Kỳ thi THPT quốc gia 2019 và những con số thú vị | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Kỳ thi THPT quốc gia 2019 và những con số thú vị

      Kỳ thi THPT quốc gia 2019 và những con số thú vị

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:12
      Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi THPT quốc gia 2019 thu hút hơn 886.000 thí sinh. Trong đó, 27.8% số học sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp và cũng có thí sinh đăng ký đến 50 nguyện vọng.

      Trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 có đến 27.8% thí sinh đăng ký thi chỉ để xét tốt nghiệp. Đây có phải là tín hiệu đáng mừng vì câu nói "đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công" đã dần được thấu hiểu?

      * Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      27.8% thí sinh "thờ ơ" với cánh cửa đại học

      Theo thống kê gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), cả nước có hơn 886.000 thí sinh đăng kí dự thi THPT quốc gia 2019. Trong đó, hơn 650.000 thí sinh xét tuyển đại học, cao đẳng và 279.001 thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT (chiếm khoảng 27.8%), tăng mạnh so với năm 2018 (25.7%) và 2017 (25%). Tỉ lệ này lên đến hơn 50% ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, cụ thể:

      • Lai Châu có 70.66% thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp. Đây là tỉ lệ cao nhất của Lai Châu trong nhiều năm gần đây.
      • Tại Lào Cai, chỉ có gần 40% học sinh tốt nghiệp THPT học tiếp lên đại học, cao đẳng. Trên 50% còn lại đi làm phổ thông hoặc học nghề ngắn hạn.
      • Tỉnh Nghệ An cũng có 41% học sinh thi để xét tốt nghiệp và con số này ở Bắc Giang là 41.1%.

      27,8% thí sinh

      27.8% thí sinh "thờ ơ" với cánh cửa đại học (Nguồn: Mạng thư viện)

      Lại có người bằng mọi giá phải vào được đại học với 50 nguyện vọng

      Ngược lại với những thí sinh "thờ ơ" với cánh cửa đại học, nhiều thí sinh vẫn quyết tâm chọn đây làm con đường dẫn đến thành công của mình. Theo thống kê của bộ GD&ĐT, trung bình mỗi thí sinh đăng kí xét tuyển với 3.94 nguyện vọng. Trong đó, có thí sinh đăng kí đến 50 nguyện vọng.

      Các trường đại học có số lượng đăng ký nguyện vọng xét tuyển nhiều nhất có thể kể đến như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Y Hà Nội… ở mức từ 15.000 – 30.000 nguyện vọng.

      Trong kì thi THPT quốc gia 2019, tỉ lệ thí sinh đăng kí dự thi bài thi Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) chiếm 53% tổng số thí sinh. Có khoảng hơn 300.000 thí sinh đăng kí dự thi bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) chiếm hơn 34% tổng số thí sinh.

      Lại có thí sinh quyết tâm vào đại học với 50 nguyện vọng (Nguồn: Kênh tuyển sinh)

      Lại có thí sinh quyết tâm vào đại học với 50 nguyện vọng (Nguồn: Kênh tuyển sinh)

      Lý do gì đại học đã không còn là ưu tiên hàng đầu?

      Điều kiện kinh tế là một trong những lý do giải thích cho sự tăng mạnh về tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp. Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, địa điểm thi được phân bổ thành 2 cụm: cụm thi liên tỉnh để xét tuyển đại học, cao đẳng và cụm thi trong tỉnh để xét tốt nghiệp. Hơn thế nữa, chi phí để học đại học hay cao đẳng không phải là con số nhỏ. Nhiều thí sinh do điều kiện tài chính sẽ chỉ thi tại cụm nội tỉnh.

      Bên cạnh đó, việc học sinh chọn một hướng đi khác, không phải là đại học cho tương lai của mình nhường như đã không còn là điều gì quá xa lạ. Ngoài ra, tỷ sinh viên sau khi ra trường không tìm được việc làm hoặc làm trái ngành tăng cao khiến người ta càng hoài nghi về lợi ích của việc học đại học.

      Tuy nhiên, đó một phần là do học sinh chưa có định hướng nghề nghiệp đúng đắn. Việc chọn ngành nghề còn phải cân đo đong đếm ý kiến từ gia đình, bạn bè mà quên đi đam mê, sở thích của bản thân.

      Lý do gì đại học đã không còn là ưu tiên hàng đầu?

      Lý do gì đại học đã không còn là ưu tiên hàng đầu? (Nguồn: Đại học Lạc Hồng)

      Cuối cùng, dù bạn thuộc nhóm "thờ ơ với đại học" hay "team bất chấp" để vào được đại học không quan trọng bằng việc bạn định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho tương lai của mình. Chúc các bạn thành công trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 sắp đến!

      Mai Trâm (Theo kenh14)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Thực trạng định hướng nghề nghiệp: Không chính kiến, chọn sai nghề và hậu quả khó lường

      06/02/2020

      Nhờ người khác quyết định hộ hoặc chọn nghề vì ai đó là một trong những thực trạng định hướng ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Top 10 trường đại học có môi trường học tốt nhất TP. HCM

      10/03/2020

      Đại học Hoa Sen, Đại học Quốc tế RMIT, Đại học Ngoại thương... là một trong 10 trường lọt top ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...