Ngày 9/11, Báo Tin tức Hoa Kỳ vừa công bố Bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất toàn cầu (Best Global Universities rankings) lần thứ 5 năm 2018, trong đó có lĩnh vực Vật lý của trường Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG Hà Nội) được xếp hạng 502 thế giới. Đây là ngôi trường duy nhất Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng này.
* Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!
Những tiêu chí đánh giá và kết quả đạt được của ĐHQG Hà Nội
US News là tổ chức đã có kinh nghiệm xếp hạng các trường đại học của Hoa Kỳ (US Universities) hơn 30 năm. Đây là lần thứ 5, US News công bố bảng xếp hạng với việc tập trung đánh giá công tác nghiên cứu và uy tín trong học thuật và đào tạo nói chung của các trường đại học trên thế giới.
Theo kết quả bảng xếp hạng, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã đạt được những tiêu chí sau:
- Uy tín nghiên cứu Vật lý khu vực (Physics regional research reputation): Hạng 62
- Tỷ lệ công bố Vật lý từ hợp tác nghiên cứu (Physics percentage of total publications with international collaboration): Hạng 83
- Uy tín nghiên cứu Vật lý toàn cầu: Hạng 472
- Các tiêu chí khác được xếp hạng từ vị trí 252 – 696
Đại học Quốc gia Hà Nội là trường đại học duy nhất Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng này
Liên tiếp được lọt vào các bảng xếp hạng danh giá: một tín hiệu đáng mừng?
Tháng 6/2018 vừa qua, tổ chức xếp hạng QS (của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) – Anh Quốc.) cũng đã công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới 2018 – 2019. Theo đó, lần đầu tiên 2 trường Đại học Quốc gia (ĐHQG) của Việt Nam là ĐHQGHN và ĐHQG TP. HCM có tên trong top 1000 các đại học hàng đầu thế giới.
Việc 2 trường ĐHQG của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng trên được Giáo sư Nguyễn Hữu Đức (Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết là một tín hiệu khởi đầu lạc quan cho Việt Nam. Ngoài ra, trong khu vực châu Á, Việt Nam cũng có 5 đơn vị vào top 400, ngoài 2 ĐHQG còn có trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Cần Thơ, Đại học Huế.
Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội trong giờ thực hành (Nguồn: ZingNews)
* Nhưng chỉ mới là nhích qua mức trung bình một chút
Tuy nhiên, khi so sánh với các trường top 400 của châu Á thì Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ đang ở khoảng trên trung bình.
Hơn thế nữa, nếu so sánh thêm với các trường tốp đầu trong cả nước, các chỉ số của Đại học Quốc gia Hà Nội lại vượt mức trung bình rất xa. “Như vậy, nước ta không chỉ có ít các trường đại học nghiên cứu tốt mà còn có sự khác biệt rất lớn về mức độ nghiên cứu”, Giáo sư Nguyễn Hữu Đức (Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận xét.
>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về Đại học Quốc gia Hà Nội
Một góc khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Nguồn: Dantri)
* Yếu về năng suất nghiên cứu
Đi sâu vào việc phân tích chất lượng các công trình công bố nghiên cứu của 2 ĐHQG thì thấy chất lượng công trình của ta về cơ bản sánh ngang với các trường tốp đầu của các quốc gia trong khu vực, nhưng năng suất nghiên cứu của ta thấp hơn. Đặc biệt, tỉ lệ mức độ uy tín học thuật và uy tín đối với các nhà tuyển dụng của các trường đại học Việt Nam thấp hơn họ rất nhiều.
Công tác NCKH của sinh viên Việt Nam còn yếu về mặt năng suất (Nguồn: khoahoccongnnghe)
Từ "vắng bóng" trong những năm trước, hai năm trở lại đây, giáo dục đại học tại Việt Nam cho thấy được những điểm khởi sắc nhất định khi lần lượt có các trường đại học được xướng tên trong các bảng xếp hạng đại học thế giới. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng chưa đồng đều giữa các trường đại học trong nước vẫn luôn là một bài toán nan giải cho giáo dục đại học Việt Nam, nhất là ở mảng nghiên cứu ứng dụng.
Trần Tuyền (Tổng hợp)