Đột phá kỹ năng nghe chủ động bằng 4 bước đơn giản | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Đột phá kỹ năng nghe chủ động bằng 4 bước đơn giản

      Đột phá kỹ năng nghe chủ động bằng 4 bước đơn giản

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:13
      Lắng nghe là điều kiện tiên quyết đảm bảo hiệu quả trong giao tiếp. Tuy nhiên, chỉ lắng nghe thôi thì chưa đủ, bạn cần phải có kỹ năng nghe chủ động.

      Nghe chủ động là quá trình giao tiếp mà người nghe không chỉ chú ý đến người nói, họ còn thể hiện những dấu hiệu phi ngôn ngữ và ngôn ngữ để người nói biết được người nghe đang thật sự lắng nghe. Hiểu một cách đơn giản là ngay trong quá trình trao đổi thông tin, người nghe sẽ chủ động chọn lọc và phản ứng với những thông tin nhận được. Dưới đây là 4 bước giúp bạn thành thạo kỹ năng nghe chủ động.

      Tập trung sự chú ý vào nội dung câu chuyện

      Bước đầu tiên để hình thành kỹ năng nghe chủ động chính là dồn sự chú ý của bạn vào cuộc trò chuyện. Thông thường, khi chờ đến lượt mình nói, người nghe thường sẽ vừa nghe vừa suy nghĩ và đôi khi quá bận rộn với những suy nghĩ cá nhân, không nắm bắt được hết nội dung mà đối phương đang đề cập.

      Để duy trì sự tập trung vào người nói, hãy giữ kết nối một cách tự nhiên bằng ánh mắt và nét mặt. Bạn nên nhìn thẳng về phía người đối diện, quan sát các cử chỉ của họ và phản ứng lại bằng một một cái gật đầu hoặc các từ như: uh, ờ, vâng, dạ...

      Bạn cũng nên tránh sự phiền nhiễu từ các thiết bị công nghệ, có khả năng làm gián đoạn cuộc hội thoại, chẳng hạn như điện thoại hay máy tính xách tay. Trừ khi bạn cần ghi chép hoặc cần tới sự hỗ trợ từ chúng.

      Tập trung vào cuộc nói chuyện thể hiện sự tôn trọng với đối phương

      Tập trung vào cuộc nói chuyện thể hiện sự tôn trọng với đối phương (Nguồn: shutterstock)

      Giữ im lặng

      Nhiều người nhầm tưởng kỹ năng nghe chủ động sẽ yêu cầu bạn phải khai thác tối đa thông tin bằng cách đặt thật nhiều câu hỏi hay tích cực đưa ra những lời cổ vũ, khuyến khích. Không hề sai, nhưng những điều này cần được đề cập đúng lúc.

      Việc bạn “hồ hởi” đặt câu hỏi hay bất kỳ câu nói nào có thể khiến người đối diện cảm thấy không được tôn trọng, ngắt mạch suy nghĩ của họ. Đây là một lỗi lớn trong kỹ năng giao tiếp. Hãy kiên nhẫn chờ cho đến khi người nói chia sẻ hết suy nghĩ của họ, một nguyên tắc lịch sự trong giao tiếp mà bất kỳ ai cũng cần phải nhớ.

      Kiểm soát các phản ứng

      Mỗi người đều có quan điểm riêng và trong quá trình trò chuyện, có thể những ý kiến đó đối lập nhau. Nhưng bạn không nên ngay lập tức đưa ra các phản ứng nhất thời mà không suy nghĩ kỹ. Đây là thời điểm bạn cần tới kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Bởi những hành động nhất thời đó có thể dẫn đến hậu quả xấu, nhất là khi bạn đang trao đổi cùng đối tác.

      Thay vào đó hãy sử dụng kỹ năng ghi chép và note lại những quan điểm của họ để lưu ý và phản hồi lại sau đó. Khi ghi chép, bạn cũng sẽ có thời gian để nghĩ về ý kiến đó, biết đâu bạn có thể tìm ra một góc nhìn mới và tích cực hơn về nó.

      Kiểm soát cảm xúc bằng kỹ năng ghi chép

      Kiểm soát cảm xúc bằng kỹ năng ghi chép (Nguồn: amazonaws)

      Đưa ra phản hồi

      Một cuộc nói chuyện cần có sự trao đổi qua lại, sau khi đã lắng nghe và tiếp nhận đủ thông tin, bạn cần phải đưa ra những phản hồi để tiếp nối câu chuyện hay trả lời những thắc mắc của người đối diện. Bạn sẽ có chút thời gian tạm dừng để xem xét toàn bộ nội dung mà đối phương đã nói trước khi đưa ra phản hồi.

      Nếu gặp một vấn đề khó trả lời hoặc bạn chưa chắc chắn về thông tin đã tiếp nhận, hãy “câu giờ” bằng cách lặp lại câu hỏi hoặc diễn giải rằng bạn đã hiểu ý người nói ra sao. Điều này cho phép người nói chuyện tiết lộ nhiều chi tiết hơn về vấn đề đang trao đổi. Tăng cường tập trung vào từ ngữ và cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể của người nói, bạn có thể hiểu thêm về thông điệp của họ và đưa ra những câu trả lời đúng trọng tâm.

      Bên cạnh đó, kỹ năng nghe chủ động cũng yêu cầu bạn cần tích cực trong việc khuyến khích gợi mở cuộc đối thoại. Để làm được điều đó, bạn hãy bắt đầu với những câu hỏi mở. Dạng câu hỏi này cho phép người nói chuyện tiết lộ thêm chi tiết và để bạn hiểu thêm về chủ đề nói chuyện.

      Sự thực, kỹ năng nghe chủ động không dễ dàng có được, nó đòi hỏi tính kỷ luật, sức mạnh của sự tập trung và kiên nhẫn. Để giỏi kỹ năng nghe chủ động, bạn cần gạt sang một bên tất cả các suy nghĩ cá nhân và tập trung vào thông điệp của đối phương đang muốn truyền tải.

      Khuê Lâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Sở hữu ngay những kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp hiệu quả!

      06/02/2020

      Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp sẽ là cơ sở giúp giữ chân khách hàng và tăng hiệu quả cho việc ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      6 bí kíp hay ho giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

      06/02/2020

      Liệu bạn có đang gặp vấn đề khi kết nối với bạn bè, đồng nghiệp và những người thân xung quanh? ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...