Bạn loay hoay học tiếng Anh hơn 10 năm nhưng vẫn không thể nói được dù chỉ là việc giới thiệu bản thân? Bạn cảm thấy vô cùng chán nản và muốn bỏ cuộc ngay khi vừa cầm tới quyển sách tiếng Anh dày cộm? Bạn cảm thấy xấu hổ và ngại ngùng khi không thể giao tiếp được tiếng Anh như mọi người? Liệu có phải do phương pháp học của bạn đã không đúng ngay từ lúc ban đầu?
Hãy tham khảo phương pháp học tiếng Anh giao tiếp dưới đây, vừa mới lạ, vừa độc đáo sẽ giúp bạn chinh phục được loại ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới này chỉ trong vòng 6 tháng.
Bước 1: Đặt ra mục tiêu và đi theo mục tiêu đó
- Đặt mục tiêu: 6 tháng phải nói được tiếng Anh thoải mái với người nước ngoài
+ Hãy viết ra mục tiêu của bạn và dán chúng ở nơi mà bạn dễ nhìn thấy nhất, mỗi lần nhìn thấy là mỗi lần thôi thúc chúng ta phải học như một lời cam kết.
Nghe nói được khắc tự đọc viết được (Nguồn: Dịch thuật)
- Đặt ưu tiên: nếu bạn chăm chỉ cày mò 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết thì sau 2-3 năm, nhiều khả năng bạn sẽ thành thạo. Nhưng điều mình muốn nói là thay vì học 4 kỹ năng, bạn nên tập trung vào nghe và nói trước – học như 1 đứa trẻ vậy, bạn sẽ chỉ mất 6 tháng để thành thạo và có thể tự tin giao tiếp mà không cần đợi 2-3 năm.
Bước 2: Phát âm chuẩn là quan trọng nhất
- Có rất nhiều bạn dù đã học rất nhiều ngữ pháp, từ vựng nhưng lại không thể hiểu hay nói được một câu tiếng Anh để người nước ngoài hiểu. Tại sao lại như vậy?
- Nhiều bạn khi mới bắt đầu học tiếng Anh đều nghĩ tới học ngữ pháp, hoặc muốn học giao tiếp để có thể giao tiếp, nhưng kết quả lại không dùng được ngữ pháp và cũng không thể giao tiếp được.
Phát âm là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất trong việc học tiếng Anh (Nguồn: Dreamlifeenglish)
- Bạn có thể phát âm tiếng Anh “như nói tiếng Việt” và sau 2-3 năm vẫn có thể thành thạo, nhưng nếu bạn học “bài bản” ngay từ đầu, chỉ sau 6 tháng là bạn có thể đạt được mục tiêu ấy, phát âm chuẩn sẽ giúp bạn nghe tốt hơn và việc nói cũng trở nên dễ dàng hơn.
- Và một điều đặc biệt mình muốn nói là phát âm chuẩn không phải là năng khiếu mà phụ thuộc vào việc bạn học có bài bản, chịu khó đọc đều đặn hay không.
Bước 3: Không học các quy tắc ngữ pháp theo lối thông thường
- Ngữ pháp là thứ sẽ giết chết khả năng giao tiếp của bạn. Tại sao lại như vậy?
+ Nếu bạn cứ để ngữ pháp quẩn quanh trong đầu thì khi nói, lúc nào bạn cũng sẽ sợ sai, sợ sai thì không dám nói, và cuối cùng là không thể nói được. Một người nước ngoài thậm chí còn không biết hết ngữ pháp trong tiếng Anh. Ngữ pháp là quan trọng nhưng hãy học theo cách thông minh và dùng được.
Hãy học ngữ pháp theo cách thông minh để có thể sử dụng được nó (Nguồn: Alokiddy)
- Hãy học ngữ pháp theo kiểu học qua những câu chuyện hay viết nhật ký bằng tiếng Anh. Hãy tự viết và đọc nó đều đặn, tự lẩm bẩm với bản thân và bạn sẽ bất ngờ với kết quả đạt được “một mũi tên trúng hai đích”, bạn sẽ vừa nhớ được ngữ pháp và vừa nói được.
Bước 4: Tắm mình bằng cách nghe thật nhiều
- Nghe bị động: nghe những thứ mình thích nghe và bắt đầu bằng những nội dung đơn giản, hội thoại ngắn hay phim hoạt hình. Một ngày nghe 8 tiếng: cứ bật nhạc, phim, tất cả mọi thứ bằng tiếng Anh lên – nghe thôi, chưa cần hiểu đâu. Nghe như thời chúng ta còn nhỏ, được vây quanh bởi giọng nói của bố mẹ để rồi một ngày tự nói được lúc nào không hay.
+ Hãy nghe mọi lúc mọi nơi từ nấu cơm, quét nhà, đến trường… thậm chí là cả Facebook hãy mặc định bằng tiếng Anh. Không cần phải hiểu luôn, rồi từ từ sẽ hiểu. Hãy sử dụng tiếng Anh mọi lúc mọi nơi dù việc này sẽ khiến người nhìn bạn như “kẻ ngố tàu”, hãy biết cách tự tạo môi trường tiếng Anh cho mình nhé.
Hãy nghe một cách thoải mái nhất để học tiếng Anh tự nhiên (Nguồn: Nghe tiếng Anh PRO)
- Nghe chủ động: Ít nhất 30 phút/ngày (lúc này bạn thực sự học tiếng Anh nhé). Cách học của những anh tài tiếng Anh mà mình cũng nên bắt chước đó là ngồi xem phim hoặc nghe nhạc rồi nhại theo phụ đề, kết hợp với việc viết từ mới. Có thể mới bắt đầu bạn sẽ không bắt kịp tốc độ của người nghe những nghe mãi rồi sẽ thành quen và thành nhanh thôi.
+ Có 2 việc bạn cần chú ý trong khi nghe: đầu tiên là hãy nghe hết câu, đừng dừng lại để cố gắng dịch hiểu, việc này sẽ làm bạn quên mất những thông tin phía sau người ta nói gì. Thứ hai là tốc độ của người nghe phải bằng tốc độ của người nói: như vậy sẽ không làm bạn cảm thấy người ta nói quá nhanh (để đạt được điều này thì chỏ có cách là bạn phải nhại đi nhại lại thật nhiều cho đến khi bắt kịp).
Bước 5: Học từ mới, ít nhất 5 từ mỗi ngày
- Nếu bạn đã từng tiếp xúc với người nước ngoài thì sẽ thấy họ dùng những từ ngữ rất đơn giản. Hầu hết chúng ta mắc một lỗi khi học từ vựng là cố gắng học từ càng nhiều càng tốt. Nhưng bạn có biết, thực sự chúng ta không sử dụng hết chúng và dần chúng ta sẽ quên chúng.
Đừng nên học từ vựng chỉ bằng cách ghi chép và cố nhai chúng (Nguồn: Tiếng Anh 247)
+ Học từ vựng tốt nhất là gắn với nghe, và cách mà mọi người thường làm đó là nghe và nhại theo. Lúc bạn xem một bộ phim hay bất kì thứ gì bằng tiếng Anh thì đừng quên: mắt nhìn, tai nghe, miệng nhại theo và tay không quên ghi từ mới – bạn chỉ nên học từ vựng theo cách này thôi, đừng học khô cứng viết ra và cố gắng nhai từng tự một. Và nhớ là sau khi ghi lại thì đọc lại nhiều lần và ghép vào câu để đọc nhé.
- Bạn cũng có thể lên internet tham khảo những nguyên tác học từng vựng tiếng Anh và chọn một nguyên tắc phù hợp với mình.
Bước 6: Học nói và giao tiếp bằng Question và Answer:
- Chúng ta thường học cách hỏi nhưng ít khi học cách trả lời, vì thế mà khi bị người khác hỏi bạn phản ứng rất chậm. Để có thể phản ứng nhanh khi nói, tốt nhất là một ngày hãy tự đặt và trả lời 3 câu: viết đọc và nói chúng. Tự thực hành với chính bản thân mình, hãy đọc một cách chậm và chuẩn từng từ nhé!
Học bằng cách tự hỏi và tự trả lời (Nguồn: Academy)
+ Với cách học này thì chỉ sau một tháng thôi là bạn đã có thể giao tiếp và phản ứng trả lời được với cả trăm câu hỏi rồi đó.
Bước 7: Sưu tầm một số trang web để tập nghe tiếng Anh
- Bạn có thể lên Youtube.com và theo dõi những giảng viên bản ngữ dạy tiếng Anh qua Youtube, hay một số những blogger chia sẽ những chủ đề thú vị của họ, vừa luyện nghe mà còn biết thêm nhiều kiến thức thú vị.
Học miễn phí qua các phần mềm học tiếng Anh trên mạng (Nguồn: Aroma)
- Một số kênh bạn nên theo dõi: VOA learning English, Ted, Học tiếng Anh với Ăn Đu Đủ, Học với Mr Duncan….
Bước 8: Động lực
- Làm thế nào để có động lực đi theo những mục tiêu đề ra và không bỏ cuộc giữa chừng? Nhiều bạn rất quyết tâm học nhưng chỉ sau 1 tuần hay 1 tháng là đã nản chí, cuối cùng là bỏ luôn và mặc cảm, nghỉ rằng mình không thể học tiếng Anh được.
+ Bạn hãy biết cách tạo động lực cho bản thân mình để có thể đạt được mục tiêu đề ra, bạn có thể viết một câu nói đầy cảm hứng của ai đó và dán ở nơi dễ nhìn thấy nhất để mỗi ngày bạn luôn có động lực cố gắng.
*Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Mỹ Linh tổng hợp
Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam