Kỹ năng khi phỏng vấn ứng viên mà các nhà tuyển dụng thường áp dụng | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Kỹ năng khi phỏng vấn ứng viên mà các nhà tuyển dụng thường áp dụng

      Kỹ năng khi phỏng vấn ứng viên mà các nhà tuyển dụng thường áp dụng

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Là ứng viên đi phỏng vấn, hẳn bạn sẽ rất lo lắng không biết nhà tuyển dụng thực sự nghĩ gì để đưa ra các câu trả lời hợp lý. Dưới đây là những kỹ năng khi phỏng vấn ứng viên mà họ thường sử dụng...

      Các nhà tuyển dụng thường áp dụng những kỹ năng khi phỏng vấn đặc biệt để có thể “đọc vị” ứng viên và tìm được cái tên sáng giá nhất cho vị trí công việc đang thiếu. Nếu bạn tò mò những kỹ năng ấy là gì, hãy tham khảo những thông tin mà Edu2Review bật mí dưới đây.

      Kỹ năng đặt câu hỏi

      Để kiểm tra ứng viên có sẵn sàng cho công việc hay không, các nhà tuyển dụng thường đặt ra những câu hỏi hành vi. Đây là kỹ năng khi phỏng vấn được sử dụng nhiều nhất và cũng là nỗi “ác mộng” của nhiều ứng viên. Đa số các câu hỏi hành vi sẽ hỏi về những sự kiện xảy ra trong quá khứ, bởi họ tin rằng những gì ứng viên thể hiện trong quá khứ chính là lời “tiên đoán” cho những gì họ sẽ làm trong tương lai. Ví dụ:

      • Thay vì đặt câu hỏi chung: “Bạn có phải là người sáng tạo không” thì họ sẽ đưa ra yêu cầu: Hãy kể lại một tình huống bạn sử dụng sự sáng tạo để giải quyết công việc.
      • Kể về cách mà bạn xử lý tình huống khủng hoảng truyền thông trong công việc.
      • Dự án lớn nhất mà bạn từng tham gia là gì, hãy kể thêm về chúng.

      Những câu hỏi thông minh sẽ giúp nhà tuyển dụng khai thác được nhiều thông tin từ ứng viên (Nguồn: ic975)

      Những câu hỏi thông minh sẽ giúp nhà tuyển dụng khai thác được nhiều thông tin từ ứng viên (Nguồn: ic975)

      Bạn có thể thấy các câu hỏi hành vi thường là câu hỏi mở, nhằm khai thác thông tin về hoàn cảnh của sự kiện, phương thức ứng viên xử lý tình huống và lý giải quyết định của họ. Vì vậy, các câu trả lời thường cần đưa ra cùng lúc nhiều thông tin, đòi hỏi ứng viên phải trung thực hơn. Ngoài ra, vì dựa trên sự kiện thực tế, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng kiểm tra và xác thực thông tin. Do đó, khi trả lời những câu hỏi dạng này, bạn đừng tỏ ra thiếu trung thực.

      Một số nhà tuyển dụng còn yêu thích và vận dụng kỹ năng đặt câu hỏi giả định (hay còn gọi là câu hỏi tình huống). Thay vì hỏi về một sự kiện đã từng xảy ra, họ sẽ đưa ra một tình huống trong tương lai để xem xét hành vi của ứng viên. Ví dụ:

      • Bạn sẽ làm gì nếu phát hiện đồng nghiệp của mình đánh cắp tiền từ công ty?
      • Bạn và đồng nghiệp X vốn có mâu thuẫn cá nhân nhưng lại phải cùng làm chung một dự án. Bạn sẽ làm gì trong tình huống đó?

      Những câu hỏi giả định thường sử dụng để kiểm tra kỹ năng mềm của ứng viên. Khi bạn làm việc tại một công ty nhiều nhân sự hoặc ở vị trí phải tương tác với nhiều người thì những câu hỏi này sẽ thường được đưa ra thay vì các câu hỏi hành vi nói trên.

      Câu hỏi mở hoặc câu hỏi giả định thường được nhà tuyển dụng sử dụng (Nguồn: linkedin)

      Câu hỏi mở hoặc câu hỏi giả định thường được nhà tuyển dụng sử dụng (Nguồn: linkedin)

      Kỹ năng gây áp lực

      Bản thân khi ứng viên tham gia phỏng vấn thì đã gặp những áp lực nhất định, nhưng nếu bạn đặc biệt cảm thấy căng thẳng thì có thể nguyên nhân không hoàn toàn ở tâm lý của bạn. Nhiều nhà tuyển dụng chủ ý gây áp lực và gia tăng cảm giác căng thẳng của ứng viên. Mục đích của việc này là do họ cho rằng dưới áp lực thì câu trả lời và hành động của ứng viên sẽ thật thà hơn hoặc ở vị trí công việc nhiều áp lực thì đây sẽ làm bài kiểm tra mức độ phù hợp với công việc.

      Họ có thể hỏi về các vấn đề nhạy cảm như: “Bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này đúng không”, “Vì sao chúng tôi nên chọn bạn” hay “Lý do gì khiến bạn bị đuổi việc ở công ty cũ”... Người phỏng vấn cũng có thể đặt các câu hỏi mẹo như “Có bao nhiêu con chuột ở Hà Nội”, “Làm thế nào để thả quả trứng xuống sàn bê tông mà không làm vỡ nó”... Các câu hỏi thuộc kỹ năng khi phỏng vấn này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tính cách, sự sáng tạo, tính linh hoạt và khả năng giải quyết tình huống của ứng viên.

      Bạn phải thật bình tĩnh trước những câu hỏi của nhà tuyển dụng (Nguồn: ubacademy)

      Bạn phải thật bình tĩnh trước những câu hỏi của nhà tuyển dụng (Nguồn: ubacademy)

      Ngoài ra, nhà tuyển dụng còn có thể tạo áp lực thông qua các hành vi của họ. Ví dụ như khi vào phỏng vấn, họ sẽ không chủ động mời bạn ngồi, gương mặt không biểu lộ phản ứng trước những câu trả lời của bạn, hoặc họ cũng có thể “làm quá” các phản ứng như gằn giọng, đập bàn...

      Đây chỉ là kỹ năng khi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng có thể sử dụng, do đó nếu các phản ứng của bạn không sai sót thì đừng nên lo lắng. Sự mất tự tin có thể khiến bạn gây ra sai lầm không đáng có. Những lúc này bạn cần hít thở sâu để thật bình tĩnh và đánh giá tình huống.

      Giỏi “tiếp thị” cho vị trí tuyển dụng

      Một đặc điểm quan trọng khác của người có kỹ năng khi phỏng vấn là biết tầm quan trọng của việc “tiếp thị” công việc cho ứng viên. Họ nhận thức được rằng các ứng viên tốt có rất nhiều lựa chọn và các ứng viên như vậy cũng thường tìm kiếm nhiều hơn một mức lương tốt. Khi đã nắm được tâm lý như vậy, họ sẽ sử dụng các chính sách phúc lợi như một thỏi nam châm để thu hút nhân tài. Công việc, môi trường công sở, cơ hội phát triển bản thân, những yếu tố trên sẽ được “đánh bóng” tùy mức độ để giữ chân ứng viên.

      Vì thế, bạn cần phải tỉnh táo khi tham gia phỏng vấn, hãy kết hợp kỹ năng quan sát để đánh giá những hứa hẹn của nhà tuyển dụng với thực tế của doanh nghiệp có tương đương với nhau hay không. Nếu bạn đến sớm, hãy quan sát và lắng nghe xung quanh về công việc mà bạn ứng tuyển.

      Tỉnh táo trước những lời hứa hẹn của nhà tuyển dụng (Nguồn: medium)

      Tỉnh táo trước những lời hứa hẹn của nhà tuyển dụng (Nguồn: medium)

      Đàm phán mức lương

      Mức lương luôn được đề cập ở mọi cuộc phỏng vấn, nếu nhút nhát hoặc ngại ngùng và dễ dàng chấp nhận mức lương nhà tuyển dụng đưa ra thì sau này bạn có thể hối hận. Nhiều ứng viên, đặc biệt là những sinh viên mới ra trường, đã trả lời “em đi làm để có kinh nghiệm và học hỏi là chính”. Tuy nhiên, ứng viên đó có thể sẽ không thể gắn bó lâu dài với công việc vì mức lương không khiến họ hài lòng. Và khi việc này xảy ra quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới những lần phỏng vấn sau đó của bạn, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao vì mức độ gắn bó với công việc.

      Nhà tuyển dụng thường có xu hướng trả lương cao hơn mức lương cũ mà ứng viên chia sẻ một chút. Họ có thể giảm mức lương đã dự định trả xuống, vì vậy bạn hãy cân nhắc thật kỹ, đôi lúc thành thật cũng có thể gây bất lợi. Mức lương phản ánh năng lực làm việc của bạn và nó cũng có thể là động lực để bạn cống hiến cho công việc, hãy thuyết phục để nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên sáng giá nhất, sau đó bạn mới có thể tự tin đàm phán mức lương dựa trên con số mà nhà tuyển dụng đưa ra.

      Những kỹ năng khi phỏng vấn được sử dụng đa số đều để “tung hỏa mù” nhằm tạo ra những giá trị có lợi cho doanh nghiệp – là nơi mà bạn có thể sẽ gắn bó lâu dài. Do đó, việc thấu hiểu những kỹ năng khi phỏng vấn này không phải là lý do để bạn nghĩ ra những đối sách quá “thực dụng”. Hãy nhìn xa hơn về tương lai của bạn và doanh nghiệp để có thể đưa ra những câu trả lời và quyết định hợp lý nhé!

      Khuê Lâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Bật mí 10 nguyên tắc vàng giúp bạn nâng cao kỹ năng hợp tác

      06/02/2020

      Làm sao để phát huy hết năng lực của bản thân khi làm việc tập thể? Hãy cùng Edu2Review trang bị ...

      Luyện thi TOEIC

      Câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh

      06/02/2020

      Tiếng Anh ngày càng phổ biến trong các cuộc phỏng vấn xin việc ngày nay. Vậy bạn đã thủ sẵn cho ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...