Định hướng nghề nghiệp: Nghề làm gốm – thước đo của một nghệ nhân | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Định hướng nghề nghiệp: Nghề làm gốm – thước đo của một nghệ nhân

      Định hướng nghề nghiệp: Nghề làm gốm – thước đo của một nghệ nhân

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:12
      Nếu bạn đã định hướng nghề nghiệp đi theo ngành nghệ thuật thì đừng bỏ qua nghề làm gốm. Không chỉ cần mắt thẩm mỹ, người làm gốm còn rất nhiều điều phải hoàn thiện để được gọi là nghệ nhân.

      “Đồ gốm, sứ là loại chất bột nằm sâu trong lòng đất, ở những nơi linh thiêng có ma quỷ canh giữ. Muốn khai thác được phải chọn ngày lành tháng tốt. Lên tới mặt đất, nhờ ánh sáng chói lọi của mặt trời soi rọi, chất bột đó mới biến thành gốm, sứ...”. Đây là một trong rất nhiều câu chuyện để tăng thêm phần ly kỳ và rùng rợn cho kỹ nghệ làm gốm.

      Nếu có định hướng nghề nghiệp trở thành 1 nghệ nhân gốm thực thụ, bạn có thể "hồi xuân" mạnh mẽ khi thoải mái chơi đùa và sáng tạo với đất sét, cũng như ngày càng trưởng thành khi biết phối trộn men và làm việc cùng lò nung. Mỗi công đoạn để làm nên 1 sản phẩm gốm đẹp đều đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, vậy nên sẽ không ngoa khi nói làm gốm là thước đo trình độ của 1 nghệ nhân.

      * Bạn muốn tìm trường đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất Việt Nam!

      Nghề làm gốm ra đời như thế nào?

      Xuất hiện lần đầu từ 10.000 năm trước Công Nguyên tại nền văn minh Lưỡng Hà, nghề làm gốm đã đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của con người trong khoản thiết kế và chế tạo những công cụ phục vụ cuộc sống. Để rồi sau 9.000 năm tiến bộ và phát triển, nghề làm gốm đã được 2 nền văn minh Trung Hoa và Hy Lạp cổ đại đưa lên 1 tầm cao mới – nghề phục vụ cho nhu cầu giải trí thẩm mỹ của con người.

      Nghề làm gốm đã có mặt tại Việt Nam cách đây khoảng 1 vạn năm và phát triển cực thịnh vào thời Lý – Trần với sự xuất hiện của làng gốm Bát Tràng nổi tiếng. Bên cạnh những sản vật thiên nhiên nổi tiếng thì gốm là 1 trong những mặt hàng "bị" tiến cống nhiều nhất trong thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, điều này càng chứng tỏ sản phẩm của người Việt chúng ta có giá trị thẩm mỹ rất cao và là niềm khao khát của nhiều quốc gia trên thế giới.

      Hiện nay, do sự phát triển của nhiều loại chất liệu và ngành nghề gia công khác nhau mà nghề làm gốm đã dần đánh mất vị trí độc tôn từng có ở thời phong kiến. Tuy nhiên, vẻ đẹp trong từng sản phẩm gốm thủ công vẫn luôn được đón nhận rộng rãi bởi những người yêu nghệ thuật. Ngoài phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, gốm còn rất phù hợp để trang trí trong nhà và làm quà tặng vào những dịp đặc biệt.

      Những món đồ gốm thủ công luôn mang lại giá trị nghệ thuật đặc biệt khi được dùng để trang trí

      Những món đồ gốm thủ công luôn mang lại giá trị nghệ thuật đặc biệt khi được dùng để trang trí

      Tại sao làm gốm lại là quy chuẩn đánh giá 1 nghệ nhân toàn diện?

      Đối với bất cứ ngành nghề nào liên quan tới nghệ thuật, chúng ta luôn đề ra 1 số tiêu chuẩn nhất định để đánh giá độ hoàn thiện của sản phẩm. Nhưng đối với nghề làm gốm, có rất nhiều yếu tố để có thể đánh giá 1 thành phẩm chất lượng. Có mắt thẩm mỹ tốt và hiểu kiến thức căn bản về mỹ thuật chỉ là 2 trong số rất nhiều ưu điểm mà bạn cần có để làm ra 1 sản phẩm tốt.

      Nếu đang là sinh viên của chuyên ngành Đồ họa tạo hình, bạn sẽ có đủ kỹ năng để vẽ ra 1 bản thiết kế chi tiết và sắc sảo. Nhưng để thành phẩm tạo ra giống như bản thiết kế, bạn bắt buộc phải có kinh nghiệm làm việc với bàn xoay gốm và các vật dụng tạo hình đi kèm.

      Ngoài kiến thức về mỹ thuật và tạo hình, học tốt Vật lý, Hóa học trong 3 năm cấp 3 cũng là điểm cộng giúp bạn trở thành "bậc thầy" nghề làm gốm. Ngay từ công đoạn chọn đất sét cho đến phối trộn men để màu sản phẩm được như ý, những kiến thức về Hóa học là thực sự hữu ích nếu bạn không muốn tốn quá nhiều thời gian chỉ để phối ra 1 màu đã có sẵn trong bảng màu tự nhiên.

      Sau khi hoàn thành công đoạn tạo hình và tráng men, bạn sẽ được "trải nghiệm" lửa lò nung để chính thức đưa sản phẩm của mình lên kệ. Khi đứng cạnh lò nung, kiến thức Vật lý học sẽ rất hữu dụng để bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ và hướng truyền nhiệt của lửa sao cho hợp lý nhất. Vì là công đoạn cuối của 1 quy trình dài nên những lỗi lầm dù là nhỏ nhất cũng có thể phải trả giá bằng rất nhiều thời gian và công sức.

      Edu2Review xin gửi đến bạn những địa chỉ đào tạo uy tín nếu bạn đã định hướng nghề nghiệp tương lai đi theo con đường trở thành nghệ nhân làm gốm:

      • Trường Đại học Mỹ thuật Công nghệ Hà Nội
      • Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai
      • Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật TPHCM
      • Trường Đại học Văn Lang

      1 nghệ nhân thực thụ chắc chắn sẽ không nung gốm bằng cách này

      1 nghệ nhân thực thụ chắc chắn sẽ không nung gốm bằng cách này

      Cơ hội việc làm cho nghệ nhân nghề gốm

      Vì làm gốm là ngành nghề đòi hỏi rất nhiều kiến thức và kỹ thuật không khác gì dân Bách Khoa, nên cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sau khi ra trường cũng rất đa dạng. Có thể kể đến như:

      • Nhân viên kỹ thuật tạo mẫu trang trí
      • Nhân viên thiết kế và tạo mẫu
      • Kỹ thuật viên
      • Tổ trưởng tổ tạo mẫu và khuôn mẫu
      • Tổ trưởng sản xuất
      • Freelancer làm việc theo dự án hoặc yêu cầu của khách hàng

      Khi được hỏi về việc định hướng nghề nghiệp tương lai và cơ hội việc làm cho các bạn đam mê nghề làm gốm, anh Nguyễn Minh Đạt – nghệ nhân có hơn 4 năm kinh nghiệm, hiện đang sống tại TP. HCM, chia sẻ: "Làm gốm là công việc đòi hỏi sự kiên trì, vốn hiểu biết và khả năng sáng tạo, cảm thụ nghệ thuật rất lớn, nên nếu không thực sự có đam mê và tinh thần ham học hỏi, các bạn sẽ không thể nào trụ vững được trong nghề.

      Về cơ hội nghề nghiệp, hiện tại nhu cầu cho việc trang trí nhà cửa và sử dụng các sản phẩm bằng gốm thủ công đang rất nhiều, mà nhân công có tay nghề tốt rất ít nên cung luôn không đủ cầu. Nếu đã có tâm làm nghề, nghề sẽ không bao giờ phụ các bạn".

      Cùng câu hỏi với anh Đạt, bạn Nguyễn Phương Anh Thư – sinh viên trường Đại học Bách Khoa TPHCM, cho biết: "Bén duyên với nghề gốm cũng gần 2 năm trời và mình nhận thấy kiến thức Bách Khoa cũng chẳng thể nào bì được với kỹ nghệ làm gốm. Lúc đầu theo học thì rất áp lực bởi mọi công đoạn đều yêu cầu sự hoàn hảo, nhưng dần dà rồi cũng quen.

      Cái hay nhất của nghề làm gốm, theo mình, chính là những sản phẩm mang dấu ấn của bản thân được người khác nhiệt tình đón nhận. Tự do trong suy nghĩ, thỏa sức sáng tạo thực hiện những sản phẩm "điên rồ" nhất là những trải nghiệm đôi khi còn quý hơn rất nhiều so với đồng lương công sở".

      Tự tay biến bản phác họa, thiết kế thành hiện thực là niềm vui của tất cả người nghệ sĩ

      Tự tay biến bản phác họa, thiết kế thành hiện thực là niềm vui của tất cả người nghệ sĩ

      Dù nghề làm gốm đã qua thời kì đỉnh cao nhưng những lò nung gốm thì chưa bao giờ nguội lạnh. Tuy nhiên, nếu nguồn nhân lực trong ngành không được trẻ hóa thì rất có thể trong tương lai, 1 ngành thủ công lâu đời của đất nước ta sẽ bị lãng quên. Đam mê và định hướng nghề nghiệp đi theo con đường làm gốm thì bạn hãy nhớ rằng "nếu đã có tâm làm nghề, nghề sẽ không bao giờ phụ các bạn".

      Anh Duy (Tổng hợp)

      Nguồn hình ảnh: Dat Pottery


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top 10 trường đại học có môi trường học tốt nhất TP. HCM

      10/03/2020

      Đại học Hoa Sen, Đại học Quốc tế RMIT, Đại học Ngoại thương... là một trong 10 trường lọt top ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đâu là thế mạnh của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn?

      09/03/2020

      Saigonact được đánh giá là trường có cơ sở vật chất mạnh nhất ở khối ngoài công lập tại TP.HCM ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...