Trong cuộc sống hàng ngày luôn xảy ra những tình huống éo le, bất ngờ mà bạn không thể lường trước được. Bạn phải biết khéo léo, tế nhị khôn ngoan để xử lý và giải quyết những tình huống thật hợp lý. Để làm được điều này, bạn cần trau dồi kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp và nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình. Dưới đây là 5 phương pháp xử lý tình huống trong giao tiếp mà bạn có thể tham khảo.
Đi thẳng vào vấn đề
Đôi khi trong giao tiếp, nếu bạn muốn đối phương hiểu rõ vấn đề bạn muốn nói thì nên đi thẳng trực tiếp vào vấn đề, tránh nói quanh co, bóng gió khiến “ông nói gà, bà nói vịt”. Đặc biệt trong lúc cấp bách thì càng không nên nói vòng vo mà hãy bày tỏ quan điểm, thái độ một cách thẳng thắn. Tuy nhiên, để có thể nói thẳng vào vấn đề thì bạn cần suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ lưỡng.
Kỹ năng xử lý tình huống này nên được áp dụng trong mối quan hệ đồng nghiệp, khi những tình huống mâu thuẫn có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả công việc. Đây cũng đồng thời là một kỹ năng làm việc nhóm quan trọng. Bạn có thể trực tiếp chủ trì hoặc nhờ quản lý làm đại diện để tổ chức một buổi trao đổi thẳng thắn với các đồng nghiệp.
Nói thẳng vấn đề để giải quyết nhanh chóng và dứt điểm (Nguồn: interez)
Lạt mềm buộc chặt
“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, để xử lý những tình huống khó xử trong cuộc sống, bạn nên nhẹ nhàng và nói lịch sự để làm cho đối phương cảm thấy gần gũi và vui vẻ hơn. Không phải cứ quát tháo thì mới đạt được kết quả tốt. Hãy tận dụng kỹ năng kiểm soát cảm xúc để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và có phương án giải quyết tối ưu. Người khôn ngoan sẽ biết cách mềm mỏng và nhẹ nhàng xử lý tình huống.
Nói “bóng gió”
Nếu trong quá trình giao tiếp, bạn cảm thấy khó thuyết phục đối phương bằng lời lẽ trực tiếp hoặc không tiện nói thẳng ra thì hãy dùng cách nói ẩn ý. Bạn có thể lựa chọn các câu thành ngữ, tục ngữ mang ý ẩn dụ hoặc có thể lựa chọn những câu chuyện ngụ ngôn có nội dung ẩn ý, thuyết phục đối với người nghe.
Lợi ích của phương pháp này là đòi hỏi người nghe phải chủ động suy nghĩ hết những điều ẩn ý đó. Tuy nhiên để dùng phương pháp này có hiệu quả, bạn cần viện câu chuyện phù hợp với người nghe, nếu người nghe không hiểu thì sẽ không có tác dụng. Đây là một kỹ năng xử lý tình huống tương đối khó, cần sự từng trải của mỗi người.
Có thể "rung cây dọa khỉ" khi đối phương chưa có hành động gây hậu quả xấu (Nguồn: rezoomo)
Tình huống nên áp dụng kỹ năng xử lý tình huống này là khi bạn muốn cảnh báo ai đó về hành động xấu của họ, tuy nhiên các hành động này chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ như khi bạn bị đồng nghiệp nói xấu, đặt điều chẳng hạn, nếu hai bênc làm căng thẳng nhau thì càng dễ khiến mối quan hệ đồng nghiệp bị ảnh hưởng.
Tìm bạn đồng minh
Đây là một kỹ năng xử lý tình huống “khó nhằn”, đòi hỏi bạn phải thể hiện được quan điểm rõ ràng và thuyết phục để kéo được nhiều người “cùng chung chiến tuyến” về phía mình.
Nếu người nghe ủng hộ, đồng tình với quan điểm của bạn đang trình bày, bạn sẽ có sức mạnh to lớn. Chẳng hạn khi đang xếp hàng có người chen ngang, bạn tận dụng thái độ của mọi người xung quanh để yêu cầu người đó ra khỏi hàng. Nếu bạn không thuyết phục được người nghe xung quanh thì đồng nghĩa quan điểm của bạn chưa thực sự thuyết phục, khả thi.
Hãy tìm "đồng minh" để lời nói của bạn có trọng lượng hơn (Nguồn: inhersight)
Thuyết phục bằng hành động
Mọi người ai cũng biết “trăm nghe không bằng một thấy”, nhưng bạn có biết phía sau câu tục ngữ này là gì? Đó là trăm thấy không bằng một thử, trăm thử lại không bằng làm thật sự. Trong giao tiếp, khi cảm thấy không thể thuyết phục người khác nghe ý kiến của mình bằng lời nói, bạn có thể dùng hành động để thuyết phục. Thông qua hành động cụ thể, ta có thể làm cho đối phương thay đổi cách nghĩ, tình cảm, thái độ, chấp nhận ý kiến của ta.
Ví dụ bạn là một người làm phong trào và muốn tổ chức các hoạt động văn hóa thể dục thể thao cho thanh niên nhưng mọi người chưa tin tưởng vào khả năng của bạn. Bạn đừng nản chí và cũng đừng dùng lời nói để thuyết phục, hãy cố gắng tạo ra một vài việc làm cụ thể và có hiệu quả. Từ sự thành công đã đạt được, đề xuất của bạn sẽ dễ được chấp nhận hơn.
Trên đây là 5 kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này sẽ là hành trang giúp bạn xây dựng các mối quan hệ tốt với những người xung quanh.
Khuê Lâm (Tổng hợp)