Hướng nghiệp nghề phi công: Lửa thử vàng, gian nan thử sức, còn thách thức thử phi công | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Hướng nghiệp nghề phi công: Lửa thử vàng, gian nan thử sức, còn thách thức thử phi công

      Hướng nghiệp nghề phi công: Lửa thử vàng, gian nan thử sức, còn thách thức thử phi công

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:12
      Là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới, nhưng tại sao vẫn có nhiều bạn trẻ ấp ủ ước mơ làm phi công? Thông tin hướng nghiệp nghề phi công trong bài viết này sẽ bật mí cho bạn!

      Mỗi khi nhắc đến phi công, người ta lại liên tưởng ngay đến hình ảnh những nam thanh, nữ tú thông minh, giỏi giang, đặc biệt là mức lương cao ngất. Chính những hào nhoáng này đã phần nào làm bao thế hệ trẻ ấp ủ ước mơ trở thành một phi công chính hiệu. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những yếu tố bên ngoài ấy, bạn vẫn chưa thể hướng nghiệp nghề phi công cho tương lai của mình.

      * Bạn muốn tìm trường đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất Việt Nam!

      Chi phí đào tạo lên đến 9 con số 0

      Mặc dù, nước ta có ngôi trường mang tên Học viện Hàng không Việt Nam nhưng để trở thành phi công, có bằng hàng không quốc tế, sinh viên sẽ phải đi du học ở nước ngoài. Một số quốc gia có truyền thống đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không cho Việt Nam có thể kể đến như: Mỹ, Úc, Anh, Pháp, New Zealand, Nam Phi...

      Để trở thành phi công chuyên nghiệp, học viên có thể đi theo 3 con đường nhưng dù đi theo trường hợp nào, học viên đều phải bỏ ra vài tỷ đồng cho suốt quá trình đào tạo để trở thành một cơ phó rồi mới được nhìn nhận như một phi công chuyên nghiệp.

      Để trở thành phi công, học viên cần phải du học ở nước ngoài

      Để trở thành phi công, học viên cần phải du học ở nước ngoài (Nguồn: Du học INEC)

      Trường hợp thứ nhất, học viên có thể học sơ cấp tại Học viện Hàng không Việt Nam trong 2 năm rồi tùy vào năng lực và tài chính có thể đi du học tại nước ngoài; sau đó lại về Việt Nam học tiếp. Giai đoạn này được gọi là học chuyển loại. Toàn bộ chi phí đi học do người học tự chi trả, ước tính có thể lên đến 4 tỷ VNĐ.

      Ở trường hợp thứ hai, học viên có thể lựa chọn các trường đại học tại các quốc gia đã kể trên và theo sát chương trình học từ 5 đến 6 năm mới được cấp chứng chỉ hàng không quốc tế. Chi phí cho toàn bộ khóa học trên dưới 5 tỷ VNĐ, tùy vào từng cơ sở dạy học và chưa bao gồm các chi phí sinh hoạt.

      Trường hợp thứ ba, các học viên có thể thi sơ tuyển vào các hãng hàng không nội địa như: Jetstar, Vietjet hoặc VietNam Airline, thời hạn có thể từ 1 đến 2 năm, chi phí do học viên tự túc và con số lên đến hàng tỷ VNĐ.

      Hướng nghiệp nghề phi công: lửa thử vàng, gian nan thử sức, còn thách thức thử phi công

      Hướng nghiệp nghề phi công: lửa thử vàng, gian nan thử sức, còn thách thức thử phi công (Nguồn: tin247)

      Dành cả thanh xuân để "lên trời"

      Sau khi tiêu tốn số tiền không nhỏ vào chi phí đào tạo, học viên còn phải đầu tư lớn về cả thời gian. Trong khi quá trình học nghề cũng đã ngốn không ít thanh xuân của họ. Hoàn thành việc học, sinh viên sẽ được thực hành trên máy bay với vai trò như một người trợ lý học việc. Khi tích lũy đủ giờ bay theo tiêu chuẩn học sẽ được thăng chức thành cơ phó. Tuy nhiên để được bay chính thức với vai trò cơ trưởng, họ cần phải đợi nhưng không biết thời gian là bao lâu.

      Trải qua biết bao khổ luyện, cùng hàng tỷ đồng và tuổi trẻ đầu tư cho sự nghiệp, một phi công mới ra trường gia nhập thị trường lao động mức lương khởi điểm trên dưới 100 triệu VNĐ/ tháng.

      Hơn nữa, bằng lái của phi công cũng chỉ có thời hạn trong 5 năm, sau thời gian đó họ sẽ phải thực hiện đợt tổng kiểm tra, học nâng cao để được cấp lại bằng.

      Trước khi có thể cầm lái chính thức, họ phải trải qua thời gian dài

      Trước khi có thể cầm lái chính thức, họ phải trải qua thời gian dài "học việc" (Nguồn: Pexels)

      1001 yêu cầu cần đảm bảo

      Với môi trường làm việc khá đặc biệt, phi công cần đảm bảo có sức khỏe tốt, khả năng chịu áp lực cao và nhiều kỹ năng đặc thù. Các kỳ thi sát hạch và khám thể lực diễn ra định kỳ hàng năm. Một phi công nếu không đảm bảo điều kiện về vấn đề này có thể sẽ bị đình chỉ bay.

      Ngoài ra, là một người điều khiển máy bay, họ cần phải có kỹ năng định vị không gian bằng trực giác, kỹ năng nhận biết các mùi vị đặc biệt có liên quan đến các dự báo nguy hiểm, sự nhạy bén trong quan sát, kỹ năng xử lý khi rơi vào tình huống nguy hiểm... Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh là yếu tố không thể thiếu của một phi công chính hiệu.

      Hơn thế nữa, nghề phi công được xếp vào danh sách những nghề nguy hiểm nhất thế giới. Không chỉ vì tính chất công việc làm việc trên không mà còn do sóng điện từ trong buồng lái cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của phi công.

      Phi công – nghề hào nhoáng những cũng lắm gian truân (Nguồn: bayviet)

      Phi công – nghề hào nhoáng những cũng lắm gian truân (Nguồn: bayviet)

      Tóm lại, nghề phi công có thể hào nhoáng nhưng cũng tiềm ẩn không ít những thách thức và khó khăn. Nếu bạn thấy rằng bản thân mình đủ khả năng và nghị lực để có thể đối mặt và vượt qua những điều trên thì hãy cho mình một cơ hội nắm giữ ước mơ. Dù quyết định của bạn là gì đi chăng nữa, Edu2Review chúc bạn sẽ luôn thành công!

      Mai Trâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top những việc làm có thu nhập cao nhất thế giới

      06/02/2020

      Khi các sĩ tử đang loay hoay với định hướng nghề nghiệp, cũng là lúc thế hệ cuối 9X bắt tay vào ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      [Official] Top 10 trường đại học hạnh phúc nhất 2018

      10/03/2020

      Bạn muốn tìm các trường đại học tốt nhất Việt Nam? Với Edu2Review, tốt chưa hẳn là đủ, chúng tôi ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Tổng hợp học phí các trường công lập tại Hà Nội năm 2018

      06/02/2020

      Mùa tuyển sinh 2018 đang đến rất gần. Ngoài các vấn đề như ôn thi, chọn ngành, chọn trường thì ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...