Băn khoăn tuổi 18: Chuyện chọn ngành chọn nghề | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Băn khoăn tuổi 18: Chuyện chọn ngành chọn nghề

      Băn khoăn tuổi 18: Chuyện chọn ngành chọn nghề

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:10
      Kì thi THPT Quốc Gia đang ngày càng cận kề. Trước những áp lực bài vở đè nặng, những bạn học sinh lớp 12 còn đang có rất nhiều sự phân vân trong việc chọn ngành.

      Học sinh tìm hiểu nhiều thông tin tuyển sinh năm 2018 trên báo Tuổi Trẻ (nguồn ảnh: Doãn Hòa)

      Quả không sai khi người ta nói kì thi Đại học sẽ quyết định cuộc đời bạn sau này. Chỉ một chút thiếu cố gắng, chỉ một lựa chọn khác đi, sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của chúng ta sau này. Tại chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2018 diễn ra tại Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An sáng 27/1, nhiều lời khuyên hữu ích đã được gửi tới các sĩ tử.

      Năm nay, có hàng ngàn học sinh tham dự chương trình. Đây là lần thứ 5 liên tiếp chương trình được tổ chức cho học sinh xứ Nghệ.

      Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

      1. Đừng quá “tham lam” với nguyện vọng xét tuyển

      Tại phần tư vấn chung, rất nhiều học sinh muốn biết rõ hơn về các quy định của kì thi THPT quốc gia năm 2018. Những băn khoăn của thí sinh chủ yếu về tỉ lệ nội dung kiến thức lớp 11 và 12 trong đề thi THPT Quốc gia sẽ như thế nào, những lưu ý khi làm bài thi tổ hợp, nên đăng kí bao nhiêu nguyện vọng tuyển sinh là đủ và những điểm mới trong tuyển sinh ĐH-CĐ so với những năm trước.

      Đáp lại những băn khoăn đó, PGS.TS Trần Anh Tuấn - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ GD-ĐT đã có chủ trương ổn định kỳ thi đến 2020 nên kỳ thi 2018 không có sự xáo trộn môn thi. Tuy nhiên, nội dung kiến thức sẽ được mở rộng hơn trước, kiến thức lớp 12 vẫn là chủ yếu và ngoài ra còn có một phần nội dung kiến thức lớp 11.

      Ông Tuấn cũng đặc biệt lưu ý về việc điền thông tin đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển của thí sinh, tránh việc sai sót thông tin sẽ ảnh hưởng đến quá trình thi, xét tuyển.

      Học sinh đặt câu hỏi cho tổ tư vấn tại chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2018 ở Nghệ An - Ảnh: CHÍ TUỆ

      Học sinh đặt câu hỏi cho tổ tư vấn tại chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2018 ở Nghệ An (nguồn ảnh: Chí Tuệ)

      Theo thống kê chung của Bộ GD-ĐT năm 2017, khâu điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi là giai đoạn mà thí sinh thường mắc phải sai sót. Vì vậy, các bạn thí sinh phải lưu ý điền đầy đủ, chính xác các thông tin theo hướng dẫn để tránh những thiệt thòi không đáng có nhé!

      Riêng về việc đăng ký xét tuyển đại học, ông Tuấn khuyên thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng, vừa tốn kém cho bản thân, vừa làm giảm bớt đi ý nghĩa với việc xét tuyển, lại gây khó khăn chung cho hệ thống.

      "Từ năm 2017, thí sinh được đăng ký không hạn chế số lượng nguyện vọng vào các trường xét tuyển. Năm ngoái, có trường hợp đăng ký hơn 40 nguyện vọng, rất lãng phí.

      Các em chỉ nên đăng ký nguyện vọng phù hợp với sở thích, năng lực bản thân và điều kiện gia đình. Kinh nghiệm là mỗi thí sinh nên chọn một số nguyện vọng cao hơn mức điểm thi, một số ngang bằng điểm thi và một số nguyện vọng thấp hơn điểm thi", ông Tuấn nhấn mạnh.

      Tư vấn chọn trường, ngành năm 2018 - Thầy giáo Phạm Quốc Toản (Nguồn: Youtube)

      2. Cẩn thận với những ngành “hot”

      TS Phạm Mạnh Hà - chuyên gia tư vấn hướng nghiệp của Báo Tuổi trẻ, phó trưởng khoa Công tác thanh niên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cũng lưu ý học sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi chọn cho mình ngành nghề để theo học. Mỗi bạn phải tự chuẩn bị tâm lý, kỹ năng tự khởi nghiệp và khả năng độc lập tự chủ để xin việc thì mới có thể thành công. Chờ đợi, phụ thuộc quá nhiều vào các ngành được cho là “hot” – cứ tốt nghiệp sẽ xin được việc - là điều không nên

      Ngay cả ngành công an, quân đội đang được thí sinh rất quan tâm, bên cạnh cơ hội việc làm thấy rõ, các em cũng phải chuẩn bị tinh thần chấp nhận môi trường rèn luyện chuyên nghiệp để có được cơ hội tốt nhất.

      Các học sinh hào hứng chụp ảnh với đồng phục trường Đại học Hàng hải - Ảnh: DOÃN HÒA

      Các học sinh hào hứng chụp ảnh với đồng phục trường Đại học Hàng hải (nguồn ảnh: Doãn Hòa)

      Đặc biệt, những thí sinh có khát vọng làm giàu, có ưu thế và muốn phát huy khả năng trong những mối quan hệ xã hội lại càng phải cân nhắc kĩ lưỡng khi lựa chọn các trường, ngành “hot”.

      "Hiện nay đa số các em đã lựa chọn được ngành nghề, nhưng càng nhiều thông tin thì càng khó lựa chọn. Xu hướng ngành nghề hiện đại không còn quá phụ thuộc kiến thức chuyên sâu mà cần những kiến thức tổng hợp.

      Nếu học một ngành khó xin việc, các em có thể mở rộng diện lựa chọn để sau khi tốt nghiệp có thêm kiến thức, kỹ năng để dễ xin việc và dễ khởi tạo việc làm cho chính mình", ông Hà chia sẻ.

      Có khá nhiều những câu hỏi tập trung ở nhóm các học sinh trường chuyên Phan Bội Châu rằng: Vừa thích học kinh doanh vừa thích học ngoại ngữ thì học ở đâu thì có thể học hai ngành?

      Sinh viên có thể linh động học song ngành (nguồn ảnh: Unsplash)

      Sinh viên có thể linh động học song ngành (nguồn ảnh: Unsplash)

      Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Thảo, Phó trưởng ban đào tạo ĐHQG Hà Nội, xu hướng liên ngành rất cao ở ĐHQG Hà Nội và nhiều trường khác. Sinh viên có thể linh động đăng kí học bằng kép, song ngành…

      "Học các ngành gần nhau thì khối lượng kiến thức chỉ tăng 30-50% nếu học hai ngành. Ngoài ra sinh viên có thể học từ xa, học online. Điều quan trọng nhất là sinh viên phải chăm chỉ để có kết quả tốt", PGS-TS Bùi Đức Triệu, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân cho hay.

      Trả lời các lo lắng về "cơ hội việc làm ngành kinh tế", PGS- TS Bùi Đức Triệu cho biết: "Đừng lo thiếu cơ hội công việc, chỉ cần lo học cho tốt. Vì giỏi thì bao giờ cũng thiếu".

      Khảo sát từ học viện Tài chính năm 2017 cho thấy, sinh viên ra trường sau 3 tháng thì 70% có việc làm, sau 1 năm 97,72% có việc làm. Tuy vậy TS Nguyễn Đào Tùng vẫn nhấn mạnh đến chất lượng học tập mà sinh viên cần đạt. Các em cần cân nhắc thật kĩ để chọn ngành học mình yêu thích và có thể gắn bó lâu dài. Chỉ khi thực sự yêu thích nó thì mới có thể nỗ lực 200% để đạt được kết quả tốt nhất được.

      3. "Chỉ có bác sĩ giỏi, không có bác sĩ trung bình, khá"

      Rất nhiều học sinh quan tâm đến ngành Y, đặc biệt là ngành bác sĩ đa khoa. Đó là điều đáng mừng cho tương lai đất nước, tuy nhiên cũng vì lo lắng mà TS Lê Đình Tùng phải lưu ý các em rằng: "Chỉ có bác sĩ giỏi, không có bác sĩ trung bình khá. Giỏi mà nhiều người vẫn còn bị phê bình nên nếu không giỏi thì chứng tỏ các bạn đã chọn nhầm nghề".

      Thầy Tùng chia sẻ, việc học y rất vất vả, áp lực, đòi hỏi tinh thần tự học và trách nhiệm cao kể cả khi ra trường, hành nghề.

      Trả lời câu hỏi của thí sinh hỏi về ngành đào tạo bác sĩ đã bão hòa chưa, TS Lê Đình Tùng dẫn ra một con số khá ấn tượng: Theo mục tiêu tới năm 2020 thì còn thiếu khoảng 27.000 bác sĩ và gần 33.000 điều dưỡng.Mặc dù vậy, chỉ tiêu đào tạo tất cả các trường có ngành Y trên cả nước hiện nay mới chỉ cung cấp khoảng 4.000 bác sĩ/năm nên vẫn thiếu bác sĩ và nhân viên y tế. Tuy nhiên, dù thiếu nhưng học không tốt thì vẫn không có việc làm.

      Việc học y rất vất vả, áp lực, đòi hỏi tinh thần tự học và trách nhiệm cao (nguồn ảnh: Unsplash)

      Việc học y rất vất vả, áp lực, đòi hỏi tinh thần tự học và trách nhiệm cao (nguồn ảnh: Unsplash)

      TS Lê Đình Tùng nhắc lại lời khuyên với các em học sinh rằng đừng chọn ngành y chỉ vì "được tuyển thẳng" hay vì "độ hot" của ngành. Áp lực học y rất lớn, đòi hỏi người học phải có sự yêu thích với nghề và có những tố chất cần thiết mới có thể đáp ứng yêu cầu cao của ngành học.

      4. Liệu có nên học nghề?

      Tại khu tư vấn khoa học tự nhiên - kĩ thuật công nghệ - y dược, một thầy giáo dạy phổ thông đã đặt ra câu hỏi về vấn đề phân luồng học nghề sau THCS, THPT.

      "Học sinh học hết THCS chưa thể đủ kiến thức để sau này bước ra cuộc sống. Vậy nếu học sinh chọn học trường nghề chứ không học lên THPT thì các trường nghề phải bổ sung kiến thức văn hóa như thế nào?”

       Thầy Lê Văn Thắng - giáo viên Trường THPT Nghi Lộc 3, đặt câu hỏi về kỳ thi THPT Quốc gia 2018 - Ảnh: DOÃN HÒA

      Thầy Lê Văn Thắng - giáo viên Trường THPT Nghi Lộc 3, đặt câu hỏi về kỳ thi THPT Quốc gia 2018 (nguồn ảnh: Doãn Hòa)

      Một số học sinh tại khu vực này cũng muốn biết về cơ hội việc làm ngay tại địa phương nếu các em không chọn con đường thi đại học mà học trung cấp, cao đẳng tại Nghệ An.

      Cô Trần Thị Nhung, Phó phòng tuyển sinh, trường trung cấp Y Miền Trung đã chia sẻ: "Các em sẽ có lợi thế vì gần nhà, không tốn kém kinh phí sinh hoạt và di chuyển. Bên cạnh đó, nhiều trường trung cấp, cao đẳng hiện nay đào tạo các ngành nghề theo địa chỉ đặt hàng của doanh nghiệp hoặc căn cứ vào nhu cầu nhân lực tại địa phương vì thế cơ hội việc làm cao.

      Rất nhiều ngành học nếu không làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước thì có thể khởi nghiệp với những kiến thức, kĩ năng được học. Các em có thể làm trình dược viên, làm trong các công ty dược, cơ sở y tế, điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe".

      5. "Trót" yêu Sư phạm, nhưng sợ thừa giáo viên

      "Em là học sinh chuyên văn Trường THPT chuyên Phan Bội Châu và có nguyện vọng học sư phạm. Nhưng đầu ra ngành sư phạm thời gian gần đây quá hạn chế. Em thấy băn khoăn với chính quyết định của mình", một thí sinh tâm sự.

      Học sinh đi nghe tư vấn và... cổ vũ cho đội tuyển U23 Việt Nam - Ảnh: DOÃN HÒA

      Học sinh đi nghe tư vấn và... cổ vũ cho đội tuyển U23 Việt Nam (nguồn ảnh: Doãn Hòa)

      TS Trần Bá Tiến - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Vinh cho biết, năm 2018, học sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu sẽ được tuyển thẳng vào trường.

      "Điều tra, khảo sát mới đây về nhu cầu giáo viên ở ba tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh cho thấy tình trạng giáo viên ở một số nơi thừa nhưng vẫn còn một số nơi thiếu, thường là thiếu người giỏi mà thừa những người chưa giỏi lắm.

      Học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu là những học sinh ưu tú, nên tin chắc khi các em tốt nghiệp, sẽ nhiều nơi giang tay. Ngoài ra, các em còn có cơ hội học ngành hai để nhân đôi cơ hội việc làm", ông Tiến chia sẻ.

      Theo báo Tuổi trẻ

      Kim Xuân tổng hợp


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Cập nhật ngay những điều mới nhất về tuyển sinh Đại học năm 2018

      06/02/2020

      Trong không khí rộn ràng của mùa tuyển sinh Đại học (ĐH), Cao đẳng (CĐ) năm 2018, Edu2Review mời ...

      Tiếng anh giao tiếp

      Thông tin về tỉ lệ nội dung lớp 11 và 12 trong đề thi THPT Quốc gia 2018

      06/02/2020

      Năm 2018, đề thi THPT Quốc gia có bổ sung thêm nội dung của lớp 11. Tỉ lệ số câu như thế nào thì ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Ngành trí tuệ nhân tạo tại Đại học FPT: Đào tạo kiến thức “thực chiến” tại doanh nghiệp

      03/08/2024

      Đại học FPT tiên phong trong đào tạo ngành Trí tuệ Nhân tạo, trang bị sinh viên kiến thức thực ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Ngành Thiết kế Vi mạch Bán dẫn tại Trường Đại học FPT có gì thú vị?

      03/08/2024

      Vi mạch bán dẫn là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai? Thế mạnh đào tạo ngành vi mạch bán dẫn ...