Chống tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia 2019: sẽ cho chấm bài tập trung theo cụm | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Chống tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia 2019: sẽ cho chấm bài tập trung theo cụm

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Mạnh Hùng cho biết mùa tuyển sinh 2019 sắp tới, tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia sẽ được rà soát nghiêm túc qua việc chấm bài tập trung theo cụm.

      Làm sao để chống tiêu cực cho mùa tuyển sinh 2019? (Nguồn: tml)

      Vụ việc tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 gây nên nhiều hoang mang trong lòng các sĩ tử 2001: liệu năm sau, lịch sử có lặp lại?

      Để đáp lại thắc mắc này, đại diện Bộ GD&ĐT đã khẳng định: sẽ tiếp tục hoàn thiện kỳ thi THPT quốc gia để không xảy ra sai phạm nữa (tuyên bố tại hội nghị Tổng kết năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019, sáng ngày 02/08).

      Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      Tiếp tục hoàn thiện kỳ thi THPT quốc gia 2019: công bằng, nghiêm túc hơn

      Ông Phạm Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thừa nhận kỳ thi THPT quốc gia 2018 vẫn còn nhiều hạn chế liên quan đến khâu ra đề và chấm thi:

      - Đề chưa phù hợp, khó hơn so với yêu cầu của kỳ thi.

      - Các địa phương chưa hoàn thành tốt trách nhiệm trong việc tổ chức thi, cũng như trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong việc chỉ đạo, quản lý tổ chức và giám sát thi chưa đầy đủ.

      - Phần mềm chấm trắc nghiệm đã bước đầu hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, những kẽ hở trong bảo mật có thể bị lợi dụng, gây nên tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia.

      Việc chấm thi trắc nghiệm năm nay chưa thực sự nghiêm túc (Nguồn: thanhnien)

      Việc chấm thi trắc nghiệm năm nay chưa thực sự nghiêm túc (Nguồn: thanhnien)

      Từ những bất cập đó, Bộ GD&ĐT đã định ra phương hướng hoàn thiện kỳ thi THPT quốc gia 2019:

      - Vẫn tổ chức thi THPT quốc gia để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng.

      - Rà soát, đánh giá lại những tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 để rút kinh nghiệm việc quản lý, chỉ đạo thi cho năm sau.

      - Xây dựng đề phù hợp với mục đích, yêu cầu của kỳ thi, tiếp tục bổ sung ngân hàng câu hỏi.

      - Hoàn thiện phần mềm chấm thi để tăng cường tính bảo mật, ngăn ngừa nguy cơ gian lận.

      - Đặc biệt: tổ chức chấm thi theo hướng tập trung theo các cụm và tăng cường trách nhiệm từ các Hội đồng thi, cũng như hoàn thiện vai trò giám sát, thanh tra, kiểm tra của Bộ GD&ĐT.

      Những nỗ lực của Bộ GD&ĐT với mong muốn mùa tuyển sinh 2019 sẽ khắc phục tình trạng chạy theo thành tích, giảm áp lực cho học sinh, gia đình và xã hội.

      “Hiến kế” chống tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia

      Nhận được thông tin hoàn thiện kỳ thi THPT quốc gia 2019 từ Bộ GD&ĐT, các bạn đọc bày tỏ sự hồ hởi, hoan hỉ với những sự thay đổi sắp tới. Đặc biệt, nhiều người đã “hiến kế” chống tiêu cực với những ý tưởng vô cùng thiết thực, mà Bộ GD&ĐT có thể tham khảo và áp dụng cho mùa tuyển sinh 2019.

      Đấu tranh chống tiêu cực trong thi cử – một cuộc chiến lâu dài (Nguồn: tvu)

      Đấu tranh chống tiêu cực trong thi cử – một cuộc chiến lâu dài (Nguồn: tvu)

      Bạn Đỗ Hữu Diên góp ý: “Để chống tiêu cực khi chấm, tôi đề nghị: Không chấm trên bài (giấy) thi của thí sinh mà chấm trên máy tính của những người chấm thi (giáo viên của trường, giáo viên của trường ĐH), bài này được copy từ máy chủ đã lưu các bài thi của các thí sinh; các máy của người chấm thi không thể tác động.”

      Bạn Đặng Thị Phượng cho biết: “Thi hình thức nào thì cũng có tiêu cực. Xét học bạ còn tiêu cực khó lường hơn. Tốt nhất vẫn giữ như thi hiện nay. Thay đổi cách chấm thi đổi chéo tỉnh để chấm thi. Ví dụ bài thi của Hà Giang mang đến Hà Nội chấm chẳng hạn.”

      Bạn Phạm Bình bày tỏ: “Theo ý kiến của cá nhân tôi thì nên thay đổi, các môn thi trắc nghiệm thì nên đánh dấu bằng bút chì vào các đáp án, mà các thí sinh còn phải ghi bằng bút mực tại một dòng để trống sau mỗi câu. Qua đó, nếu xảy ra tình trạng gian lận thi như ở Sơn La, có mất đĩa gốc thì giám thị không tự mình ghi kết luận thay cho học sinh được.”

      Yến Nhi tổng hợp

      Nguồn: dantri


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Chống sửa điểm thi THPT quốc gia: quét và lưu bài ngay trong mỗi buổi!

      06/02/2020

      Vụ việc sửa điểm thi THPT quốc gia ở Hà Giang và Sơn La đang nóng hơn bao giờ hết. Liệu đề xuất ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Họp báo kỳ thi THPT quốc gia 2018: đề không khó, chỉ có những câu phân loại thí sinh

      06/02/2020

      Chiều ngày 27/06/2018, Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức họp báo kỳ thi THPT quốc gia để ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Ngành trí tuệ nhân tạo tại Đại học FPT: Đào tạo kiến thức “thực chiến” tại doanh nghiệp

      03/08/2024

      Đại học FPT tiên phong trong đào tạo ngành Trí tuệ Nhân tạo, trang bị sinh viên kiến thức thực ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Ngành Thiết kế Vi mạch Bán dẫn tại Trường Đại học FPT có gì thú vị?

      03/08/2024

      Vi mạch bán dẫn là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai? Thế mạnh đào tạo ngành vi mạch bán dẫn ...