Chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm sắp đi vào dĩ vãng | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm sắp đi vào dĩ vãng

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Sinh viên sư phạm được miễn học phí là một yếu tố thu hút đầu vào. Tuy nhiên, theo Dự thảo đang chờ xem xét của Bộ GD&ĐT ưu ái này sẽ không được áp dụng nữa, thay vào đó là những chính sách khác.

      Việc miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm đã từng là một chính sách tối ưu vào thời điểm 20 năm trước, nhằm thu hút đầu vào và giải quyết bài toán thiếu giáo viên. Tuy nhiên, nhu cầu lao động hiện nay đã có nhiều thay đổi, cùng với việc sinh viên sư phạm ra trường không có việc làm và đi làm trái chuyên ngành đã làm các cán bộ giáo dục phải cân nhắc việc bãi bỏ chính sách ưu tiên này.

      Theo Dự thảo đã được công bố và Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét trong thời gian tới, chính sách miễn học phí đối với sinh viên sư phạm sẽ bị hủy bỏ. Thay vào đó là các quy định về chính sách tín dụng và hoàn trả khoản vay tín dụng đối với học sinh, sinh viên sư phạm.

      Bảng xếp hạng trường
      đại học tốt nhất việt nam

      Giảm áp lực tài chính cho sinh viên sư phạm bằng hình thức vay tín dụng

      Theo quy định hiện hành, sinh viên chỉ được miễn học phí khi ký cam kết sẽ phục vụ trong ngành giáo dục sau khi tốt nghiệp. Ngược lại, sinh viên sẽ phải hoàn lại toàn bộ số tiền đã được miễn đóng học phí trong thời gian học tại trường.

      Tuy nhiên, việc sinh viên có thực hiện đúng như cam kết hay không lại không có cơ quan, đơn vị hay bộ phận nào kiểm tra. Trong thực tế, số lượng sinh viên sư phạm ra trường chưa có việc làm khá cao hoặc có việc làm nhưng lại không đúng ngành, nghề đã gây lãng phí rất lớn cho ngân sách, thời gian, nguồn nhân lực và chất lượng đào tạo sư phạm.

      Do vậy, Bộ GD&ĐT đề xuất thay chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm bằng việc cho vay tín dụng, cấp học bổng cho sinh viên học tập tại các trường đào tạo giáo viên. Tín dụng sư phạm là chính sách cho vay đối với sinh viên sư phạm, nhằm hỗ trợ chi trả học phí và sinh hoạt phí trong thời gian theo học ngành này.

      Giảm áp lực tài chính cho sinh viên sư phạm bằng hình thức vay tín dụng (Nguồn: Đại học Sư phạm TP.HCM)Giảm áp lực tài chính cho sinh viên sư phạm bằng hình thức vay tín dụng (Nguồn: Đại học Sư phạm TP.HCM)

      Nguyên tắc vay và hoàn trả khoản vay tín dụng sư phạm cần biết

      Để tránh lãng phí nguồn đầu tư của quốc gia, nhưng cũng hỗ trợ các giáo viên tương lai trong quá trình đào tạo. Bộ GD&ĐT đã đề ra chính sách cho vay tín dụng với những điều khoản sau:

      • Khoản vay tín dụng đủ để trả học phí và chi phí sinh hoạt cho toàn khóa học của sinh viên. Cụ thể, khoản vay bao gồm: Học phí (mức vay bằng mức thu học phí của trường mà sinh viên theo học); sinh hoạt phí (3 – 3,5 triệu đồng/tháng/sinh viên trong thời gian không quá 10 tháng/năm học).
      • Sinh viên không phải trả khoản vay tín dụng nếu làm việc trong ngành giáo dục tối thiểu trong thời gian 5 năm.
      • Nếu trong vòng 2 năm sau khi ra trường, sinh viên không công tác trong ngành sư phạm sẽ phải thực hiện hoàn trả khoản vay học phí và sinh hoạt phí trong vòng 3 năm tiếp theo.

      >> Top 10 trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất tại TP HCM

      Nguyên tắc vay và hoàn trả khoản vay tín dụng sư phạm cần biết (Nguồn: thebank)Nguyên tắc vay và hoàn trả khoản vay tín dụng sư phạm cần biết (Nguồn: thebank)

      Được và mất của sinh viên nghề giáo

      Theo khảo sát, 50% sinh viên theo học ngành đào tạo sư phạm là do chính sách miễn học phí hấp dẫn này. Trong khi đó, sinh viên ra trường lại thường làm trái ngành nghề đã được đào tạo. Vì vậy, việc ngừng chính sách miễn học phí này vừa giúp giải quyết vấn đề lãng phí ngân sách, thời gian, nguồn nhân lực vừa nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm.

      Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội để các trường đào tạo sư phạm từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý.

      Qua đó, ta thấy rằng dù sinh viên nghề giáo trong tương lai có lẽ sẽ không còn được ưu ái miễn học phí như hiện tại. Nhưng tin chắc rằng, với chính sách hỗ trợ tài chính mới theo dự thảo, sinh viên sư phạm vẫn sẽ có thể theo đuổi đam mê mà không bị áp lực tài chính đè nặng. Bên cạnh đó, điều này cũng hứa hẹn về một tương lai xán lạn của ngành sư phạm cả về số lượng và chất lượng.

      Sinh viên sư phạm được vay tín dụng để đóng học phí (Nguồn: YouTube – THVL Tổng hợp)

      Sau tất cả, những thay đổi này đã phần nào khẳng định quyết tâm của các cán bộ giáo dục muốn nâng cao vị thế nghề giáo trong thời đại mà đa số mọi người quan niệm “Nhất y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm”.

      Mai Trâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành sư phạm

      06/02/2020

      Dù năm 2018 Bộ GD-ĐT đã bỏ điểm sàn chung nhưng vẫn phải sử dụng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học Sư Phạm TP.HCM: những “bí mật” được “bật mí”

      09/03/2020

      Bạn vừa trải qua kỳ thi THPT Quốc gia 2018 đầy cam go, giờ là lúc bạn quyết định sẽ chọn ngôi ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top những trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất tại TP.HCM

      04/05/2022

      Đại học Ngoại thương, Đại Học Hoa Sen, Y Dược, RMIT... là một trong số các trường đại học được ...

      Luyện thi TOEIC

      “Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm” đúng không?

      06/02/2020

      Bạn có thắc mắc tại sao lại có câu nói trên không? Và tại sao khối ngành sư phạm lại bị “bỏ qua”? ...