Hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THPT gặp khó cùng chương trình giáo dục phổ thông mới? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THPT gặp khó cùng chương trình giáo dục phổ thông mới?

      Hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THPT gặp khó cùng chương trình giáo dục phổ thông mới?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:12
      Hướng nghiệp cho học sinh THPT luôn là vấn đề khiến các nhà quản lý giáo dục đau đầu. Tuy nhiên, sau khi chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng thì mọi chuyện có khởi sắc?

      Chương trình giáo dục phổ thông 2020 sắp tới hứa hẹn sẽ tạo ra rất nhiều những thay đổi thú vị về việc định hướng nghề nghiệp sớm và hướng nghiệp cho học sinh THPT. Nhìn chung, chương trình mới có thể sẽ giúp bộ mặt của nền giáo dục Việt Nam khởi sắc, nhưng nếu dễ dàng như vậy thì có lẽ Bộ Giáo dục & Đào tạo đã áp dụng ngay từ ngay từ buổi họp báo công bố kế hoạch.

      * Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      Khó khăn và thử thách khi thực hiện cải cách trên toàn quốc

      Với tôn chỉ phải chuyển nền giáo dục nặng về kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã liên tục thực hiện cải cách trong suốt những năm vừa qua. Tuy nhiên, tất cả những dự án thay đổi nền giáo dục đều vấp phải sự phản ứng từ dư luận trong nước về tính khả thi và độ hiệu quả, chương trình giáo dục phổ thông mới 2020 cũng không ngoại lệ.

      Tại buổi họp báo công bố chương trình giáo dục mới, có rất nhiều phóng viên và nhà báo đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình Giáo dục phổ thông mới, chủ yếu xoay quanh 2 vấn đề lớn: điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình tập huấn đội ngũ giáo viên và chương trình liệu có thật sự giảm tải được cho học sinh hay không?

      Cụ thể, phóng viên Tuyết Mai của báo Thanh Niên băn khoăn liệu chương trình Tiểu học được thiết kế học 2 buổi/ngày lại thêm các môn bắt buộc như Ngoại ngữ, Tin học và Công nghệ thì liệu có khả thi? Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất giữa các khu vực là khác nhau thì liệu phương án dạy 2 buổi/ngày có được đảm bảo thực hiện đồng nhất?

      Quả thật để thay đổi cả 1 hệ thống giáo dục là điều không hề đơn giản

      Quả thật để thay đổi cả 1 hệ thống giáo dục là điều không hề đơn giản (Nguồn: tdn)

      Thắc mắc về chương trình đổi mới, phóng viên Hồng Vân của báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi về kế hoạch tập huấn cụ thể của giáo viên để phổ cập chương trình giáo dục phổ thông mới. Cũng như chị Vân, khá đông phóng viên băn khoăn về việc liệu công tác tập huấn có thực sự chất lượng hay không, khi mà ở những tỉnh/thành xa, các giáo viên phải tham gia tập huấn trên mạng.

      Ngoài ra, việc biên soạn 1 bộ sách giáo khoa mới cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của phía báo chí, truyền thông. Khá đông phóng viên đặt câu hỏi khi mà chương trình giáo dục phổ thông mới được thông báo vào cuối năm 2018 thì liệu năm 2020 có kịp hoàn thành hay không? Mà nếu hoàn thành 1 cách gấp rút như vậy thì chất lượng sẽ ra sao?

      Tương lai nào cho chương trình giáo dục phổ thông mới?

      Trả lời thắc mắc của các phóng viên về vấn đề hợp lí hay không khi áp dụng chương trình học 2 buổi/ngày, ông Thuyết cho rằng tăng buổi học nhưng giảm thời lượng sẽ giúp các em có thời gian dành cho các hoạt động khác. Còn các môn như Công nghệ, Tin học, kiến thức sẽ chỉ dừng ở cấp độ căn bản nên sẽ không tạo áp lực cho học sinh.

      Đối với những địa phương không thể dạy học 2 buổi/ngày, giáo sư Thuyết khuyến nghị nên đảm bảo ít nhất 6 buổi/tuần để đáp ứng đủ số tiết trung bình của chương trình. Nếu so sánh với chương trình của nước ngoài, hiện nền giáo dục mới của chúng ta vẫn còn thiếu đến 1.500 giờ học, nhưng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể để đưa ra phương án học bù mà không làm học sinh bị quá tải.

      Đối với vấn đề tài chính và cơ sở vật chất liên quan đến dự án đổi mới giáo dục phổ thông, ông Thuyết cho biết hiện Việt Nam đã nhận cam kết hỗ trợ đầu tư lên đến 80 triệu USD. Theo kế hoạch, Bộ Giáo dục & Đào tạo sẽ trích 1 phần ngân sách để hỗ trợ cơ sở vật chất cho các khu vực không đủ điều kiện áp dụng chương trình giáo dục mới. Ngoài ra, 5% kinh phí sẽ được sử dụng để nâng cấp chương trình tập huấn, bồi dưỡng giáo viên.

      Số tiền của khoản đầu tư đã cho thấy sự nghiêm túc và quyết liệt của Bộ Giáo dục & Đào tạo trong đợt cải cách lần này

      Số tiền của khoản đầu tư đã cho thấy sự nghiêm túc và quyết liệt của Bộ Giáo dục & Đào tạo trong đợt cải cách lần này (Nguồn: vietnamnet)

      Về vấn đề đổi mới sách giáo khoa, Bộ Giáo dục & Đào tạo vẫn sẽ tiếp tục chủ trì, tổ chức biên soạn để kịp thời triển khai cho năm học 2020-2021. 20 triệu USD là số tiền được dùng để hỗ trợ biên soạn và thực hiện sách giáo khoa theo chương trình mới. Nội dung giảng dạy trong sách sẽ được các ban ngành có liên quan đánh giá, kiểm tra, thực nghiệm trước khi chính thức được cấp phép và đưa vào sử dụng.

      Trả lời cho câu hỏi liên quan đến vấn đề tập huấn, đào tạo giáo viên, ông Hoàng Đức Minh – Cục trưởng Cục Nhà giáo, nói: "Chúng tôi đã chọn lọc những giáo viên tốt nhất, có khả năng nhất để triển khai chương trình, với lớp 1 là từ năm học 2020-2021. Về những nơi khó khăn, chúng tôi cũng đã tính đến, khi đào tạo giáo viên cốt cán sẽ được chú ý hơn, đầu tư bồi dưỡng hơn về công nghệ thông tin. Cùng với sự nỗ lực, tôi tin giáo viên tích hợp sẽ đáp ứng được yêu cầu của Bộ".

      Ông Minh khẳng định đội ngũ giáo viên thì không hề thiếu, chương trình cũ và mới số giáo viên cần không chênh lệch nhiều nên không lo về nguồn tuyển. "Còn đào tạo, bồi dưỡng qua mạng thì không phải đến bây giờ mới làm mà Bộ đã tổ chức trước đó. Với sự hoàn thiện của việc bồi dưỡng qua mạng cùng hệ thống công nghệ thông tin, chúng tôi tin rằng giáo viên sẽ đủ điều kiện để đáp ứng chương trình mới" – ông Minh cho biết thêm.

      Ông Hoàng Đức Minh rất tự tin vào độ khả thi của chương trình giáo dục phổ thông mới

      Ông Hoàng Đức Minh rất tự tin vào độ khả thi của chương trình giáo dục phổ thông mới (Nguồn: vietnamnet)

      Qua 2 phần của bài viết, ta có thể thấy sự quyết tâm, nghiêm túc của Bộ Giáo dục & Đào tạo trong việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà trong đợt cải cách này. Việc hướng nghiệp cho học sinh THPT và định hướng nghề nghiệp cho các em từ sớm không chỉ đưa chất lượng nền giáo dục tại Việt Nam đi lên, đó là còn là tín hiệu đáng mừng cho thị trường lao động vốn có tỉ lệ làm trái ngành cao như nước ta.

      Anh Duy (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Định hướng nghề nghiệp: Nghề làm gốm – thước đo của một nghệ nhân

      06/02/2020

      Nếu bạn đã định hướng nghề nghiệp đi theo ngành nghệ thuật thì đừng bỏ qua nghề làm gốm. Không ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top 10 trường đại học có môi trường học tốt nhất TP. HCM

      10/03/2020

      Đại học Hoa Sen, Đại học Quốc tế RMIT, Đại học Ngoại thương... là một trong 10 trường lọt top ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...