Kỹ năng dẫn chương trình: Để có giọng nói hay không khó | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Kỹ năng dẫn chương trình: Để có giọng nói hay không khó

      Kỹ năng dẫn chương trình: Để có giọng nói hay không khó

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Rất nhiều MC nổi tiếng cũng từng trải qua quá trình rèn luyện để có giọng nói hay. Nếu bạn chưa tự tin với giọng nói của mình - một kỹ năng dẫn chương trình quan trọng, đừng bỏ qua bài viết này nhé!

      Không phải ai sinh ra cũng có giọng nói hay. Có người sở hữu giọng nói truyền cảm, ấm áp, số khác lại gặp những khiếm khuyết như nói ngọng, nói lắp, nói nhanh… Nếu được đào tạo hoặc rèn luyện một cách bài bản, bạn vẫn có thể khắc phục được những khiếm khuyết trong giọng nói, nếu có, để trở thành một người dẫn chương trình chuyên nghiệp. Hãy cùng Edu2Review tìm hiểu cách rèn luyện kỹ năng dẫn chương trình này nhé!

      Tập thở đúng cách

      Giọng hay phải rõ ràng và có độ vang. Việc lấy hơi từ bụng chính là chìa khóa giúp giọng nói của bạn có độ vang, mạnh và rõ ràng. Ve sầu hay ếch đều là những con vật thở bụng nên tiếng kêu của chúng rất vang và rõ.

      Nếu bạn nói khi lấy hơi từ ngực, giọng nói sẽ dễ đứt hơi và không thể nói dài trong khi dẫn chương trình. Bên cạnh đó, giọng nói còn khiến người nghe cảm thấy gấp gáp, không có nhịp điệu trầm bổng. Cách luyện tập thở lấy hơi từ bụng như sau:

      • Đặt một tay lên ngực và một tay ở bụng. Khi bạn hít một hơi thật sâu, bàn tay trên bụng phải được đưa về trước nhiều hơn so với tay trên ngực, điều này đảm bảo rằng cơ hoành căng ra để kéo không khí vào phổi.

      • Sau khi thở ra qua miệng, bạn tiếp tục hít một hơi sâu chậm qua mũi và tưởng tượng đang hút không khí trong cả phòng vào người. Sau đó, bạn từ từ thở ra bằng miệng. Hãy lặp lại chu kỳ này nhiều lần để tạo thói quen thở bằng bụng.

      Khi đã quen với cách thở này thì bạn không cần đặt tay trên ngực và bụng. Ngoài việc có được giọng nói trầm, vang hơn thì thở bụng còn giúp bạn thư giãn hệ thần kinh, ổn định cảm xúc, mang lại cảm giác thư thái và bình tĩnh.

      Thở đúng cách sẽ giúp giọng nói của bạn vang hơn (Nguồn: kaifia)

      Thở đúng cách sẽ giúp giọng nói của bạn vang hơn (Nguồn: kaifia)

      Phát âm rõ ràng

      Điều quan trọng về kỹ năng dẫn chương trình là bạn phải nói tròn vành rõ chữ. Nếu phát âm không rõ ràng, thông tin mà bạn truyền đạt tới người nghe có thể bị hiểu sai. Để phát âm rõ ràng, bạn có thể nói chậm lại. Hãy nói và đọc rõ từng âm tiết. Đừng nói líu nhíu hoặc chứ này dính vào chữ kia, điều này sẽ khiến người nghe không hiểu ý.

      Ngoài ra, bạn có thể cải thiện kỹ năng nói bằng cách tập đọc sách mỗi ngày. Đọc thật nhiều cho đến khi bạn có thể phát âm rõ ràng trong lúc nói chuyện bình thường. Nếu nói chuyện với mọi người mà bạn vẫn phát âm nhanh, chưa tròn chữ thì nên luyện tập tiếp. Một cách nữa là ghi âm giọng nói của bạn và nghe lại để xác định những lỗi phát âm. Bạn nên chú ý vào những chỗ líu nhíu, giọng tắc nghẽn hoặc cụt ngủn để sửa.

      Thư giãn cơ ở mặt hay điều khiển hơi thở cũng là cách tốt để bạn cải thiện phát âm cũng như giọng nói. Nếu cơ mặt, quai hàm không được thả lỏng thì miệng sẽ không mở đủ lớn để âm thoát ra rõ ràng.

      Người dẫn chương trình cần phát âm tròn chữ (Nguồn: outfront)

      Người dẫn chương trình cần phát âm tròn chữ (Nguồn: outfront)

      Làm chủ âm lượng và tốc độ nói

      Tốc độ nói chuẩn thường là 150 - 160 từ/ phút. Nếu nói chậm quá, bạn sẽ khiến người nghe cảm thấy nhàm chán, thậm chí là buồn ngủ. Bạn nói quá nhanh có thể khiến khán giả mệt mỏi vì phải tiếp nhận quá nhiều thông tin trong thời gian ngắn. Đồng thời, người dẫn chương trình nên tránh tiết tấu đều đều từ đầu đến cuối.

      Bạn nên điều chỉnh tốc độ lúc nhanh lúc chậm, đôi khi có thể ngưng hẳn để người nghe suy nghĩ. Đặc biệt, bạn cần điều chỉnh tốc độ hợp lý khi kể một câu chuyện hoặc chuyển qua tình tiết mới hay đặt một câu hỏi. Tốc độ nói của MC có thể thay đổi không khí chương trình và thu hút người nghe tập trung hơn.

      Nói quá to thường bị cho là thô lỗ và khiến người nghe khó chịu. Nói quá nhỏ thì có thể bị xem là thiếu tự tin, nhút nhát và khiến khán giả không nghẽ rõ bạn đang nói gì. Vì vậy, người dẫn chương trình cần luyện tập để có giọng nói rõ ràng, vừa đủ nghe. Để biết mình đã nói đủ nghe hay chưa bạn có thể nhờ bạn giúp đỡ hoặc ghi âm lại rồi tự cảm nhận.

      Làm chủ tốc độ nói để thu hút người nghe hơn (Nguồn: trihd)

      Làm chủ tốc độ nói để thu hút người nghe hơn (Nguồn: trihd)

      Ngữ điệu và truyền cảm

      Ngữ điệu chính là sự trầm bổng của các tiếng phối hợp với nhau, phù hợp đến mức nào đó với tình cảm và ý nghĩa cần biểu đạt. Ngữ điệu không đòi hỏi phải lả lướt như điệu nhạc, nhưng cũng rất cần sự êm ái. Cách luyện tập để có một ngữ điệu êm ái là bạn tập nói rồi ghi âm và nghe lại giọng nói của mình để tinh ý nhìn ra những độ cao chưa phù hợp. Bên cạnh đó, hát cũng là cách luyện ngữ điệu rất hiệu quả.

      Hãy kiên trì luyện tập thường xuyên theo những phương pháp trên, bạn sẽ nhanh chóng có được một giọng nói hay và hoàn thiện các kỹ năng dẫn chương trình của mình.

      Thường Lạc (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      4 bước đơn giản để có kỹ năng giao tiếp tốt

      06/02/2020

      Nếu bạn đang đọc bài viết này, nghĩa là bạn mong muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp tốt hơn. Hi ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Đã hiểu kỹ năng mềm, bạn cần biết luôn kỹ năng cứng là gì!

      06/02/2020

      Chúng ta thường nói nhiều về kỹ năng mềm, nhưng còn kỹ năng cứng là gì và vai trò của nhóm kỹ ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...