HOT: 6 trường đại học sư phạm sẽ về chung một nhà? | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      HOT: 6 trường đại học sư phạm sẽ về chung một nhà?

      HOT: 6 trường đại học sư phạm sẽ về chung một nhà?

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:11
      Ngày 18/10, đại diện Sở GD&ĐT cùng hiệu trưởng các trường đào tạo giáo viên tại TP. HCM đã thảo luận việc hợp nhất 6 trường đại học sư phạm. Cụ thể như thế nào? Mời bạn đọc điểm qua bài viết sau.

      Danh sách

      Bài viết

      6 trường đại học sư phạm sẽ về chung một nhà? (Nguồn: Pexels)

      “Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm” là câu nói được nhiều người truyền tai nhau khi được hỏi về việc chọn ngành nghề ngày nay. Dĩ nhiên không phải tự nhiên mà ngành sư phạm lại được xếp ở vị trí không cao so với các ngành còn lại. Nhưng dù với lý do gì chăng nữa, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng cánh cửa của đại học sư phạm luôn có sức hút riêng của mình.

      Bằng chứng là ngành Sư phạm của các trường luôn có điểm chuẩn cao kèm theo điều kiện tuyển sinh khá gắt gao nhưng số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng không hề nhỏ. Và gần đây, chính sách “về chung một nhà” của 6 trường đại học sư phạm lại phần nào khẳng định quyết tâm mang thời hoàng kim nghề giáo trở lại của các cán bộ giáo dục.

      Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      Áp dụng mô hình hoạt động của Uber vào giáo dục

      Hiện nay trên địa bàn TP. HCM có 6 trường đại học (ĐH) đào tạo khối ngành sư phạm gồm: ĐH Sư phạm TP. HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Nông lâm, ĐH Sài Gòn, ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao và ĐH Mở. Mặc dù, đều là những cái nôi tạo ra các thầy, cô giáo tương lai nhưng nhìn chung các trường lại không có sự đồng bộ, nhất quán về chương trình đào tạo, chất lượng, phương pháp giảng dạy và cơ sở vật chất.

      Hiểu được điều đó, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng (Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM) đã đề xuất ý tưởng hợp nhất 6 trường với nhau nhằm tạo ra một môi trường đào tạo sư phạm chuyên nghiệp và hiệu quả.

      Ý tưởng này được đánh giá khá giống mô hình kinh tế chia sẻ của Uber. Theo đó, Uber áp dụng khoa học công nghệ vào việc quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Mô hình này đã tạo nên một bước thay đổi ngoạn mục trong thói quen di chuyển của cộng đồng và góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tương tự, trong giáo dục, việc này giúp tận dụng tối đa các nguồn lực mà các trường đang sở hữu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trong môi trường sư phạm.

      Thầy cho biết: “Các trường sẽ công nhận tín chỉ của nhau, trao đổi giảng viên, sinh viên, dùng chung tài nguyên như thư viện số, phòng thí nghiệm… Sắp tới, đại diện các trường sẽ ngồi lại, chọn ra một số môn, ngành đào tạo để thí điểm cho hình thức chia sẻ này. Ban đầu có thể là các môn học đại cương.”

      >> Xem thêm đánh giá của sinh viên về ĐH Sư phạm TP.HCM

       Phó Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng đề xuất ý kiến áp dụng mô hình chia sẻ nguồn lực (Nguồn: Zing)

      Phó Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng đề xuất ý kiến áp dụng mô hình chia sẻ nguồn lực (Nguồn: Zing)

      Liệu có thực sự khả thi và hiệu quả?

      Có thể thấy nếu chính sách này được thông qua sẽ mang đến lợi ích cho cả nhà trường và sinh viên. Đặc biệt, sinh viên sẽ được học tập một cách linh hoạt, chủ động và hiệu quả.

      Ví dụ, ĐH Sư phạm TP. HCM nổi tiếng về phòng thí nghiệm Vật lý hiện đại nhưng ít người dùng, để tránh lãng phí và học tập hiệu quả sinh viên của ĐH Sư phạm Kỹ thuật có thể qua ĐH Sư phạm sử dụng. Hoặc sinh viên ĐH Nông Lâm nhưng nhà gần ĐH Sư phạm, có thể học các môn đại cương ở ĐH Sư phạm.

      >> Top 10 trường đại học có môi trường học tốt nhất TP. HCM

      Áp dụng mô hình hoạt động của Uber vào giáo dục? (Nguồn: Thuonggiaonline)

      Áp dụng mô hình hoạt động của Uber vào giáo dục? (Nguồn: Thuonggiaonline)

      Thạc sĩ Trần Đình Lý (Trưởng phòng Đào tạo của ĐH Nông Lâm TP. HCM) cho rằng: “Việc các trường đại học chia sẻ, kết nối, công nhận chương trình, tín chỉ của nhau là cần thiết trong bối cảnh hội nhập và quốc tế hóa giáo dục đại học sâu rộng hiện nay. Đồng thời, chính sách này lấy nhu cầu của người học làm gốc. Sinh viên các trường sẽ được lựa chọn học phần, giảng viên, sử dụng thiết bị, thư viện của trường bạn trong hệ thống liên kết".

      Một độc giả tên Tính nhận xét: “Tôi thấy mô hình này rất hay, có thể áp dụng. Để giáo dục phát triển thì phải xây dựng nhóm trường sư phạm mạnh có tính kết nối, chia sẻ. Một tập thể chắc chắn sẽ hoạt động mạnh hơn cá nhân".

      Chị Nguyễn Thị Ngọc bình luận: “Đây quả là một bước tiến xa của giáo dục đại học Việt Nam. Người học là người đầu tiên hưởng lợi trong việc này. Mong các trường sớm đàm phán thành công".

      Bất cập không thể tránh khỏi?

      Tuy nhiên, các trường ĐH đang có xu hướng từng bước tiến lên hình thức tự chủ tài chính nhưng không đồng đều. Trong 6 trường đại học đề cập ở trên, ĐH Sư phạm Kỹ thuật và ĐH Mở đã tiến tới tự chủ. Do đó, nếu thực hiện mô hình “Uber”, mức học phí chênh lệch giữa các trường sẽ là một vấn đề khó khăn cần cân nhắc. Các trường cần thảo luận kỹ cách thức vận hành để giải quyết bất cập trước khi đi vào hoạt động.

      Các trường cần thảo luận kỹ cách thức vận hành (Nguồn: Tạp chí Tài chính)

      Các trường cần thảo luận kỹ cách thức vận hành (Nguồn: Tạp chí Tài chính)

      Với chính sách đang được thảo luận trên đây, chúng ta có thể thấy rằng, nghề “trồng người” luôn được chú trọng, từng bước cải thiện và phát triển. Biết đâu rằng, ngành Sư phạm sẽ là ngành hot nhất trong tất cả các ngành trong tương lai thì sao?

      Mai Trâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      6 khoa ngoại ngữ "quyền lực" trường Đại học Sư Phạm TP. HCM mà bạn nên biết

      10/03/2020

      Nga, Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Trung là 6 khoa ngoại ngữ “quyền lực” trực thuộc Đại học Sư Phạm TP. ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      [Official] Top 10 trường đại học hạnh phúc nhất 2018

      10/03/2020

      Bạn muốn tìm các trường đại học tốt nhất Việt Nam? Với Edu2Review, tốt chưa hẳn là đủ, chúng tôi ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...