Kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động trong tương lai (Phần 2) | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động trong tương lai (Phần 2)

      Kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động trong tương lai (Phần 2)

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Tiếp nối phần 1, Edu2Review giới thiệu 5 kỹ năng nghề nghiệp được World Economic Forum đánh giá là quan trọng với người lao động trong tương lai. Cùng xem đó là những kỹ năng gì nhé!

      Sự tiến bộ của khoa học, công nghệ đã và đang làm thay đổi cách làm việc của con người. Để bản thân không tụt hậu và có nhiều cơ hội cạnh tranh, nắm bắt các nghề nghiệp đáng mơ ước, bạn cần trang bị thêm các kỹ năng nghề nghiệp quan trọng trong tương lai như dưới đây.

      Trí tuệ cảm xúc

      Trí tuệ cảm xúc (EQ hay IE) là khả năng hiểu, quản lý và thể hiện cảm xúc của mỗi người. Kỹ năng nghề nghiệp này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc và cuộc sống của bạn. Đặc biệt là trong kỹ năng giao tiếp, EQ giúp bạn điều hướng sự tương tác, hiểu được cảm xúc của những người xung quanh bạn. EQ là một phần quan trọng để hình thành cũng như phát triển các mối quan hệ xã hội của con người.

      EQ sẽ giúp bạn thành công hơn trong tương lai

      EQ cao có thể giúp bạn thành công hơn trong tương lai (Nguồn: katamedia)

      Các nghiên cứu khẳng định những người có thành tích cao tại nơi làm việc đều có mức độ cảm xúc cao hơn so với những nhân viên khác. Những nghiên cứu này cũng cho thấy EQ có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe, tinh thần, các mối quan hệ và khả năng lãnh đạo, giải quyết xung đột trong công việc và cuộc sống.

      Công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo được lập trình sẵn và không thể thay thế được cảm xúc của con người. Công việc và cuộc sống của bạn vẫn cần các mối quan hệ, xử lý vấn đề… mà những điều này đều cần EQ để hỗ trợ.

      Đánh giá và đưa ra quyết định

      Cuộc sống có rất nhiều lựa chọn và một quyết định đúng đắn sẽ giúp bạn đi đến thành công nhanh hơn. Đặc biệt, trong thời đại ngày càng có nhiều thông tin và bạn buộc phải tư duy, phân tích, đánh giá để lựa chọn nguồn đáng tin cậy, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt. Kỹ năng quyết định là một quá trình gồm phân tích, đánh giá, kết luận và đưa ra mục tiêu cuối cùng.

      Kỹ năng đánh giá và đưa ra quyết định có thể giúp bạn tiến xa hơn trong công việc (Nguồn: Linkedln)

      Kỹ năng đánh giá và đưa ra quyết định có thể giúp bạn tiến xa hơn trong công việc (Nguồn: Linkedln)

      Trong công việc, các nhà quản lý đều yêu cầu nhân viên của mình có thể phân tích, đánh giá được các phương án và quyết định được hướng giải quyết. Công nghệ có thể giúp bạn phân tích dữ liệu nhưng chính bạn mới là người cần cân nhắc ưu, nhược điểm và lựa chọn phương án tốt nhất. Đồng thời, nhà quản lý cũng yêu cầu các nhân viên có khả năng tiếp thu, đánh giá để đóng góp những ý kiến chiến lược cho đồng nghiệp, cấp trên. Đây là một trong những kỹ năng nghề nghiệp mà bạn cần rèn luyện cho mình.

      Tư duy định hướng dịch vụ

      Tư duy định hướng dịch vụ (service orientation) được định nghĩa trong báo cáo của World Economic Forum là kỹ năng thuộc nhóm xã hội, thể hiện sự chủ động trong việc giúp đỡ và hỗ trợ người khác, từ đồng nghiệp đến khách hàng.

      Theo báo cáo này, tư duy định hướng dịch vụ sẽ ngày càng quan trọng khi các công việc của bạn phụ thuộc vào máy móc, robot và tự động hóa. Những người biết cách tạo giá trị và lợi ích cho khách hàng cũng như xã hội sẽ là người thành công.

      Tu duy định hướng dịch vụ sẽ giúp bạn đến gần hơn với khách hàng (Nguồn: inadei)

      Tu duy định hướng dịch vụ sẽ giúp bạn đến gần hơn với khách hàng (Nguồn: inadei)

      Kỹ năng đàm phán

      Máy móc, robot không có khả năng đàm phán vì vậy kỹ năng này vẫn có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Đàm phán là kỹ năng trao đổi, thảo luận với một hay nhiều người để đạt được thỏa thuận chung. Về mặt bản chất, đàm phán là một hình thức giao tiếp giữa các bên, để tạo ra thỏa thuận. Trường hợp cần đàm phán là các bên có mâu thuẫn hoặc những mối quan tâm chung cần được giải quyết.

      Để trang bị kỹ năng đàm phán, bạn cần rèn luyện cho mình sự nhanh nhạy, ứng xử khéo léo, biết lắng nghe và có thể gây thiện cảm với người đối diện. Bạn cũng cần biết tranh luận đúng lúc hoặc biết cách thuyết phục để đảm bảo mục tiêu và lợi ích của mình hoặc công ty.

      Kỹ năng nhận thức linh hoạt

      Nhận thức linh hoạt (Cognitive flexibility) là khả năng suy nghĩ và làm việc chuyển đổi qua lại giữa các chiến lược, suy nghĩ nhằm mục đích thích nghi nhanh chóng trước sự thay đổi mới. Theo báo cáo, kỹ năng nghề nghiệp này sẽ trở thành yếu tố cốt lõi mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên. Nguyên nhân là do sự ra đời của các công việc đòi hỏi một cá nhân phải xử lý hàng loạt tác vụ tại cùng một thời điểm.

      Nhận thức linh hoạt có thể giúp bạn xử lý nhiều việc cùng một lúc (Nguồn: medium)

      Nhận thức linh hoạt có thể giúp bạn xử lý nhiều việc cùng một lúc (Nguồn: medium)

      Nhận thức linh hoạt được chia thành 2 thành phần nhỏ:

      • Tiềm thức (task switching), có thể hiểu đơn giản là khả năng dịch chuyển một cách vô thức từ sự chú ý công việc này sang công việc khác, ví dụ bạn đang sử dụng điện thoại trên ghế và một cách vô thức mở thêm tivi để xem.

      • Nhận thức (cognitive shifting), tương tự như trên nhưng sự dịch chuyển đó xảy ra một cách có nhận thức.

      Để rèn luyện kỹ năng này, nhà vật lý lý thuyết – biên kịch và tác giả người Mỹ Leonard Mlodinow cho rằng bạn nên dành thời gian để "mơ mộng", nói chuyện với nhiều người bạn mới, tiếp thu những ý tưởng mới lạ. Hãy bước ra khỏi cùng an toàn, thử nghe những quan điểm mới mà trước đây bạn không đồng ý.

      Mlodinow khuyên bạn phải dành thời gian để mơ mộng, nói chuyện với những người ngoài vòng kết nối của bạn, tiếp thu những ý tưởng mới lạ độc đáo. Hãy tận dụng mọi cơ hội thử thách bản thân và những trải nghiệm cuộc sống mới.

      Khi công nghệ thông tin phát triển, bạn cần phải tự rèn luyện và trang bị cho mình những kỹ năng quan trọng và thiết yếu mà máy móc không thể thay thế. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân, chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.

      Thường Lạc (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Một số kỹ năng văn phòng cần phải biết trong thời đại 4.0

      06/02/2020

      Kỹ năng văn phòng tốt sẽ giúp bạn phát huy tối ưu hiệu quả công việc và dễ dàng gây được ấn tượng ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Những kỹ năng viết CV giúp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong một nốt nhạc

      06/02/2020

      Bí quyết nào để tạo nên một CV thật đẹp và được các nhà tuyển dụng chú ý? Câu trả lời nằm ở những ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...