Chống sửa điểm thi THPT quốc gia: quét và lưu bài ngay trong mỗi buổi! | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Chống sửa điểm thi THPT quốc gia: quét và lưu bài ngay trong mỗi buổi!

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Vụ việc sửa điểm thi THPT quốc gia ở Hà Giang và Sơn La đang nóng hơn bao giờ hết. Liệu đề xuất quét và lưu bài ngay trong mỗi buổi thi, nhằm mang lại tính công bằng, có được thực hiện vào năm 2019?

      “Hiến kế” chống gian lận trong thi cử nhằm mang lại sự công bằng cho thí sinh (Nguồn: thanhnien)

      Trong một cuộc chia sẻ trên báo chí gần đây của GS.TS Bùi Văn Ga, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT), ông Ga cho rằng việc chống gian lận sửa điểm thi THPT quốc gia cần được thực hiện ở khâu chấm bài, đặc biệt trong việc bảo mật phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) và file dữ liệu gốc trên máy tính sau khi quét.

      Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      Thay đổi quy trình chấm thi THPT quốc gia

      Quy trình chấm bài trắc nghiệm THPT quốc gia 2018 hiện vẫn còn nhiều sơ hở để kẻ gian lợi dụng, dẫn đến không minh bạch và thiếu công bằng cho các thí sinh. Vì vậy, ông Bùi Văn Ga đã đề xuất một phương án khả thi, đơn giản và ít tốn kém là tổ chức quét và lưu ngay phiếu TLTN của thí sinh sau khi kết thúc mỗi buổi thi.

      Phương pháp này yêu cầu trang bị máy tính và khoảng 5 – 6 máy scan thông thường ở mỗi điểm thi. Đồng thời cũng cần bổ sung thêm các quy định liên quan đến việc bảo mật file dữ liệu gốc sau khi quét.

      Dựa trên bản gốc này, việc phát hiện tiêu cực trong quá trình chấm thi sẽ trở nên dễ dàng hơn, cũng như xác minh, xử lý khi sai phạm cũng không phức tạp như hiện nay.

      Toàn cảnh vụ việc gian lận điểm thi trong kỳ tuyển sinh 2018 (Nguồn: YouTube)

      Tuy nhiên, theo ông Ga, phương án hiệu quả nhất được Bộ GD&ĐT đưa ra thảo luận mấy năm gần đây vẫn là thi trên máy tính, có kết quả ngay sau khi làm bài để không ai có thể can thiệp, tùy tiện sửa điểm thi THPT quốc gia.

      Khó khăn lớn nhất gặp phải với phương án này là việc đầu tư cơ sở vật chất (trang bị số lượng máy tính đủ lớn) ở nhiều địa phương không hề đơn giản. Ngoài ra, khâu chuẩn bị cũng phải được chăm chút nhiều, với ngân hàng câu hỏi dồi dào thì mới khả thi.

      Trong lộ trình đổi mới của Bộ GD&ĐT, nếu điều kiện cho phép, việc thi trên máy tính có thể áp dụng từ năm 2021. Trước mắt thì vẫn duy trì hình thức thi trắc nghiệm trên giấy như cũ, nhưng chắc chắn sẽ có nhiều quy chế mới để chống lại gian lận. Phương án quét và lưu bài ngay sau mỗi buổi thi cũng sẽ được xem xét kỹ trước khi ban hành chính thức.

      Quét và lưu bài ngay sau mỗi buổi: liệu có khả thi?

      Phương án của ông Bùi Văn Ga đưa ra đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ mọi người. Bạn Lưu Minh Quang thể hiện quan điểm đồng tình: “Đơn giản là trang bị máy chụp quét cầm tay, thí sinh vẫn ngồi tại chỗ. Giám thị cầm máy quét chụp quét qua bài thi như quét hàng siêu thị.

      Sau đó máy tự mã hóa thành mã code, tự động truyền về máy chủ của Bộ GD&ĐT. Dùng phần mềm chuyên dụng giải mã code và chấm thi tự động tại máy chủ thuộc Bộ là xong.”


      Một kỳ thi công bằng và minh bạch liệu có thể trở thành sự thật? (Nguồn: baomoi)

      Một kỳ thi công bằng và minh bạch liệu có thể trở thành sự thật? (Nguồn: baomoi)

      Bạn Trần Bình cho hay: “Chuẩn luôn, quét bài thi ngay khi thu bài thì thì đảm bảo cho khâu chấm thi, bên cạnh đó máy chủ đặt tại văn phòng Bộ cũng có thể đọc và chấm điểm luôn.”

      Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều ý kiến quan ngại, như bạn Phong Vân đặt nghi vấn: “Máy quét đó có rẻ không, cả nước trang bị mấy chục triệu cái thì liệu có ổn không?”

      Bạn Đỗ Đẩu cũng chia sẻ: “Không nên thi trên máy tính để có kết quả ngay. Gian lận sẽ như sau: người lập trình có thể lưu số báo danh của một số thí sinh (cần nâng kết quả) vào một tệp bí mật riêng.

      Khi thi, các thí sinh này gõ số báo danh của mình, máy sẽ truyền thông tin nhận dạng và cho ngay điểm đã cài sẵn. Khi đó thí sinh không cần phải làm một câu nào và có thể ra về ngay với kết quả cao.”

      Không chỉ vậy, nhiều bạn đã đưa ra ý kiến của mình để hoàn thiện quy chế thi. Bạn Phạm Hoàng hiến kế: “Bài trắc nghiệm bắt buộc thí sinh gạch chéo ô không tô (3 ô). Sau khi quét xong bài cả nước mới công bố đáp án.”

      Bạn Dương Thị Hải bình luận: “Theo tôi, trong bài trắc nghiệm, ngoài việc tô đúng vào ô chữ mình chọn thì cuối dòng ghi rõ câu 1 là A hay B (bằng mực), khi có sự sửa bài thì khó tẩy.”

      Nhìn chung, cuộc chiến chống gian lận sửa điểm thi THPT quốc gia còn dài, vấn đề phải giải quyết rất nhiều. Tuy nhiên, qua những sai phạm nghiêm trọng tại Hà Giang và Sơn La vừa qua, chắc rằng Bộ GD&ĐT đã rút cho mình những kinh nghiệm xương máu và sẽ ban hành những quy chế chặt chẽ hơn cho kỳ tuyển sinh 2019 sắp tới. Các sĩ tử đừng quên cập nhật thông tin mới mỗi ngày trên Edu2Review nhé!

      Yến Nhi tổng hợp

      Nguồn: dantri


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Quy trình chấm thi THPT quốc gia 2018 diễn ra như thế nào?

      06/02/2020

      Công tác chấm thi THPT quốc gia 2018 đang được ráo riết tiến hành trên cả nước. Vậy quy trình ...

      Tiếng anh giao tiếp

      Dự đoán điểm thi tuyển sinh THPT Quốc gia 2018: điểm chuẩn các trường top đầu có thể tăng

      06/02/2020

      Với tỉ lệ thí sinh tham gia kì thi THPT Quốc gia tăng cao, liệu điểm thi tuyển sinh THPT Quốc gia ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Ngành trí tuệ nhân tạo tại Đại học FPT: Đào tạo kiến thức “thực chiến” tại doanh nghiệp

      03/08/2024

      Đại học FPT tiên phong trong đào tạo ngành Trí tuệ Nhân tạo, trang bị sinh viên kiến thức thực ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Ngành Thiết kế Vi mạch Bán dẫn tại Trường Đại học FPT có gì thú vị?

      03/08/2024

      Vi mạch bán dẫn là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai? Thế mạnh đào tạo ngành vi mạch bán dẫn ...