Học tiếng Nhật có khó không (phần 1): Dưới góc nhìn phát âm & chữ viết | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Học tiếng Nhật có khó không (phần 1): Dưới góc nhìn phát âm & chữ viết

      Học tiếng Nhật có khó không (phần 1): Dưới góc nhìn phát âm & chữ viết

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:13
      So với tiếng Anh, học tiếng Nhật có khó không? Nếu đây là điều bạn đang thắc mắc, hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ, sự khác biệt trong phát âm & chữ viết của 2 thứ tiếng này.

      Sau thời gian học tiếng Anh ít nhất 3 năm trên ghế nhà trường, nhiều bạn vẫn còn gặp khó khăn trong giao tiếp vì phát âm chưa chuẩn. Ngược lại, các bạn không gặp bất cứ vấn đề gì trong việc ghi nhớ chữ viết, vì tiếng Việt và tiếng Anh đều sử dụng chung bảng chữ cái Latinh (chỉ khác biệt ở một vài điểm nhỏ). Tiếng Anh là thế, còn tiếng Nhật thì sao? Tiếng Anh và tiếng Nhật cái nào khó hơn?

      Để giải đáp câu hỏi học tiếng Nhật có khó không, Edu2Review sẽ cùng bạn bước đến hành trình tìm hiểu ngôn ngữ này đến từng “chân tơ kẽ tóc”, mà khởi đầu là từ phát âm & chữ viết.

      Xem ngay bảng xếp hạng
      Trung tâm tiếng Nhật tốt nhất

      Phát âm tương đối đơn giản, có nhiều điểm giống tiếng Việt

      Như các bạn đã được học, tiếng Anh có 12 nguyên âm đơn (chưa kể một số nguyên âm đôi và nguyên âm ba) với 24 phụ âm, trong đó 11 âm không có dạng tương tự trong tiếng Việt (như θ, ð, ∫, t∫, ʒ, dʒ...). 1 điểm đặc biệt nữa là sự kết hợp của nhiều phụ âm liên tiếp nhau cấu tạo nên từ ngữ, như “splash” với 3 phụ âm s, p, l đứng đầu, hoặc “twelfths” với 4 phụ âm l, f, θ, s đứng cuối.

      Ngoài ra, tiếng Anh còn có nhiều âm bật hơi, uốn lưỡi – những âm tương đối xa lạ và gây khó khăn cho người Việt. Chính từ đó mà nảy sinh ra “hầm bà lằng” nối âm, luyến âm, đồng hóa phụ âm... mang đến nhiều sự “nhức não” cho người học trong quá trình luyện phát âm tiếng Anh.

      Phát âm và nói chuyện tiếng Anh lưu loát không phải là điều đơn giản (Nguồn: metrocontinuingeducation)

      Phát âm và nói chuyện tiếng Anh lưu loát không phải là điều đơn giản (Nguồn: metrocontinuingeducation)

      Tiếng Nhật thì tương đối khiêm tốn hơn, chỉ có 6 nguyên âm đơn (chưa kể nguyên âm đôi) với 19 phụ âm, trong đó 4 âm không có dạng tương tự trong tiếng Việt (tsu, sh, p, j). Đặc biệt, tiếng Nhật chỉ có duy nhất 1 phụ âm đầu và cuối ở mỗi từ (nếu có), nên bạn không cần “vặn vẹo miệng” nhiều để phát âm như tiếng Anh.

      Vì tiếng Nhật chỉ có 1 phụ âm cuối là “n” và 90% các từ đều kết thúc bằng nguyên âm nên không nối như tiếng Anh. Tuy nhiên, vì người Nhật nói tương đối nhanh nên họ vẫn có thói quen nối phụ âm cuối “n” vào đầu từ tiếp theo, nhưng đó chỉ là sự vô tình và bạn không bắt buộc phải nối theo, họ vẫn có thể hiểu nếu bạn phát âm tách ra như bình thường.

      Bên cạnh đó, tiếng Nhật còn 1 điểm khác biệt nữa là trộn nguyên âm. Những nguyên âm giống nhau khi đứng cạnh nhau (như oo, ii…) sẽ được đọc ngân dài trong 1 hơi, chứ không đọc riêng từng từ. Người Nhật có sự phân biệt khá rõ ràng giữa âm thường và trường âm (đọc kéo dài), cũng là 1 điều bạn cần lưu ý để không gặp tình trạng nhầm lẫn phát âm giữa các từ vựng khác nhau.

      Nhìn chung, phát âm tiếng Nhật được nhiều người đánh giá là đơn giản hơn tiếng Anh, không tốn nhiều thời gian để nói được. Tuy nhiên, các âm của tiếng Nhật không hoàn toàn giống với tiếng Việt, nên không “dễ ăn” như nhiều người vẫn nghĩ.

      Nếu bạn “lắp” âm tiếng Việt vào để nói thì người Nhật vẫn hiểu, nhưng có thể gọi là phát âm không tự nhiên và mọi người dễ dàng nhận ra bạn là người nước ngoài học tiếng Nhật. Để thật sự giao tiếp lưu loát và phát âm chuẩn như người bản xứ, bạn cần nhiều bỏ ra nhiều thời gian cũng như công sức luyện tập.

      Chăm chỉ rèn luyện sẽ giúp bạn có phát âm tự nhiên như người Nhật (Nguồn: japan)

      Chăm chỉ rèn luyện sẽ giúp bạn có phát âm tự nhiên như người Nhật (Nguồn: japan)

      Hệ thống bảng chữ cái phức tạp, “đánh đố” người học

      Tiếng Anh và tiếng Nhật cái nào khó hơn? Về mặt độ khó chữ viết, tiếng Nhật “chiếm trọn” ngôi vương. So với tiếng Anh chỉ có 1 bảng chữ cái duy nhất, không thể chối cãi rằng tiếng Nhật có hệ thống chữ viết phức tạp hơn, bao gồm:

      • Chữ mềm (hiragana): Thể hiện ngữ pháp (chia thì, khẳng định, phủ định...) hoặc dùng để ghi từ vựng trong trường hợp không nhớ chữ Hán.
      • Chữ cứng (katakana): Ghi tên, từ mượn của nước ngoài…
      • Chữ Hán (kanji): Chữ tượng hình, mỗi chữ như 1 bức tranh thể hiện ý nghĩa từ vựng.
      • Chữ Latinh (romanji): Tương tự như pinyin của tiếng Trung, thường dùng khi dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài.

      Chữ Latinh tương tự chữ cái tiếng Anh, bạn không cần học lại nữa. Bảng chữ mềm và chữ cứng tương đối ít nguyên âm, phụ âm nên khá dễ nhớ. Riêng chữ Hán mới là điều “đánh đố” thực sự cho người học vì sự đồ sộ và phức tạp của nó, khi bạn phải học khoảng 2000 chữ để sử dụng trong đời sống hàng ngày.

      Lý do phải sử dụng thêm chữ Hán trong khi đã có bảng chữ mềm, chữ cứng là vì hệ thống ngữ âm của Nhật quá ít nguyên âm, phụ âm, nên từ vựng không phong phú và bị trùng nhau rất nhiều. Cùng 1 từ nhưng có thể lên đến hàng chục nghĩa khác nhau, người đọc không rõ nó mang nghĩa nào, nên cần chữ Hán để phân biệt mỗi nét nghĩa. Chỉ có các yếu tố không có hình ảnh cụ thể như giới từ, thì, mệnh lệnh… mới dùng chữ mềm để ký âm.

      Mỗi Hán tự là 1 hình vẽ mang ý nghĩa riêng (Nguồn: pexels)

      Mỗi Hán tự là 1 hình vẽ mang ý nghĩa riêng (Nguồn: pexels)

      Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng. Chữ Hán là tập hợp của các hình vẽ con (bộ thủ) có quy luật tương đối. Chỉ cần nhớ rõ các bộ thủ, bạn sẽ có thể “lắp ghép” chúng vào với nhau theo những nguyên tắc nhất định để ra được từ cần viết.

      Mặc dù chữ Hán trong tiếng Nhật có nhiều điểm tương tự trong tiếng Trung, bạn vẫn không thể như lời đồn “học tiếng Nhật xong là biết tiếng Trung luôn”. Thực tế, chữ Hán được sử dụng ở mỗi vùng đều có điểm khác biệt:

      • Trung Hoa Đại Lục: Dùng chữ Hán giản thể (ít nét, dễ nhớ).
      • Hồng Kông, Singapore, Đài Loan…: Dùng chữ Hán phồn thể (chữ cổ, nhiều nét, khó nhớ).
      • Nhật Bản: Dùng cả giản thể lẫn phồn thể, nhưng phồn thể nhiều hơn.

      Vì thế, bạn có thể biết được một vài từ vựng trong tiếng Trung, nhưng không thể đọc hiểu 1 văn bản dài vì sự khác biệt quá lớn giữa chữ Hán phồn thể và giản thể.

      So với tiếng Anh, tiếng Nhật có phát âm tương đối đơn giản hơn, nhưng lại “đánh đố” về mặt chữ viết. Nhưng để trả lời câu hỏi học tiếng Nhật có khó không và có nên học tiếng Nhật không, chúng ta phải tiếp tục tìm hiểu về các khía cạnh ngữ pháp, văn hóa... của ngôn ngữ này. Các bạn hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo trong cùng series của Edu2Review nhé!

      Yến Nhi (Theo Nhân văn confession)


      Có thể bạn quan tâm

      Tiếng Nhật, Hàn, Trung

      Học tiếng Nhật có khó không (phần 3): Dưới góc nhìn văn hóa

      06/02/2020

      Nhìn dưới lăng kính văn hóa – lịch sử, Nhật Bản và Trung Quốc đều có nhiều điểm tương đồng với ...

      Tiếng Nhật, Hàn, Trung

      Bạn đã biết tên 7 trung tâm tiếng Nhật giá rẻ tại TP.HCM chưa?

      12/07/2022

      Các trung tâm rất ít khi công khai mức học phí trên website nên bạn sẽ gặp khó khăn trong quá ...

      Tiếng Nhật, Hàn, Trung

      Góc giải đáp: Học tiếng Nhật tại Dũng Mori có tốt không?

      01/07/2022

      Tiên phong đào tạo tiếng Nhật theo hình thức Blended Learning cùng phương pháp hay và đội ngũ ...

      Tiếng Nhật, Hàn, Trung

      Top 10 trung tâm uy tín dạy tiếng Trung cơ bản cho người mới bắt đầu

      26/01/2021

      Tìm kiếm trung tâm uy tín, chất lượng để học tiếng Trung cơ bản cho người mới bắt đầu là quyết ...