Nếu là người giỏi văn chương, yêu thích viết lách, nhạy bén với các tin tức, sự kiện của xã hội... thì báo chí truyền thông chính là lĩnh vực nghề nghiệp dành cho bạn. Hiện nay, ngành này nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Chính vì thế mà nhu cầu được đào tạo về chuyên môn nghề báo cũng tăng cao. Vậy đâu là ngôi trường chất lượng tại Hà Nội?
Bảng xếp hạng các trường đại học
tốt nhất Việt Nam
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo, nghiên cứu báo chí truyền thông hàng đầu ở Việt Nam. Với lịch sử gần 30 năm phát triển, Viện đã từng bước khẳng định vị thế trong việc đào tạo nguồn nhân lực báo chí.
Tại đây, sinh viên được tiếp cận và truyền thụ những kiến thức cơ bản, sâu sắc giúp các nhà báo tương lai có sự hiểu biết xã hội toàn diện cùng với kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu. Đây cũng là cơ sở đào tạo báo chí truyền thông có hệ thống trang thiết bị phục vụ đào tạo hiện đại, đồng bộ tạo điều kiện học tập toàn diện cho sinh viên.
Xem thêm đánh giá của sinh viên
về Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
Hiện nay, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông đào tạo 2 ngành học: Báo chí và Quan hệ công chúng. Viện cũng là một trong những cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên ở Việt Nam kếp hợp với Đại học Stirling (Anh) tổ chức liên kết đào tạo và cấp bằng Thạc sĩ ngành Quản trị truyền thông.
Trường cũng là cơ sở đầu tiên đào tạo chương trình Thạc sĩ Báo chí định hướng nghiên cứu (từ 1997) và Thạc sĩ Báo chí định hướng ứng dụng (từ 2017). Trong tương lai gần, trường tiếp tục phát triển các chương trình Thạc sĩ Truyền thông Doanh nghiệp, Thạc sĩ Quản trị và Kinh doanh Báo chí Truyền thông…
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) được thành lập ngày 16/01/1962. Chuyên ngành Báo chí, Tuyên truyền và Quan hệ Công chúng & Quảng cáo, Truyền thông là những nhiệm vụ đào tạo chủ yếu của trường.
Học viện đã hợp tác đào tạo và nghiên cứu với nhiều trường đại học danh tiếng như Đại học Công nghệ Sydney (UTS), Đại học Monash, Đại học Latrobe của Australia… Trường luôn quan tâm đến yếu tố cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của giảng viên, sinh viên.
Xem thêm đánh giá của sinh viên
về Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khu giảng đường đạt tiêu chuẩn quốc gia với trên 80% số phòng được trang bị máy chiếu đa năng. Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện gồm nhiều phòng chức năng với hàng chục nghìn đầu sách chuyên ngành và nhiều tư liệu quý, 2 phòng truy cập Internet và 5 hệ thống wifi đảm bảo phục vụ nhu cầu tra cứu, học tập tại mọi địa điểm trong toàn học viện. Đặc biệt trường có 1 studio phát thanh và 1 studio truyền hình phục vụ thực hành nghiệp vụ báo chí.
Đại học Văn hóa Hà Nội
Khoa Viết văn – Báo chí có tiền thân là trường viết văn Nguyễn Du năm 1979. Đến năm 2004, Khoa Viết văn – Báo chí ra đời với tên gọi là Khoa Sáng tác và lý luận phê bình văn học với 2 chuyên ngành chính: Viết văn và Viết báo. Năm 2015, Đại học Văn hóa Hà Nội mở ngành Báo chí và bắt đầu tuyển sinh từ năm 2016.
Ngành Báo chí tại Đại học Văn hóa Hà Nội tập trung đào tạo các phóng viên về lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Khoa tập trung đào tạo báo mạng điện tử và báo chí đa phương tiện để bắt kịp với xu hướng hiện đại của thế giới, đầu tư vào yếu tố phương tiện kỹ thuật truyền thông như trường quay, studio, những phòng dựng hình, hậu kì...
Xem thêm đánh giá của sinh viên
về Đại học Văn hóa Hà Nội
Tuyển sinh ngành Báo chí 2019 của Khoa Viết Văn – Báo chí (Nguồn: YouTube – Phong Ngo)
Bên cạnh đội ngũ giảng viên của trường, Khoa còn liên kết với các giảng viên tại một số đơn vị đào tạo báo chí uy tín như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hay các phóng viên, nhà báo tại cơ quan báo chí để giảng dạy.
Cao đẳng Truyền hình Hà Nội
Cao đẳng Truyền hình Hà Nội trực thuộc Đài truyền hình Việt Nam và được thành lập từ năm 1956. Các chuyên ngành của trường gồm Báo chí, Quay phim và Đạo diễn, Kỹ thuật Truyền hình, Công nghệ thông tin, Công nghệ Điện tử Truyền thông, Ngoại ngữ, Đại cương.
Với phương châm “đào tạo nghề gắn liền với thực tiễn”, nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên chú trọng thực hành, làm quen công việc để sớm bắt kịp thực tiễn nghề nghiệp. Trong quá trình học tập, sinh viên luôn được áp dụng kiến thức thực hành nhiều hơn lý thuyết. Với các môn học gắn liền với thực tiễn, chương trình học tập yêu cầu sinh viên phải trực tiếp sản xuất các tác phẩm báo chí.
Xem thêm đánh giá của sinh viên
về Cao đẳng Truyền hình Hà Nội
Bên cạnh các môn học gắn liền với thực tiễn, trường còn có các sân chơi là các tờ báo nội bộ như Truyền hình CTV (4 số/1 tháng), Phát thanh CTV (4 số 1 tháng), Tạp chí Sinh viên Truyền hình (1 số/1 tháng) và sản xuất nội dung cho website ctv.vtv.vn. Điều này giúp sinh viên có thể củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng để sẵn sàng cho công việc trong tương lai.
Vì là đơn vị trực thuộc của Đài Truyền hình Việt Nam nên sinh viên của trường có nhiều cơ hội được tham quan học hỏi kinh nghiệm, tham gia các sự kiện do VTV tổ chức. Các nhà báo, phóng viên, biên tập viên có kinh nghiệm cũng thường xuyên về trường để giao lưu chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp cho sinh viên.
Trên đây là một số trường đào tạo ngành Báo chí Truyền thông tại Hà Nội. Mùa tuyển sinh đang đến gần, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn trường đại học cho mình.
Thường Lạc (Tổng hợp)