Khóa học về tài chính cá nhân, chỉ cần ghi nhớ nguyên tắc 50/30/20 là đủ! | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Khóa học về tài chính cá nhân, chỉ cần ghi nhớ nguyên tắc 50/30/20 là đủ!

      Khóa học về tài chính cá nhân, chỉ cần ghi nhớ nguyên tắc 50/30/20 là đủ!

      Cập nhật lúc 18/02/2020 16:50
      Nhiều người tìm đến các khóa học về tài chính cá nhân để quản lý chi tiêu hợp lý hơn. Và nếu bạn đơn giản chỉ vì mục đích tiết kiệm thì cần ghi nhớ nguyên tắc vàng dưới đây.

      Khóa học về tài chính cá nhân không chỉ giúp bạn hoạch định chi tiêu mà còn hướng dẫn cách đầu tư và tiết kiệm. Trong trường hợp nhu cầu của bạn không cần đầu tư mạo hiểm thì nguyên tắc 50/30/20 trong bài viết này sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả.

      Quy tắc 50/30/20 hoạt động như thế nào?

      Quy tắc 50/30/20 tương ứng với số phần trăm chia cho các nguồn chi lần lượt là chi phí thiết yếu, chi tiêu cá nhân và mục tiêu tài chính. Đây cũng là một nguyên tắc được đề cập trong rất nhiều khóa học về tài chính cá nhân. Shark Linh cũng đã từng chia sẻ nguyên tắc quản lý tài chính này trên trang cá nhân của mình và nhận được sự đồng tình của nhiều người. Trên thế giới, nguyên tắc này cũng được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá cao.

      Ưu điểm của nguyên tắc này là thiết lập được các khoản chi tiêu rạch ròi. Bằng việc đặt giới hạn cho từng hạng mục chi tiêu, bạn sẽ tránh được tình trạng tiêu xài “quá tay”. Việc áp dụng phương pháp tiết kiệm này cũng rất đơn giản, phù hợp với những người có nguồn thu nhập ổn định và chưa có thói quen lập kế hoạch chi tiêu.

      Phương pháp 50/30/20 giúp tiết kiệm hiệu quả

      Phương pháp 50/30/20 giúp bạn tiết kiệm hiệu quả (Nguồn: chimebank)

      50% thu nhập “cân” cả cuộc sống

      Nhiều người thường hay than vãn đi làm vất vả nhưng không tiết kiệm được, làm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Và bạn mặc nhiên cho rằng nguyên nhân là do mức lương quá thấp hoặc do chi phí hàng ngày quá đắt đỏ. Thực tế, chúng ta không thể loại trừ 2 nguyên nhân vừa đề cập, nhưng trong trường hợp bạn đã làm việc một thời gian, có mức lương trung bình – khá thì 2 nguyên nhân đó chỉ là “cái cớ” cho sự lãng phí của bạn.

      50% là con số dành cho các khoản chi về nhu cầu thiết yếu, tức là các yếu tố để bạn duy trì cuộc sống hàng ngày như ăn ở, đi lại, điện nước... Lưu ý, con số 50% được đưa ra nhưng bạn cần phải hiểu đúng ý nghĩa là: không được vượt quá 50%. Nghĩa là nếu việc chi trả cho các chi phí thiết yếu chưa đến 50% thì bạn nên để dành cho các mục tiêu tiết kiệm thay vì kiếm cớ hoang phí.

      Trường hợp khoản chi này vượt hơn 50%, hãy cố gắng giảm tiền các hóa đơn xuống hoặc bạn phải giảm 5% ở mỗi hạng mục tiếp theo. Nghĩa là phần trăm của khoản chi tiêu cá nhân là 25% và khoản chi cho mục tiêu tài chính là 15%. Tuy nhiên, lời khuyên từ các chuyên gia là bạn nên cắt giảm chi tiêu cá nhân chứ không nên giảm ở mục tiêu tài chính.

      Chi phí sinh hoạt thuộc nhóm nhu cầu thiết yếu
      Chi phí sinh hoạt thuộc nhóm nhu cầu thiết yếu (Nguồn: lamag)

      30% thu nhập cho... cuộc sống xa hoa

      Đây là phần chi phí cho các nhu cầu cá nhân như sở thích, thói quen. Những nhu cầu cá nhân được xếp vào nhóm nhu cầu bậc cao trên thang nhu cầu của Maslow (nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu được thể hiện) mà bạn có thể được học qua các Khóa học về tài chính cá nhân. Do đó, các chi phí này thường có thể cắt giảm được. Ví dụ như thay vì tuần nào cũng đi xem phim với bạn bè, bạn có thể giảm tần suất đi xem phim 1 lần/ tháng.

      Tương tự như danh mục chi phí thiết yếu, 30% là tỷ lệ tối đa bạn nên dành cho cuộc sống cá nhân. Điều đó đồng nghĩa là % chi phí thuộc danh mục này càng ít thì bạn cũng sẽ càng dư giả hơn.

      20% thu nhập cho... khi đã “toan về già”

      Mục tiêu tài chính của đa số chúng ta bao gồm tiết kiệm, trả nợ và quỹ dự phòng. Danh mục này chỉ nên được bổ sung khi danh mục chi phí thiết yếu đã được tính toán đầy đủ và trước khi bạn nghĩ đến bất cứ điều gì thuộc danh mục chi tiêu cá nhân. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo duy trì được cuộc sống hàng ngày mà vẫn có thể tiết kiệm từ khoản thu nhập đều đặn.

      Trở ngại lớn nhất để “bảo tồn” con số 20% này nằm ở khả năng kiểm soát cảm xúc của bạn. Bởi rất nhiều người chi tiêu quá tay chỉ vì những sở thích phát sinh nhất thời. Ví dụ như chiếc đầm bạn thích hay món mỹ phẩm mà “nghe đồn” rất hiệu quả. Những quyết định vội vàng có thể sẽ khiến bạn chi tiêu vào số tiền để tiết kiệm.

      Để có thể tiết kiệm được cho các mục tiêu tài chính, bạn nên nghĩ xa hơn. Với số tiền tiết kiệm lớn hơn 20% thu nhập, bạn có thể trả nợ nhanh hơn hay để dành cho một chuyến đi chơi xa. Bạn cũng sẽ bớt lo lắng hơn khi bước vào tuổi nghỉ hưu nếu tích lũy được nhiều. Dù đây là một khái niệm khá xa nếu bạn đang ở tuổi 20 – 30 nhưng lo lắng cho tương lai không bao giờ là sớm cả.

      Nghĩ đến những tương lai dài hạn sẽ giúp việc tiết kiệm hiệu quả hơn
      Nghĩ đến tương lai dài hạn sẽ giúp việc tiết kiệm hiệu quả hơn (Nguồn: marketingland)

      Tính lưu động của dòng tiền

      Phương pháp 50/30/20 sẽ giúp bạn tiết kiệm hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, quy tắc này không thể áp dụng hoàn hảo cho mọi trường hợp. Đây chỉ là những hướng dẫn để bạn có thể áp dụng một cách linh hoạt cho quỹ ngân sách của mình. Bạn nên linh hoạt thay đổi tỷ lệ phần trăm dựa vào những ưu tiên tài chính của bản thân.

      Ngoài ra, phương pháp này thường chỉ phù hợp nếu bạn có nguồn thu ổn định. Trong trường hợp bạn không có nguồn thu ổn định thì việc áp dụng phương pháp này rất khó, bạn sẽ phải sử dụng cách tính bù trừ những khoản thu nhập cho nhau.

      Ngoài mục tiêu tài chính như trả nợ, tiết kiệm và quỹ dự phòng, bạn cũng có thể dành 20% thu nhập cho các khoản đầu tư. Tuy nhiên, điều này cần có sự tính toán kỹ lưỡng, nếu không có kinh nghiệm đầu tư, bạn nên tham gia các khóa học về tài chính cá nhân hay kỹ năng đầu tư để gia tăng thêm kiến thức và kinh nghiệm.

      Không cần phải có một nguồn thu nhập cao thì bạn mới có thể áp dụng phương pháp này, ai cũng có thể áp dụng với mức thu nhập của mình. Điều quan trọng chính là việc bạn chủ động thay đổi thói quen tài chính để hướng tới những mục tiêu dài hạn. Chúc bạn thành công!

      Khuê Lâm (Tổng hợp)
      Nguồn ảnh cover: ramseysolutions


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Sinh viên không thể không biết những kỹ năng cơ bản trong Excel này

      06/02/2020

      Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên cần phải học thêm kỹ năng tin học để hỗ trợ công việc ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Top 3 kỹ năng mềm cho sinh viên năm nhất

      06/02/2020

      Trang bị và áp dụng các kỹ năng mềm cho sinh viên năm nhất dưới đây, sẽ giúp các bạn vượt qua năm ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...