Giải mã câu hỏi có nên học ngành Y từ chính các bác sĩ tương lai | Edu2Review
🔥 ILA tung siêu học bổng duy nhất 4 ngày vàng từ 14-17/11. Đăng ký 1 - Học 2 khóa tiếng Anh chuẩn Cambridge
🔥 ILA tung siêu học bổng duy nhất 4 ngày vàng từ 14-17/11. Đăng ký 1 - Học 2 khóa tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Giải mã câu hỏi có nên học ngành Y từ chính các bác sĩ tương lai

      Giải mã câu hỏi có nên học ngành Y từ chính các bác sĩ tương lai

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      “Trước khi học Y, các bạn hãy cân nhắc kỹ vì có rất nhiều thứ mà bạn phải đánh đổi”. Đây là lời tâm sự chân thành của một cựu sinh viên Y khoa, khi được hỏi về việc có nên học ngành Y hay không.

      Danh sách

      Bài viết

      Giải mã câu hỏi có nên học ngành Y từ các chính các bác sĩ tương lai (Nguồn: caodangyduochanoi)

      Đa số các bậc phụ huynh khi được con em mình hỏi rằng: có nên học ngành Y hay không thì đều trả lời là có mà không cần tốn nhiều thời gian suy nghĩ! Bởi lẽ, đây vốn là một ngành hot, hái ra tiền. Hơn thế nữa, đó là nhiệm vụ cao cả của người hành y đối với xã hội: cứu người. Nhưng ít ai biết được rằng, để có được hào quang ấy, một sinh viên Y khoa phải trải qua nhiều khó khăn mà chỉ có đam mê mới giúp họ vững tâm và vượt qua.

      Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      Học Y: tài liệu không tính bằng quyển mà cân bằng kg

      Sinh viên thi đậu vào các trường đại học y dược đều không phải dạng vừa với mức điểm cao ngất. Thế nhưng, các bạn ấy cũng không khỏi than trời với khối lượng kiến thức phải trau dồi không hề nhẹ.

      Bạn Phạm Thị Anh, một sinh viên khoa Y cho hay: “Khó khăn lớn nhất của sinh viên Y khoa là khối lượng nhiều, giáo trình học nặng. Một kỳ, mình phải trải qua 6, 7 chuyên khoa lẻ. Giáo trình của mỗi chuyên khoa này dày 200 – 300 trang. Sinh viên phải học và hiểu cặn kẽ từng vấn đề nhỏ nhất. Ngoài ra, bạn còn phải đọc thêm sách tham khảo, tài liệu tiếng nước ngoài… để trau dồi chuyên môn”.

      Bạn Trần Mai Khánh Linh sinh viên năm nhất, Đại học Y Dược Hà Nội chia sẻ: “Dù chỉ mới năm đầu tiên nhưng giáo trình và sách đọc thêm đã xếp chật cứng chiếc vali 24 inch, cuốn nào cũng dày và nặng 3,4 kg. Bởi vậy, học liệu của sinh viên trường Y không thể tính bằng quyển mà phải tính bằng kg".

      Học Y tài liệu không tính bằng quyển mà cân bằng kg (Nguồn: Wab)

      Học Y tài liệu không tính bằng quyển mà cân bằng kg (Nguồn: Wab)

      Học Y phải chấp nhận: ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, ế là chuyện bình thường

      Không chỉ kiến thức nhiều mà lịch học, lịch trực bệnh viện còn dày đặc. "Ngày nào cũng vậy, sáng em đi học lâm sàng ở bệnh viện, chiều học kiến thức ở trường, tối tự ôn lại bài học. Nếu không nắm lại bài thầy cô giảng thì hôm sau đi lâm sàng, chúng em không biết phải hỏi bệnh nhân những gì, không nắm được triệu chứng bệnh", bạn Phạm Thị Anh tâm sự.

      Hơn thế nữa, rất đông sinh viên chuyên ngành Bác sĩ đa khoa chia sẻ, từng khủng hoảng khi học năm thứ nhất bởi kiến thức của một học kỳ ở trường bằng kiến thức ba năm trung học phổ thông cộng lại. Điển hình như lớp của bạn Đặng Đức Trung đã trượt 1/3. Bạn tâm sự: "Dù em đã học liên tục, cứ rảnh là lên giảng đường hoặc thư viện ngồi đến 23 giờ chuông báo nghỉ lại về phòng đọc bài. Thế nhưng, "núi" kiến thức cần ghi nhớ vẫn không học được hết".

      Sinh viên khoa Y chỉ có 2 mùa: mùa thi và mùa ôn thi là câu nói đùa nhưng hoàn toàn đúng. Một bạn nữ sinh năm 5 chuyên ngành bác sĩ đa khoa cho biết: "Từ năm thứ nhất, chúng em đã phải học cả ngày trên lớp. Một tuần có 7 ngày thì 5 ngày sinh viên Y sẽ học, 2 ngày cuối tuần để thi. Chung quy cả tuần, chúng em chẳng có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn mấy".

      Từ những chia sẻ trên, chúng ta thấy rằng những năm đầu của sinh viên Y khoa đã thế, sinh viên năm thứ 5 còn vất vả hơn rất nhiều. Thông thường, các bạn phải bắt đầu ngày mới từ đầu rất sớm vì phải có mặt ở bệnh viện để đi lâm sàng. Buổi học đôi lúc kéo dài đến quá giờ trưa. Hình ảnh bát mì ăn liền húp vội hay ổ bánh mì vừa đi vừa ăn đã không còn xa lạ.

      >> Tuyển sinh 2018: Xuất hiện hơn 100 ngành đào tạo mới

      Học Y phải chấp nhận: ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, ế là chuyện bình thường (Nguồn: tuyensinhyduochanoi)

      Học Y phải chấp nhận: ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, ế là chuyện bình thường (Nguồn: tuyensinhyduochanoi)

      Học Y: kiến thức thôi chưa đủ

      Thông thường, sinh viên chuyên ngành Bác sĩ đa khoa sẽ được học lâm sàng tại bệnh viện. Các bạn sẽ được tiếp xúc với người bệnh, học cách khám, phát hiện triệu chứng và làm bệnh án. Qua các buổi thế này, các bạn nhận ra những gì mình từng học chỉ là "hạt cát giữa sa mạc".

      "Nhìn các bác sĩ chữa bệnh cho bệnh nhân, em thấy mình thật nhỏ bé và bức bối vì chưa biết làm gì giúp họ. Thực tế đó càng thôi thúc em và sinh viên khác học tập nhiều hơn", Bạn Khánh Linh nói.

      Chính mật độ học tập dày đặc và vất vả như vậy, nên có những trường hợp các bạn đã bỏ cuộc giữa chừng vì chưa đủ đam mê, năng lực. Tuy nhiên, cũng có vô số sinh viên chưa từng có ý định từ bỏ. Đến năm học thứ tư, khi mọi thứ đã vào guồng thì bài vở, thi cử hay trực đêm đã không còn quá khó khăn với họ. Ngược lại, chính những điều đó lại làm họ thấy vui với công việc ý nghĩa này.

      Hơn thế nữa, các bạn còn mong muốn và sẵn sàng thu nhận nhiều kiến thức hơn, từ sách vở, thầy cô, từ những ngày đi lâm sàng ở bệnh viện… để sau này trở thành bác sĩ giỏi, cứu giúp được nhiều người.

      Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, các bạn còn phải trau dồi tiếng Anh để tiếp cận dễ dàng hơn với nền y học hiện đại của thế giới và nâng cao kỹ năng giao tiếp để làm tốt công việc của một bác sĩ.

      >> Xem thêm đánh giá của sinh viên về Đại học Y dược TP. HCM

      Học Y: kiến thức thôi chưa đủ (Nguồn: aFamily)

      Học Y: kiến thức thôi chưa đủ (Nguồn: aFamily)

      Không chỉ riêng ngành Y, bất cứ ngành nào cũng cần sự đam mê và niềm yêu thích. Vì vậy, khi hỏi ý kiến của ai đó vì điều gì, đừng quên hỏi bản thân bạn và lắng nghe con tim của chính mình. Chúc bạn thành công!

      Mai Trâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Điểm chuẩn ngành y 2018: công bố chính thức từ 3 trường đào tạo y khoa hàng đầu TPHCM

      06/02/2020

      Bạn đang tìm kiếm điểm chuẩn ngành y 2018? Hãy tham khảo ngay mức điểm chuẩn từ 3 trường đào tạo ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học Y Dược TP.HCM tuyển sinh 2020 và những mốc thời gian quan trọng bạn cần biết

      17/06/2020

      Bạn biết gì về thông tin Đại học Y Dược TP.HCM tuyển sinh 2020? Hãy cùng Edu2Review tìm hiểu các ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Tuyển sinh 2018: Xuất hiện hơn 100 ngành đào tạo mới

      06/02/2020

      Thời gian gần đây, các công bố tuyển sinh từ trường đại học cho thấy có hơn 100 ngành đào tạo mới ...

      Tiếng anh giao tiếp

      Học ngay 20 mẫu câu đàm thoại tiếng anh trong ngành y

      06/02/2020

      bạn đang sống ở nước ngoài và muốn đi khám bệnh nhưng không biết phải giải thích với bác sĩ vì ...