyết bạn không nên nói quá dài dòng.

      Khi bạn chuẩn bị bài diễn thuyết, hãy thường xuyên xem xét nội dung liệu có quá dài hay không, có nhiều chi tiết không quan trọng hay những thông tin ngoài lề hay không… Loại bỏ những thông tin không cần thiết này sẽ khiến bài diễn thuyết ngắn gọn mà vẫn truyền tải đầy đủ thông điệp, nội dung cần thiết.

      Bài diễn thuyết ngắn gọn sẽ giúp người nghe dễ hiểu và không bị nhàm chán (Nguồn: niketalk)

      Bài diễn thuyết ngắn gọn sẽ giúp người nghe dễ hiểu và không bị nhàm chán (Nguồn: niketalk)

      Tôn trọng người nghe

      Tôn trọng người nghe chính là cách để người nghe tôn trọng bạn và bài nói. Bạn nên tôn trọng thời gian của người nghe, không được đến muộn. Đồng thời, tôn trọng những thông tin phản hồi từ người nghe, hạn chế việc nói họ sai thay vào đó hãy phân tích hoặc cung cấp một phương án thay thế.

      Bạn nên đến địa điểm mà mình sẽ diễn thuyết để chuẩn bị trước hoặc kiểm tra âm thanh, ánh sáng, máy chiếu…, đảm bảo người nghe có thể tiếp cận với thông tin một cách tốt nhất. Hãy luyện tập trước thật nhiều lần để có thể nói rõ ràng trước đám đông, tránh sa đà vào những tình tiết phụ, thông tin lan man mất thời gian. Thiếu sự chuẩn bị trước nghĩa là bạn đã không tôn trọng người nghe vì bạn không có sự đầu tư cho bài diễn thuyết của mình và làm tốn thời gian của họ.

      Tông trọng người sẽ giúp bài diễn thuyết của bạn thành công hơn (Nguồn: businessinsider)

      Tôn trọng người nghe giúp bài diễn thuyết của bạn thành công hơn (Nguồn: businessinsider)

      Tạo sự đồng cảm

      Aristotle cho rằng phương thức tốt nhất để truyền tải cảm xúc cho người khác là kể chuyện. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một câu chuyện hấp dẫn sẽ kích thích những chất hóa học thần kinh trong não như oxytocin giúp con người trở nên cảm tính hơn.

      Rất nhiều người ngại chia sẻ câu chuyện của mình với người khác ngay cả với bạn bè, người thân. Bạn muốn truyền cảm hứng qua các bài diễn thuyết để giúp đỡ mọi người thì hãy chia sẻ những câu chuyện đó. Nếu bạn gặp khó khăn trong cuộc sống hãy nói cho mọi người biết. Tương tự, bạn đã vượt qua muôn vàn thử thách ra sao để đạt được thành công, cũng hãy chia sẻ với họ. Điều này có thể giúp người nghe tránh mắc sai lầm tương tự.

      Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng câu chuyện có thể buồn nhưng khi kết thúc nên khiến người nghe cảm thấy lạc quan và đây là một kỹ năng diễn thuyết quan trọng. Những thông điệp của bạn phải thật sự thiết thực và phù hợp với nhu cầu của người đang nghe, có thể khiến người nghe hứng thú hơn những lý thuyết xa vời, không ăn nhập với đời sống thực tế hàng ngày.

      Câu chuyện của bạn có thể tạo được sự đồng cảm với người nghe (Nguồn: ethos3)

      Câu chuyện của bạn có thể tạo được sự đồng cảm với người nghe (Nguồn: ethos3)

      Truyền đạt thông điệp rõ ràng

      Muốn có một bài diễn thuyết thành công thì bạn cần làm rõ mục đích và truyền tải thông điệp rõ ràng đến người nghe. Bạn nên tránh việc trình bày làm người nghe cảm thấy mơ hồ. Trình bày bài nói mạch lạc, logic và có điểm nhấn, thông điệp rõ ràng sẽ giúp người nghe cảm thấy hào hứng.

      Bạn có thể chuẩn bị trước bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

      • Đối tượng người nghe của bài nói, trình độ của họ ra sao… những câu hỏi này sẽ giúp bạn xây dựng nội dung bài diễn thuyết phù hợp. Ví dụ, nếu người nghe là học sinh thì bạn có thể xây dựng nội dung bài diễn thuyết sinh động, nhiều hình và hài hước.

      • Sau khi xác định đối tượng, bạn sẽ trả lời câu hỏi nội dung bài diễn thuyết là gì, vấn đề lý thuyết như thế nào và áp dụng vào thực tiễn ra sao.

      • Bạn sẽ truyền tải thông điệp đến người nghe như thế nào. Sử dụng dẫn chứng, minh họa cụ thể bằng video, hình ảnh sẽ giúp bạn thu hút người nghe chú ý đến bài diễn thuyết.

      Chuẩn bị trước bài diễn thuyết để có thể truyền tải thông điệp rõ ràng cho người nghe (Nguồn: pinterest)

      Chuẩn bị trước bài diễn thuyết để có thể truyền tải thông điệp rõ ràng cho người nghe (Nguồn: pinterest)

      Tự tin

      Bạn có thể gặp qua những cảm xúc lo lắng, tim đập nhanh, toát mồ hôi… khi diễn thuyết trước đám đông. Sự lo lắng sẽ khiến cho bài diễn thuyết của bạn không thành công. Đơn giản là người nghe sẽ cảm thấy nhàm chán và thiếu tin tưởng khi bạn luôn ấp úng, ngập ngừng. Vì vậy, tự tin là một trong những điều cực kỳ cần thiết quyết định đến sự thành công của bài diễn thuyết.

      Sự tự tin tạo nên tác động tâm lý vô thức giúp người nghe cảm thấy an tâm và tiếp nhận, phân tích những vấn đề mà bạn đặt ra. Bạn có thể tạo sự tự tin bằng cách chuẩn bị bài diễn thuyết chu đáo, luyện nói thường xuyên. Mặt khác, bạn có thể suy nghĩ rằng những người nghe đều là bạn bè, người thân của mình.

      Ghi nhớ những nguyên tắc này cùng sự cố gắng và quyết tâm sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng diễn thuyết hiệu quả. Chúc bạn nhanh chóng trở thành người tự tin diễn thuyết trước đám đông.

      Thường Lạc (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Top 10 trung tâm dạy lập trình cho bé tại TP.HCM có gì thú vị?

      11/10/2022

      Cho trẻ học lập trình sớm, phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển tư duy logic, sáng tạo và giỏi toán và ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Vì sao ba mẹ nên cho trẻ tham gia các lớp lập trình quốc tế tại Algorithmics?

      11/10/2022

      Không chỉ dạy – học về lập trình, Algorithmics còn đánh thức và nuôi dưỡng kỹ năng tư duy logic, ...