Hẳn bạn đã xem qua rất nhiều những đoạn quảng cáo trên TV hay print-ads của các nhãn hiệu trên đường phố. Bạn đã bao giờ thắc mắc ai đã góp phần tạo nên những sản phẩm marketing độc đáo đó chưa? Cách họ làm việc đó cũng như thế nào? Bài tư vấn này sẽ giúp bạn có được thông tin cần thiết để giải đáp câu hỏi trên.
* Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!
Giám đốc sáng tạo là ai?
Khi ngày càng có nhiều thương hiệu, sản phẩm có mặt trên thị trường thì việc tạo dấu ấn trong lòng khách hàng cũng được coi trọng hơn. Vì thế, ngành Marketing nói chung và lĩnh vực liên quan đến sáng tạo nói riêng luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn sinh viên, học sinh.
Các công ty sáng tạo (Creative Agency) sẽ chịu trách nhiệm thu nhận yêu cầu từ khách hàng, đưa ra định hướng cho các chiến dịch quảng cáo. Và đứng đầu những dự án này chính là giám đốc sáng tạo (Creative Director).
Họ đóng vai trò như một người làm nghề và cũng đồng thời gách vác trách nhiệm của một nhà quản lý. Giám đốc sáng tạo có thể tự mình sản xuất ra nội dung, những câu tagline, slogan, kịch bản cho video quảng cáo… Họ cũng cần cộng tác với các trưởng bộ phận để quá trình làm việc được thống nhất, thuận lợi và đúng yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, họ có vai trò động viên, dẫn dắt các nhân viên đi theo đúng định hướng đã đưa ra.

Giám đốc sáng tạo là người đưa ra định hướng cho nhiều chiến dịch quảng bá thương hiệu, sản phẩm
Những tố chất cần có của một giám đốc sáng tạo
Trước khi trở thành một giám đốc sáng tạo trong các Creative Agency, bạn cần phải làm công việc liên quan tới lĩnh vực sáng tạo, quảng cáo nói chung. Khả năng một copywriter chuyên nghiệp trở thành giám đốc sáng tạo là khá lớn nhưng cũng có khi nhân viên account hay designer cũng có thể đảm nhận vị trí này.
Nhìn chung, giám đốc sáng tạo cần có “khối óc sáng tạo”, không ngừng tiếp nhận những cái mới, tư duy nhạy bén, có khả năng thích nghi nhanh và diễn đạt tốt. Ngoài ra, bạn còn phải chịu được áp lực cao, có trách nhiệm hoàn thành công việc đúng thời hạn, cởi mở cũng như sẵn sàng tăng ca. Họ cần trau dồi kiến thức của mình về tất cả mọi lĩnh vực để có thể nắm rõ những tính chất, đặc điểm nổi bật của sản phẩm, từ đó tạo ra các sản phẩm truyền thông độc đáo.
Quan trọng hơn cả, giám đốc sáng tạo cần có tố chất của người quản lý, có thể đào tạo được các đồng sự, đưa ra gợi ý và kiểm tra quá trình làm việc của thành viên trong đội ngũ sáng tạo.

Những TVC hay print-ads độc đáo là thành phẩm của giám đốc sáng tạo cùng đồng sự
Giám đốc sáng tạo học ngành gì?
Với vị trí giám đốc sáng tạo, bạn cần phải có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành marketing, cụ thể là lĩnh vực liên quan tới quảng cáo và sáng tạo. Một lựa chọn khác là trở thành thực tập sinh ở các công ty sáng tạo. Lợi thế của bạn khi làm việc tại Creative Agency là được tiếp cận với những dự án thực tế và thử sức mình với nhiều đầu công việc khác nhau.
Để làm việc trong ngành marketing, bạn nên tham khảo một số ngành nghề dưới đây:
Đây là ngành giúp bạn rèn luyện được khả năng viết lách, sáng tạo nội dung, tìm kiếm và cập nhật những xu hướng và thông tin hấp dẫn .
-
Ngành Marketing
Marketing là ngành bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như Nghiên cứu – Khảo sát thị trường, Sales (Bán hàng), Quảng cáo, Quan hệ công chúng… Vì thế, khi học Marketing, bạn có thể phát triển được những kỹ năng hữu ích cho công việc sáng tạo nội dung cho các kịch bản quảng cáo, sự kiện, chương trình...
-
Ngành Ngôn ngữ
Lựa chọn các ngành Ngôn ngữ cũng có thể giúp ích cho công việc trở thành copywriter sau này. Nó sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức nền về ngôn ngữ, tạo bước đệm để bạn tự tin theo đuổi nghề viết sau này.
Tuy nhiên, những ngành nghề trên chỉ giúp bạn những kiến thức phụ trợ cho công việc trong ngành sáng tạo nói chung. Và bạn cần trải nghiệm thực tế nhiều hơn nếu có định hướng tương lai sẽ trở thành giám đốc sáng tạo.

Bạn có thể học ngành Marketing nếu có định hướng trở thành giám đốc sáng tạo trong tương lai
Edu2Review hy vọng bạn sẽ tìm thấy được thông tin cần thiết và bổ ích sau khi đọc bài viết này. Chúc bạn thành công trên con đường mình đã chọn và hãy không ngừng cố gắng nhé!
Minh Nguyệt (Tổng hợp)
Nguồn hình ảnh: Pexels