Bạn đã biết những bí quyết rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả chưa? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Bạn đã biết những bí quyết rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả chưa?

      Bạn đã biết những bí quyết rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả chưa?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Bạn sẽ dần hoàn thiện bản thân hơn và đạt được những mục tiêu đã đặt ra nếu có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.

      Trong cuộc sống mỗi ngày, có rất nhiều sự việc xảy ra bất chợt và cần bạn biết cách ứng biến hoặc thích nghi. Tất nhiên, không có một công thức chung nào để xử lý tất cả vấn đề. Điều này, đòi hỏi bạn phải biết cách chọn lựa và sử dụng tối ưu những kỹ năng mà bản thân hiện đang có. Sau đây là một số lời khuyên và bí quyết giúp bạn tích lũy, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.

      1. Nhìn nhận và phân tích

      Để tìm ra một giải pháp xử lý vấn đề thì trước hết bạn phải tìm hiểu chính xác nguồn gốc của nó. Việc chưa hiểu rõ bản chất, sẽ dễ dẫn đến vấn đề được giải quyết sai lệch và tốn thời gian. Lúc này, thay vì cố tìm cách hoàn thành thật nhanh, bạn nên dành thời gian nhìn nhận lại các khía cạnh của vấn đề, từ đó tìm ra các nguyên nhân đứng đằng sau với các kết luận có tính logic và bằng chứng rõ ràng.

      Ở bước nhìn nhận cẩn thận kỹ lưỡng vấn đề, bạn có thể sẽ dễ dàng đưa ra được các giải pháp tốt để hạn chế các nhược điểm hay các hậu quả của vấn đề. Lúc này, việc tiếp theo bạn cần làm là bắt tay vào quá trình phân tích.

      Kỹ năng giải quyết vấn đề 1Phân tích vấn đề giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề đó (Nguồn: Morty Lefkoe)

      Phân tích vấn đề là một bước cần thiết giúp bạn nhanh chóng sớm quyết định được phương án nào mới là tốt nhất. Bạn nên đưa ra các câu hỏi để làm sáng tỏ các kết luận và đánh giá sự tương thích giữa vấn đề và các phương án.

      2. Đơn giản hóa vấn đề

      Phức tạp hóa vấn đề sẽ chỉ khiến bạn rơi vào các tình huống khó khăn hơn, đặc biệt là khi bạn ca thán rằng chỉ có mình mới gặp những tình huống trớ trêu như vậy và mãi loay hoay với những suy nghĩ hỗn độn.

      Vì vậy, việc cần làm là bạn nên học cách cố gắng đơn giản hóa tất cả các sự vật và sự việc xung quanh. Luôn bình tĩnh nhìn vào toàn cảnh của vấn đề, hạn chế đào sâu vào các chi tiết vụn vặt nếu không cần thiết để tìm ra những giải pháp thực sự hiệu quả. Hãy hành động nếu điều đó có ích và không làm tổn thương bạn.

      3. Lật ngược vấn đề

      Có thể trước đó bạn đã gặp và giải quyết nhiều vấn đề khác nhau bằng những phương pháp chung nhưng lại không áp dụng được cho vấn đề bạn đang gặp phải. Đôi khi việc đã quá quen thuộc với những phương pháp, cách giải quyết vấn đề hay được sử dụng mà bạn thường bỏ qua nhiều biện pháp mới, khả thi khác.

      Kỹ năng giải quyết vấn đề 2Thay đổi cách tiếp cận vấn đề mới sẽ giúp bạn sáng tạo hơn nữa (Nguồn: Lynda)

      Do đó, thay vì đi vào lối mòn, bạn nên cố gắng thay đổi cách tiếp cận mọi thứ theo một cách mới bằng cách lật ngược vấn đề. Điều này sẽ kích thích bộ não của bạn suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều và sáng tạo hơn, từ đó, đưa ra nhiều giải pháp mới và hiệu quả hơn nữa.

      4. Xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau

      Đừng gò bó bản thân trong một khuôn khổ cũng như đừng chỉ nhìn vấn đề ở một góc độ, bạn nên nhìn nó ở nhiều khía cạnh khác nhau để tìm được điểm mấu chốt của vấn đề. Việc gò mình vào một khuôn khổ chỉ làm cho bạn giải quyết được một mặt của vấn đề mà không mang lại hiệu quả lâu dài.

      Kỹ năng giải quyết vấn đề  3Xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh để giải quyết vấn đề một cách toàn diện (Nguồn: Chefjob)

      Với cách nhìn bao quát, bạn sẽ biết được vấn đề phát sinh từ đâu, tại sao lại mắc phải, cái gì làm tốt, cái gì chưa tốt, làm thế nào thoát khỏi các khúc mắc tốt và nhanh nhất để tiếp tục đi tiếp.

      5. Xác định và sắp xếp thứ tự các phương án giải quyết tiềm năng

      Khi giải quyết vấn đề, số lượng phương án góp phần quan trọng trong việc tìm ra giải pháp tốt nhất. Bạn nên liệt kê ra những biện pháp mà bạn nghĩ có khả năng giải quyết tốt được vấn đề.

      Sau khi đã liệt kê những giải pháp tiềm năng, bạn nên sắp xếp chúng theo thứ tự khả thi để giúp việc đưa ra quyết định cuối cùng nhanh hơn.

      6. Chọn giải pháp và đưa ra mục tiêu xử lý vấn đề

      Sau khi nhìn nhận, hiểu rõ cũng như đánh giá vấn đề và đưa ra các giải pháp, một bước vô cùng quan trọng là chọn giải pháp xử lý tốt và phù hợp nhất. Giải pháp sai đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề của bạn sẽ rơi vào bế tắc, vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ để đảm bảo đó là lựa chọn phù hợp nhất.

      Kỹ năng giải quyết vấn đề 4Cần cân nhắc thật kỹ để đảm bảo lựa chọn luôn đúng (Nguồn: iSpeak)

      Khi đã chọn được giải pháp giải quyết vấn đề thì việc mà bạn cần làm tiếp theo là đưa ra mục tiêu. Mục tiêu sẽ giúp bạn định hình được đích đến của mình, từ đó xác định rõ ràng phương hướng cũng như danh sách những việc mình cần phải làm để đến được cái đích cuối cùng.

      7. Tiến hành thực hiện

      Tìm ra giải pháp và chuẩn bị mọi thứ hoàn tất, nhiệm vụ tiếp theo của bạn là bắt đầu tiến hành giải quyết vấn đề. Đây là khâu quan trọng nhất trong kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, nhiều vấn đề phát sinh thêm sẽ xuất hiện ở giai đoạn này. Vì vậy, thay vì bị động thực hiện theo từng bước có sẵn trong kế hoạch, bạn phải luôn chủ động để đối phó với những vấn đề phát sinh.

      Kỹ năng giải quyết vấn đề 5Bạn phải luôn chủ động trong việc giải quyết vấn đề (Nguồn: Geeks Vision)

      Khi có sự chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện giải pháp thì chắc chắn rằng vấn đề sẽ được giải quyết một cách tốt nhất và mang lại kết quả như mong đợi.

      8. Đánh giá lại kết quả thực hiện

      Đánh giá kết quả là việc tổng kết lại toàn bộ quá trình giải quyết vấn đề của bạn, được tính từ lúc tìm, nhìn nhận cốt lõi đến khi vấn đề được giải quyết. Việc này giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về toàn bộ quá trình, từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học cho bản thân và cho những lần về sau.

      Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp cho bạn có thêm phương hướng trong việc rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề. Sau cùng, bạn phải tự rèn luyện bằng những tình huống thực tế để giúp bản thân có thêm kinh nghiệm và ngày càng hoàn thiện hơn.

      Tuyết Nhi (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Top 8 kỹ năng học tập hiệu quả cần ghi vào bộ nhớ

      06/02/2020

      Để đạt thành tích tốt trong việc học, ngoài trí thông minh, sự cần cù, thì những kỹ năng học tập ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Bỏ túi ngay 8 kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả mà ai cũng cần phải có

      06/02/2020

      Để hoàn thành một công việc mang tính chất tập thể, kỹ năng làm việc nhóm cần được các thành viên ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Những bài tập kỹ năng giao tiếp cần thiết bạn nên biết

      06/02/2020

      Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc và cuộc sống, hãy thử một số bài tập kỹ năng ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...