Kỹ năng giải quyết xung đột nào giúp bạn 'sống sót' nơi công sở | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Kỹ năng giải quyết xung đột nào giúp bạn 'sống sót' nơi công sở

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Môi trường công sở đôi lúc sẽ có cạnh tranh, mâu thuẫn phát sinh. Kỹ năng giải quyết xung đột nào sẽ giúp bạn không chỉ 'sống sót' mà còn được đánh giá cao tại nơi làm việc?

      Trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày chúng ta không thể tránh khỏi những ý kiến trái ngược. Điều cần thiết là làm sao giải quyết những bất đồng đó một cách êm đẹp, nhanh chóng? Kỹ năng giải quyết xung đột nào bạn cần áp dụng nơi công sở?

      Xác định nguyên nhân xung đột

      Có hàng trăm lý do dẫn đến xung đột, vì vậy kỹ năng giải quyết xung đột đầu tiên là bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra xung đột. Nếu không bạn sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu, giải quyết vấn đề gì và làm thế nào để các bên liên quan cùng cảm thấy được đối xử công bằng.

      Khi đã xác định được nguyên nhân của xung đột, bạn cần tiếp tục tìm ra "chủ nhân" tạo ra mâu thuẫn này là ai. Xung đột thường là do những tranh cãi khi không tìm được tiếng nói chung, lâu ngày mối quan hệ giữa các thành viên bị đẩy ra xa, dẫn đến những khó khăn trong việc hợp tác làm việc. Do vậy, để giải quyết được xung đột bạn cần phải tìm được nút thắt để có cách tháo gỡ.

      Lắng nghe trước khi nói

      Dù bạn đã bắt đúng "bệnh", biết rõ nhân vật chính của cuộc tranh cãi nhưng cũng đừng vội vàng kết luận hay "lao đầu" đi tìm cách giải quyết. Trước tiên bạn cần lắng nghe ý kiến, suy nghĩ của những người trong cuộc. Khi đã hiểu được mong muốn, nguyện vọng của họ bạn hãy bắt đầu tìm phương án để giải quyết xung đột và giúp các thành viên đoàn kết hơn. Đây là mục tiêu cuối cùng của việc giải quyết mâu thuẫn tại nơi làm việc. Hãy sử dụng kỹ năng lắng nghe một cách phù hợp, bạn sẽ tránh được những xung đột không cần thiết.

      Kỹ năng lắng nghe giúp hóa giải xung đột

      Kỹ năng lắng nghe giúp hóa giải xung đột (Nguồn: thebalancecareers)

      Đưa ra nhiều lựa chọn

      Khi đã có những mâu thuẫn nghĩa là lúc các bên không đồng nhất về quan điểm, ý kiến về vấn đề nào đó. Để giải quyết được vấn đề này bạn không thể chỉ đưa ra một lựa chọn duy nhất và bắt các bên phải làm theo. Hãy đưa nhiều lựa chọn để họ có thể thảo luận và cùng chọn ra phương án tốt nhất, tránh đẩy các bên vào sự gượng ép, như vậy sẽ không tháo gỡ được vấn đề mà còn khiến cho xung đột tăng cao hơn.

      Công bằng

      Kỹ năng giải quyết xung đột tốt nhất là bạn hãy đặt mình vào vị trí của người trọng tài, phân xử công minh, không thiên vị hay bênh vực bên nào. Bởi lúc này các bên đều muốn mình là người đúng và nhận được sự ủng hộ từ người khác. Nếu vô tình bạn bênh vực bên nào, họ sẽ nghĩ bạn là người không công bằng, áp đặt và mâu thuẫn chắc chắn sẽ không thể nào tháo gỡ được. Đặc biệt nếu bạn là nhà quản lý thì nhân viên sẽ không "tâm phục khẩu phục", điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn trong quá trình lãnh đạo về sau.

      Khi đã biết được nguyên nhân chính của vấn đề và hiểu rõ suy nghĩ của từng người liên quan, bạn hãy cẩn thận nhận định lại vấn đề để chắc chắn mọi điều bạn biết đều đúng sự thật, có như vậy bạn mới có thể giải quyết vấn đề một cách công bằng nhất.

      Công bằng là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn nơi công sở

      Công bằng là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn nơi công sở (Nguồn: grantcardonetv)

      Không đặt cái tôi cá nhân khi giải quyết xung đột

      Bạn cần phải biết rằng, khi một vấn đề căng thẳng dẫn đến xung đột nghĩa là cái tôi cá nhân của những người trong cuộc đều lớn, họ không muốn nhường nhịn nhau. Vì thế, nếu lúc này bạn cũng đề cao cái tôi cá nhân chắc chắn bạn sẽ đẩy hậu quả của xung đột đi xa hơn. Hãy gạt bỏ cái tôi cá nhân ra khỏi cuộc phân xử, suy nghĩ vì tập thể thay cho quyền lợi cá nhân. Như vậy bạn mới có thể giải quyết xung đột một cách sáng suốt và hiệu quả.

      Tranh cãi trong môi trường công sở không phải lúc nào cũng xấu, tuy nhiên dù xung đột có mang lại lợi ích thế nào thì cũng cần phải tìm cách tháo gỡ. Bởi nếu để càng lâu, xung đột sẽ càng sâu sắc và nó sẽ trở thành một điều không tốt cho cả cá nhân lẫn tập thể. Hi vọng với những kỹ năng giải quyết xung đột nói trên sẽ giúp bạn duy trì sự đoàn kết của tập thể, cùng nỗ lực vì mục đích chung.

      Khuê Lâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Sở hữu ngay những kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp hiệu quả!

      06/02/2020

      Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp sẽ là cơ sở giúp giữ chân khách hàng và tăng hiệu quả cho việc ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Top 10 trung tâm dạy lập trình cho bé tại TP.HCM có gì thú vị?

      11/10/2022

      Cho trẻ học lập trình sớm, phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển tư duy logic, sáng tạo và giỏi toán và ...