Để giỏi Tiếng Anh nghiên cứu khoa học: Lắng nghe Giáo sư Nobel Vật lý chia sẻ bí quyết! (Nguồn: KhoaHoc.tv)
Thực trạng nghiên cứu khoa học của học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh tại Việt Nam đã và đang bị hạn chế bởi năng lực ngoại ngữ của mình. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nội dung và tính khả thi của công trình nghiên cứu.
Tại chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ 14, Giáo sư Nobel Vật lý năm 1999 Gerard ‘t Hooft đã có những chia sẻ rất thẳng thắn về mức độ quan trọng của tiếng Anh trong nghiên cứu khoa học. Ông cho rẳng: “Không giỏi ngoại ngữ thì không thể thành công!”. Để lí giải vấn đề này, Edu2Review tham khảo ngay nhưng chia sẻ dưới đây về vai trò của ngoại ngữ.
Bạn muốn học tiếng Anh nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Xem ngay bảng xếp hạng các trung tâm ngoại ngữ tốt nhất Việt Nam!
Cần thiết lập một hệ thống giáo dục phát triển toàn diện, đặc biệt là ngôn ngữ
Giáo sư Gerard ‘t Hooft là một người tỏ ra quan tâm nghiên cứu khoa học ngay từ trẻ. Ông dễ dàng vượt qua các khóa học về khoa học và toán học, thế nhưng bản thân ông đã phải vật lộn với khóa học ngôn ngữ của mình.
Để nêu rõ vai trò của việc sử dụng ngoại ngữ – tiếng Anh trong nghiên cứu, ông đã nhấn mạnh rằng: “Tôi khuyên các bạn làm khoa học nếu chưa giỏi tiếng Anh phải học ngay, vì đó là ngôn ngữ của khoa học. Người làm khoa học phải biết đặt ra những câu hỏi và trả lời được những câu hỏi này. Nếu không biết đặt câu hỏi thì không thể trả lời được, tức là nghiên cứu không thể thành công’.
Cần thiết lập một hệ thống giáo dục phát triển toàn diện, đặc biệt là ngôn ngữ (Nguồn: Serving People Group)
Theo ông, việc nhìn nhận nền giáo dục cần phải toàn diện, ngay cả những người đạt giải Nobel ngay từ nhỏ cũng cần hưởng được một nền giáo dục chú trọng vào ngôn ngữ. Đứng từ góc nhìn của giáo sư, ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ, tiếng Anh nên được nhìn nhận là một ngôn ngữ bắt buộc hơn là một ngoại ngữ tự chọn hơn.
Thực tế cho thấy rằng, nếu người nghiên cứu vững chắc tiếng Anh ngay từ nhỏ, họ dễ dàng tìm kiếm những tư liệu, tài liệu quốc tế phục vụ cho nghiên cứu của mình. Với chiều sâu nghiên cứu một lĩnh vực được xem xét đa ngôn ngữ, nghiên cứu sinh dễ dàng thiết lập công trình của mình mang tính khách quan, quy mô và chính xác nhất. Tại các nước sử dụng song ngữ hoặc đa ngữ, người nghiên cứu không vướng phải việc sợ “đụng chạm” các tài liệu nước ngoài.
Vững vàng tiếng Anh, tạo cơ hội đến gần đến các hội thảo khoa học quốc tế
Trong thế kỷ 21, thế kỷ chú trọng vào việc phát triển khoa học – kỹ thuật, tại các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, ngành khoa học càng phải vươn xa hơn ở quy mô quốc tế. Nhận định về việc Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến phát triển khoa học, giáo sư Gerard ‘t Hooft cho rằng:
“Khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Tôi cho rằng các bạn cần có nhiều hơn những cuộc thảo luận quốc tế như thế này, để bàn thảo nhiều vấn đề về phát triển khoa học, bao gồm cả những vấn đề khoa học với xã hội. Đồng thời, đây là cơ hội tốt cho các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nắm bắt các vấn đề liên quan”
Vững vàng tiếng Anh, tạo cơ hội đến gần đến các hội thảo khoa học quốc tế (Nguồn: The Pluralism Project)
Để việc nghiên cứu và học hỏi các công trình nghiên cứu của nước ngoài, không chỉ ở người nghiên cứu mà tất cả những ai quan tâm đến khoa học cũng cần bổ trợ khả năng sử dụng tiếng Anh của mình. Vì khi vững vàng ngoại ngữ, người quan tâm khoa học càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nhà khoa học, nghiên cứu lớn trên thế giới. Cùng với đó, họ dễ dàng nắm bắt được lĩnh vực mà quốc tế quan tâm.
Vững vàng tiếng Anh, tạo lập những cuộc đối thoại khoa học toàn cầu
Không phải những công trình nghiên cứu khoa học nào cũng khả thi và chính xác, điểu này cần sự chất vấn và xem xét của hội đồng đánh giá cũng như nhu cầu ứng dụng thực tế.
Để sản phẩm nghiên cứu khoa học thành công cần phải trải qua quá trình tranh luận, nhận định khách quan. Nếu là một người giỏi tiếng Anh, có kiến thức chắc về khoa học, bạn càng tiếp cận với các nhà nghiên cứu nổi tiếng, tranh luận với họ để góp phần tạo lập kinh nghiệm nghiên cứu của mình.
Vững vàng tiếng Anh, tạo lập những cuộc đối thoại khoa học toàn cầu (Nguồn: ScienceBits)
Ngày nay, khoa học không chỉ còn là vấn đề cao siêu, vấn đề của “con nhà người ta” mà nhiều người không dám đụng tới. Khoa học luôn xung quanh chúng ta. Chỉ cần có niềm đam mê và việc trao dồi ngoại ngữ từng chút một, mỗi cá nhân đều có thể trở thành một giáo sư, nhà nghiên cứu và tiếp cận đến những giải thưởng quốc tế Nobel, Fields, Jawaharlal Nehru…
Thomas Alva Edison từng nói rằng: “Thiên tài một phần trăm là cảm hứng và chín mươi chín phần trăm là mồ hôi”. Vì vậy, Edu2Review cũng muốn nhắn nhủ với bạn rằng, hãy bắt đầu từ việc rèn luyện tiếng Anh mỗi ngày, bạn có thể đến gần với ước mơ nghiên cứu khoa học hoặc trở thành một ai khác. Chúc bạn thành công!
Tuyết Thảo tổng hợp
Nguồn: Dân trí