Ngành Truyền thông tại Nhật Bản sẽ đem lại nhiều cơ hội phát triển cho những du học sinh năng động, ưa thích sáng tạo và chuyên nghiệp trong quan hệ cộng đồng. Thực tế, sự phát triển của ngành này ở xứ sở hoa Anh Đào đã đạt được nhiều bước tiến đột phá. Bên cạnh đó, lĩnh vực truyền thông cũng được rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn khi du học Nhật Bản.
Vậy bạn đã biết tại sao ngành này ở Nhật lại "hot" như thế chưa? Hãy tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Lý do nên du học Nhật Bản ngành Truyền thông
Xu hướng toàn cầu hóa
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành Truyền thông trở thành xu hướng lựa chọn của sinh viên ở nhiều quốc gia. Lý do chính là bất kỳ doanh nghiệp, công ty nào cũng đều cần nhân lực có chuyên môn để quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng và đối tác.
Du học sinh nhanh chóng nắm bắt được xu hướng ngành Truyền thông sẽ phát triển (Nguồn: stallionasset)
Môi trường đào tạo quốc tế
Nhật Bản sở hữu nền giáo dục chất lượng cao với các ngành triển vọng như Y học, Kinh tế, Kỹ thuật… Ngoài ra, du học ngành Truyền thông tại đây, bạn sẽ được học tập trong môi trường đào tạo quốc tế với cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất khu vực châu Á.
Ngành Truyền thông ở Nhật Bản phát triển mạnh
Tại Nhật Bản, có nhiều tập đoàn truyền thông đã góp công rất lớn trong việc tạo nên những thương hiệu hàng đầu trên thế giới như:
- Tập đoàn Dentsu dẫn đầu về truyền thông, quảng cáo ở Nhật
- Kantele là 1 trong 6 tập đoàn truyền thông lớn nhất Nhật Bản
- Tập đoàn Hakuhodo với mạng lưới hơn 80 công ty tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ
Cơ hội việc làm rộng mở
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể ở lại Nhật Bản làm việc, bởi vì nước này hiện nay đang thiếu nguồn nhân lực do ảnh hưởng của tình trạng già hóa dân số. Bên cạnh đó, nếu có khả năng tiếng Nhật lưu loát cùng tấm bằng tốt nghiệp ngành Truyền thông, chắc chắn bạn sẽ trở thành ứng cử viên sáng giá để các công ty nơi đây săn đón.
Ngược lại, khi không muốn ở lại Nhật làm việc, bạn có thể trở về Việt Nam để lập nghiệp. Ngành Truyền thông ở Việt Nam cũng đang cần nguồn nhân lực giỏi và chuyên nghiệp. Đặc biệt, sở hữu "trong tay" bằng quốc tế ngành Truyền thông chính là lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường lao động.
Điều kiện du học Nhật Bản ngành Truyền thông
Dưới đây là những điều kiện cơ bản để đăng ký du học Nhật ngành Truyền thông:
- Tuổi từ 18 trở lên
- Đã tốt nghiệp trung học phổ thông, điểm trung bình học tập từ 5.0 trở lên, không có môn nào yếu
- Trình độ tiếng Nhật cơ bản (N4, N5 trở lên, ưu tiên sinh viên có N3)
- Không bị cấm xuất cảnh ở Việt Nam và không bị cấm nhập cảnh ở Nhật Bản
- Không mắc các bệnh truyền nhiễm
Học ngành Truyền thông ở Nhật Bản cần những kỹ năng nào?
Du học ngành Truyền thông ở Nhật, du học sinh phải có những kỹ năng nghề nghiệp:
- Kỹ năng nghiên cứu, hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch truyền thông
- Kỹ năng quản lý các hoạt động truyền thông
- Kỹ năng tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch cho dịch vụ và sản phẩm truyền thông
- Kỹ năng phân tích, đánh giá, thẩm định các chương trình, hoạt động, dịch vụ và sản phẩm truyền thông
- Khả năng giao tiếp, đàm phán và xây dựng mối quan hệ
- Có khả năng viết, sáng tạo
- Khả năng làm việc độc lập và xử lý tình huống
Kỹ năng xây dựng kế hoạch là một trong những hành trang quan trọng khi du học ngành Truyền thông ở Nhật Bản (Nguồn: basecdn)
Du học Nhật Bản ngành Truyền thông được học những gì?
Sinh viên ngành Truyền thông sẽ được học những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực như:
- Nghiên cứu truyền thông
- Truyền thông/Truyền thông kỹ thuật số
- Thực hành giao tiếp: Quan hệ công chúng/công ty
- Truyền thông/Truyền thông phi lợi nhuận
Các trường đào tạo ngành Truyền thông tại Nhật Bản
Các trường đại học tại Nhật Bản đào tạo ngành Truyền thông:
- Đại học Tokyo
- Đại học Waseda
Đại học Waseda là nơi bắt đầu giấc mơ của bạn (Nguồn: YouTube – Waseda University 早稲田大学)
- Đại học Keio
- Đại học Quốc tế Josai
- Đại học Sophia
Giới thiệu về Trường Đại học Sophia (Nguồn: YouTube – 上智大学)
- Đại học Kinh tế Osaka
- Đại học Kitô giáo Quốc tế
- Đại học Quốc gia Yokohama
Những thông tin du học Nhật Bản ngành Truyền thông kể trên hy vọng sẽ giúp bạn tự tin hơn với quyết định chọn ngành của mình. Đừng ngần ngại bất cứ khó khăn gì nếu bạn có niềm đam mê và nhiệt huyết. Edu2Review chúc bạn sẽ có sự lựa chọn đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai của bản thân.
Phương Trinh (Tổng hợp)