Kỹ năng nói lời xin lỗi: Nghệ thuật duy trì mối quan hệ hòa hảo | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Kỹ năng nói lời xin lỗi: Nghệ thuật duy trì mối quan hệ hòa hảo

      Kỹ năng nói lời xin lỗi: Nghệ thuật duy trì mối quan hệ hòa hảo

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Nói lời xin lỗi kịp thời để không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ đang có không phải là điều đơn giản. Kỹ năng nói lời xin lỗi cũng là một nghệ thuật, nghệ thuật trong ứng xử lẫn duy trì mối thâm tình.

      Xin lỗi là sự thừa nhận chúng ta đã làm một điều sai trái và nhận trách nhiệm về nó. Lời xin lỗi dường như rất khó nói ra nhưng nếu bạn cố tình lơ qua nó thì mối quan hệ của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng. Dưới đây là những lưu ý bạn cần quan tâm để cải thiện kỹ năng nói lời xin lỗi của mình, khi cần.

      Xin lỗi càng sớm càng tốt

      Nếu bạn vừa có một cử chỉ không đẹp, hay trót làm gì sai thì ngay sau khi bạn tự nhận ra lỗi sai của mình hoặc nhờ có sự phân tích của người khác, hãy xin lỗi nhanh chóng. Ví dụ, trong các tình huống va chạm giao thông, dù bạn là người gây ra lỗi va chạm hay không, khi bạn vô tình dẫm lên chân người khác… thì hãy xin lỗi họ trước. Lời nói xin lỗi tuy ngắn gọn những là cách để làm dịu tình hình khá hiệu quả. Trong các trường hợp khác, nếu bạn chỉ nhận ra vấn đề sau khi đã rời đi thì cũng đừng ngại ngần tìm cách để có thể nói lời xin lỗi.

      Mặt đối mặt

      Cách tốt nhất, chân thành và thẳng thắn nhất là khi bạn trực tiếp nói ra lời xin lỗi trực tiếp với người mà bạn "đắc tội". Điều này thể hiện tinh thần thiện chí và bạn cũng sẽ có cơ hội giải thích về hành động trước đó của mình. Tuy nhiên, bạn nên xem xét hoàn cảnh để xin lỗi phù hợp để đối phương dễ đón nhận và tạo ấn tượng tốt đẹp. Đừng kiên quyết nói xin lỗi khi họ đang có việc gấp chẳng hạn.

      Trong những trường hợp không thể gặp trực tiếp hay đơn giản là bạn cảm thấy e ngại khi mặt đối mặt, bạn có thể gửi hoa, gửi thiệp xin lỗi hoặc viết email… Bằng cách này, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn, đồng thời người bị tổn thương cũng sẽ dễ đón nhận lời xin lỗi hơn vì có thể họ cũng không muốn tiếp xúc trực tiếp với bạn.

      Hãy đối mặt, đừng lảng tránh

      Hãy mạnh dạn đối mặt khi nói lời xin lỗi, đừng lảng tránh (Nguồn: beam)

      Lắng nghe chân thành

      Đây là một kỹ năng nói lời xin lỗi quan trọng. Khi bạn làm ai đó tổn thương, đối phương sẽ cảm thấy có nhiều cảm xúc tiêu cực như khó chịu, đau đớn hoặc giận dữ. Do đó, bạn phải chuẩn bị tâm lý rằng khi bạn nói lời xin lỗi có thể sẽ phải chịu nhiều lời trách móc. Có thể những lời trách móc đó đi quá giới hạn, nhưng bạn nên tránh tỏ thái độ khó chịu. Vận dụng khả năng kiểm soát cảm xúc để giúp bản thân qua cơn nóng giận, sau đó, bạn hãy lắng nghe và phân tích với đối phương để hai bên hiểu ra vấn đề, chắc chắn bạn sẽ được thông cảm.

      Không vội vàng

      Bạn đừng quá kỳ vọng nhận được sự tha thứ ngay khi vừa nói lời xin lỗi. Hãy thử đặt mình vào vị trí của họ để cảm nhận được sự tổn thương do bạn gây ra, chắc chắn bạn sẽ thấy thông cảm với họ hơn. Bạn đã làm một điều sai vậy hãy chờ thời gian để chúng phai nhạt dần. Trong thời gian này, bạn nên cố gắng bày tỏ sự chân thành với họ, đồng thời hãy duy trì quan hệ như cũ. Đừng vì lỗi sai này mà lảng tránh họ, mối quan hệ của bạn sẽ ngày càng xấu đi.

      Nếu người bạn mắc lỗi là người thân trong gia đình như vợ chồng, bố mẹ, anh chị... thì bạn càng cần phải nỗ lực hơn để "làm lành". Tìm những món quà hợp với sở thích của họ sẽ là một cách để bày tỏ sự quan tâm hiệu quả. Nếu có thể, bạn hãy tổ chức các buổi liên hoan, nói chuyện giữa các thành viên trong gia đình, đây sẽ là cơ hội để bạn gặp mặt họ và thể hiện thiện chí "bình thường hóa quan hệ".

      Lời xin lỗi kèm món quà hòa giải cho thấy nhiều thành ý hơn

      Lời xin lỗi kèm món quà hòa giải đôi khi sẽ cho thấy nhiều thành ý hơn (Nguồn: huffpost)

      Xin lỗi là một bước quan trọng để sửa chữa lại những lỗi lầm mà bạn đã gây ra, đồng thời nó cũng thể hiện sự khéo léo trong kỹ năng giao tiếp của bạn. Là người gây ra lỗi lầm, chỉ bạn mới có cách hay nhất, phù hợp nhất để xây dựng lại niềm tin và những mối quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên. Do đó, đừng ngần ngại nhận lỗi và hoàn thiện kỹ năng nói lời xin lỗi để áp dụng khi cần bạn nhé.

      Khuê Lâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Kỹ năng giao tiếp là gì và 3 cách hoàn thiện không thể bỏ qua

      06/02/2020

      Không phải ai sinh ra cũng sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo. Để thành thạo kỹ năng này, bạn cần ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Bỏ túi bí kíp để sở hữu những kỹ năng kiểm soát cảm xúc cá nhân tuyệt vời

      06/02/2020

      Kỹ năng kiểm soát cảm xúc đóng vai trò vô cùng quan trọng, tác động rất lớn đến cuộc sống của mỗi ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...