Chuyện về Đại học Xây dựng - Bé út trong tam giác vàng đại học Hai Bà Trưng | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Chuyện về Đại học Xây dựng - Bé út trong tam giác vàng đại học Hai Bà Trưng

      Chuyện về Đại học Xây dựng - Bé út trong tam giác vàng đại học Hai Bà Trưng

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Chuyện rằng hai anh lớn Bách Khoa và Kinh tế Quốc dân quá nổi danh, khiến người em út - Đại học Xây dựng lép vế bội phần. Hôm nay, hãy cùng Edu2Review lắng nghe câu chuyện về bé út Xây dựng nhé!

      Danh sách

      Bài viết

      Đại học Xây dựng nằm trong khu vực tam giác vàng quận Hai Bà Trưng (Nguồn: civil)

      Dọc con đường Trần Đại Nghĩa là ba trường đại học thuộc hàng “máu mặt” tại thủ đô. Đại học Xây dựng “sinh sau đẻ muộn” thành lập năm 1966, chính thức trở thành bé út của tam giác vàng Bách – Kinh – Xây.

      Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      Đại học “bé út” khiêm nhường

      Khi hai người anh đã thành danh và không ngừng “bành trướng” địa bàn, bé út Xây dựng vẫn khiêm nhường trên một diện tích nhỏ vỏn vẹn 3,9ha. Thay vì mở rộng diện tích ở chốn phồn hoa, trường đang đầu tư xây dựng cơ sở Đào tạo thực nghiệm tại Khu Đô thị ĐH Nam Cao – thành phố Phủ Lý – tỉnh Hà Nam với diện tích trên 24ha.

      Tuy chịu lép vế khi so sánh về diện tích sử dụng, Đại học Xây dựng cũng rất đầu tư với các khu giảng đường là nhà H1(6 tầng ) và nhà H2 (4 tầng), nhà Thư viện (4 tầng) và nhà Thí nghiệm (10 tầng), Trung tâm thể thao 1403m2, Hội trường G3 (900 chỗ); Khu làm việc nhà A1 (6 tầng) và Ký túc xá sinh viên 7464m2/1500 giường.

      Đại học Bách Khoa vốn nổi danh với hệ thống cơ sở vật chất hàng đầu, trong đó có khu thư viện siêu sang chảnh thì mới đây, đại học Kinh tế Quốc dân cũng đã khai trương “công trình thế kỉ” với thiết kế hiện đại và nhanh chóng góp mặt trong danh sách những ngôi trường “sống ảo không góc chết”.

      Ngược lại với hai đàn anh đi trước, khi so bì về "kỹ năng sống ảo", bé út có phần thua thiệt khi chỉ có khu vực đài phun nước kim tự tháp là điểm nhấn. Điều này cũng khiến không ít sinh viên Xây dựng phải ghen tị với hai trường còn lại.

      >> Xem thêm đánh giá của sinh viên về Đại học Xây dựng

      Ảnh kỉ yếu của trai xinh gái đẹp Đại học Xây dựng (Nguồn: Đại học Xây dựng)

      “Sứ giả hòa bình” của tam giác vàng

      Chuyện rằng tuy là anh em “một giàn” nhưng Bách Khoa và Kinh tế Quốc dân luôn trong tư thế cạnh tranh hết mực. Không chỉ so bì về cơ sở vật chất, các khía cạnh đời thường cũng nổ ra những cuộc "cạnh tranh ngầm" không ngớt.

      Màn đối đầu thường niên cở ngay sắc áo đồng phục mùa đông. Màu áo đồng phục đỏ rực của Bách Khoa đối lập với màu xanh than truyền thống của người anh cả - Kinh tế Quốc dân. Mỗi mùa đông về, khi sinh viên hai trường khoác lên mình màu áo truyền thống cùng với số lượng sinh viên đông đảo một chín một mười thì cảnh tượng chẳng kém màn đối đầu giữa hai fan hai đội ManU và Chelsea.

      Trong tình thế khó xử, bé út Đại học Xây dựng lặng lẽ lựa chọn sắc trắng hòa nhã cho đồng phục mùa hè và quyết định không có đồng phục mùa đông. Có lẽ một phần để làm dịu lại bầu không khí cạnh tranh nói trên, tránh "thêm dầu vào lửa".

      Hội sinh viên trường Đại học Xây dựng (Nguồn: Đại học Xây dựng)

      Hội sinh viên trường Đại học Xây dựng (Nguồn: Đại học Xây dựng)

      Tiếp đến, chuyện ăn uống của sinh viên tam giác Bách – Kinh – Xây cũng không kém phần li kì. Trước đây, khu vực này nổi danh nhất với tổ hợp ăn uống Bách Khoa với các món ăn đa dạng và giá rẻ. Nhưng những năm gần đây, Kinh tế Quốc dân cũng nổi lên không kém với khu ăn uống giá rẻ - Ngõ tự do cùng hàng loạt món ăn “hot hit” của giới trẻ.

      Sinh viên Xây dựng rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, biết làm sao cho vừa lòng hai ông anh khi mà điều kiện vẫn còn “eo hẹp”. Ấy thế nên mới có cảnh ngộ, thi thoảng có bóng áo Xây dựng thấp thoáng khu Bách Khoa rồi chiều lại lóc cóc qua Kinh tế dùng bữa. Tuy việc đi lại có khó khăn nhưng sinh viên Xây dựng được thưởng thức không ít món ngon vật lạ của cả hai trường.

      Mọi người vẫn hay ví von, Xây dựng như một cái cân, đong đếm và cân bằng hai ông anh nổi tiếng. Có lẽ cũng một phần nhờ sự “hy sinh” lặng thầm của người em út mà tam giác Bách – Kinh – Xây "êm ấm" và duy trì được mức độ nổi tiếng của mình. Còn bạn có muốn trở thành học trò của người em út này hay không, hãy nói cho Edu2Review biết nhé!

      Khuê Lâm tổng hợp


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Times Higher Education công bố top 100 Đại học danh tiếng nhất thế giới năm 2018

      06/02/2020

      Times Higher Education là tạp chí giáo dục của Anh, với bảng xếp hạng được đánh giá là có uy tín ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Tất tần tật về ngành Điều dưỡng và cơ hội việc làm khi ra trường

      22/05/2023

      Dù là ngành nghề có vai trò quan trọng, Điều dưỡng vẫn đang phải đối mặt với thực trạng thiếu hụt ...