Sau khi thí sinh dự thi xong, công tác chấm bài kế tiếp sẽ ra sao? (Nguồn: thanhnien)
Quy trình chấm thi THPT quốc gia 2018 (các môn trắc nghiệm) gồm 4 pha xử lý lỗi bài thi và chấm tự động trên máy. Các thông tin về phòng thi, tên thí sinh, ngày sinh, giới tính, số CMND… sẽ cập nhật trước khi chấm.
Phần mềm chấm thi tính theo thang điểm 100. Mức làm tròn của phần mềm này được cấu hình mặc định theo các tệp tin để tương thích với Phần mềm Quản lý thi, từ đó tự động chuyển đổi về điểm số cho phù hợp.
Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!
Hàng loạt sai phạm khi điền phiếu TLTN
Theo Lãnh đạo Cục Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT), có khoảng 1% thí sinh mắc lỗi trong quá trình điền phiếu TLTN của kỳ thi THPT quốc gia, dẫn đến không thể chấm tự động được. Trong đó có 4 lỗi phổ biến, thường gặp nhất:
- Lỗi về mã đề: không tô, tô những mã không có, hoặc tô sai cách nên không thể nhận được mã đề thi của thí sinh.
- Lỗi về số báo danh (SBD): không tô, tô sai làm xuất hiện những SBD trùng nhau và SBD không tồn tại, hoặc tô sai cách nên không nhận biết được. Trong đó, một trường hợp thí sinh có dự thi tô nhầm SBD của người vắng thi.
Thí sinh cần lưu ý tránh sai phạm trong khi tô phiếu TLTN (Nguồn: giaoducthoidai)
- Lỗi về phiếu TLTN: phiếu bị biến dạng, để gấp hoặc sai mặt nên không quét bài thi qua hệ thống được.
- Lỗi về phần trả lời: tô quá mờ, hay tẩy xóa không rõ ràng, gây khó khăn trong việc nhận dạng phương án thí sinh lựa chọn, hoặc tô vào vùng không có câu hỏi.
Tất cả những lỗi này đều khiến bài thi không chấm được qua hệ thống tự động, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh, dù rằng có nhiều sai phạm do chính thí sinh gây ra. Vì vậy, khi phần mềm phát hiện điểm sai, cán bộ chấm thi sẽ sửa lỗi lại để có thể chấm bài tự động. Kết quả sửa sẽ được lưu lại cùng với biên bản để báo cáo cho Bộ GD&ĐT.
Quy trình chấm thi THPT quốc gia 2018: chặt chẽ và nghiêm túc
Quá trình chấm thi mùa tuyển sinh 2018 diễn ra theo 4 pha:
Pha 1: quét ảnh
Dùng máy quét ảnh tốc độ cao (scanner) để quét các bài thi theo từng lô, rồi đưa vào các thư mục chứa ảnh.
Pha 2: đọc ảnh (hay xử lý / nhận dạng ảnh)
Lọc các thông tin quan trọng từ ảnh (như số báo danh, mã đề và các phương án trả lời). Sau đó, xuất báo cáo cho Bộ GD&ĐT về trạng thái ban đầu của phiếu TLTN khi chưa sửa lỗi.
Tham khảo quy trình chấm bài tự luận môn Văn 2018 (Nguồn: YouTube)
Pha 3: sửa lỗi phiếu TLTN của thí sinh
Cán bộ chấm thi sẽ sửa tất cả các lỗi của thí sinh để có thể chấm bài tự động (lưu lại biên bản để báo cáo cho Bộ GD&ĐT).
Pha 4: chấm thi
Hội đồng thi sử dụng đáp án chính thức do Bộ GD&ĐT cung cấp để chấm điểm và báo cáo kết quả. Nếu phiếu TLTN vẫn còn lỗi thì phần mềm sẽ chặn, không cho phép chạy pha 4, buộc cán bộ chấm thi phải quay lại sửa lỗi theo pha 3.
Các quy định trong quá trình chấm thi
Bộ phận giám sát chấm bài trắc nghiệm gồm công an, cán bộ giám sát của đơn vị phối hợp tổ chức thi và đơn vị chủ trì cụm thi.
Phiếu TLTN được giám sát chặt chẽ trước, trong và sau quá trình quét, với các biên bản mở, đóng niêm phong rõ ràng, cụ thể.
Các thành viên tham gia xử lý phiếu TLTN tuyệt đối không được phép sửa chữa, thêm bớt vào phiếu TLTN của thí sinh với bất kỳ lý do gì, thậm chí không được mang theo bút chì và gôm vào phòng chấm thi.
Yến Nhi tổng hợp