Định hướng nghề nghiệp cho tương lai, đừng đợi nước tới chân mới nhảy! | Edu2Review
📌 Muốn giao tiếp tiếng Anh chuẩn, hãy quên ngay phương pháp học truyền thống! 👉
📌 Muốn giao tiếp tiếng Anh chuẩn, hãy quên ngay phương pháp học truyền thống! 👉
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      Định hướng nghề nghiệp cho tương lai, đừng đợi nước tới chân mới nhảy!

      Định hướng nghề nghiệp cho tương lai, đừng đợi nước tới chân mới nhảy!

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:12
      Câu hỏi định hướng nghề nghiệp cho tương lai thường được đặt ra với những sĩ tử cuối cấp 3 hay các sinh viên đại học. Nhưng khi đó có thể... đã quá muộn.

      Định hướng nghề nghiệp cho tương lai là một quyết định quan trọng. Nó quyết định công việc mà bạn gắn bó và kiếm tiền từ đó. Tuy vậy, thực tế tại Việt Nam công tác định hướng này chưa thực sự được chú trọng và đầu tư bài bản. Tỷ lệ 60% sinh viên ra trường làm trái ngành phần nào phản ánh chất lượng định hướng nghề nghiệp không cao, nguyên nhân do đâu?

      * Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

      Chậm trễ trong công tác định hướng

      Việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai thường chỉ được quan tâm khi bước vào giai đoạn cuối cấp hay trên giảng đường đại học. Trong khi đó, nhiều quốc gia đã đẩy mạnh hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh bậc trung học cơ sở. Đi kèm với đó là hệ thống giáo dục liên thông từ cấp phổ thông tới đại học và sau đại học. Trên thế giới mô hình này được áp dụng thành công ở nhiều nước tiên tiến như CHLB Đức, Mỹ, Nhật Bản…

      Cùng với đó, đội ngũ giáo viên đảm nhận vai trò định hướng cho học sinh thường là kiêm nhiệm, không được đào tạo bài bản về kỹ năng định hướng. Do đó, ý kiến của các giáo viên có thể mang tính chủ quan, đưa ra các tư vấn không phù hợp với năng lực và điều kiện của học sinh.

      Định hướng sớm đã được áp dụng phổ biến tại các nước tiên tiến

      Định hướng sớm đã được áp dụng phổ biến tại các nước tiên tiến (Nguồn: baomoi)

      Vì vậy, ở thời điểm hiện tại, khi công tác cải tiến vấn đề định hướng nghề nghiệp cho học sinh chưa có nhiều hiệu quả, vai trò định hướng chính phụ thuộc vào các bậc cha mẹ, những người đồng hành và hiểu rõ năng lực cũng như điều kiện của con em mình. Tuy vậy, phụ huynh cũng cần có một số lưu ý cần nhớ khi định hướng nghề nghiệp sớm cho con em mình.

      Xác định thời điểm định hướng sớm cho trẻ

      Theo ông Melvin Chia – Chuyên gia Singapore hơn 10 năm nghiên cứu và trực tiếp huấn luyện về Đào tạo Hướng nghiệp sớm dành cho Thanh Thiếu Niên Singapore, Top 10 Giảng viên xuất sắc hàng đầu Châu Á chương trình Student Leadership Challenge chia sẻ, việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai của các con nên bắt đầu ngay từ năm 10 tuổi.

      Đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu hình thành tính cách rõ rệt và là thời điểm vàng để khám phá, tìm hiểu bản thân để từ đó có định hướng phù hợp. Việc định hướng sớm từ giai đoạn này sẽ thúc đẩy cha mẹ tạo điều kiện phù hợp để trẻ được trải nghiệm môi trường liên quan tới nghề nghiệp từ sớm.

      Định hướng sớm sẽ giúp bé có thời gian tìm hiểu và khám phá nghề nghiệp yêu thích

      Định hướng sớm sẽ giúp bé có thời gian tìm hiểu và khám phá nghề nghiệp yêu thích (Nguồn: VAS)

      Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia

      Khi định hướng nghề nghiệp sớm cho con, hãy bắt đầu với các chuyên gia uy tín nhất. Kiến thức về chủ đề định hướng nghề nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm chỉ với một click chuột. Nhưng những nguồn thông tin không được kiểm chứng có thể đưa ra những kiến thức sai lệch.

      Bằng kinh nghiệm và kiến thức của mình, các chuyên gia hướng nghiệp sẽ giúp phân tích các yếu tố đam mê, tính cách cũng như kỹ năng của trẻ. Từ đó, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên định hướng đúng đắn để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với trẻ và đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội.

      Cha mẹ nên đóng vai trò là người đồng hành

      Các bậc phụ huynh đôi khi có xu hướng áp đặt sở thích, tham vọng, lập luận của mình vào việc định hướng cho các con. Tuy kinh nghiệm của các bậc cha mẹ là một nguồn tham khảo hiệu quả nhưng nó có thể không phù hợp với trẻ. Việc áp đặt sẽ cản trở sự phát triển tự nhiên cũng như khiến trẻ không có ý thức tự chịu trách nhiệm. Thay vì đó, cha mẹ nên đóng vai trò người đồng hành, giúp con tự khám phá và tìm hiểu bản thân, để con bạn có quyền lựa chọn và có trách nhiệm với quyết định của mình.

      Cha mẹ nên đóng vai trò đồng hành, đừng quyết định thay con

      Cha mẹ nên đóng vai trò đồng hành, đừng quyết định thay con (Nguồn: womenpla)

      Tìm hiểu khả năng học tập của con

      Cha mẹ nên đánh giá và nắm rõ khả năng học tập, thực hành của con đạt được, từ đó nhận ra và tập trung phát triển các thế mạnh của con, các tài năng bẩm sinh cũng như những đam mê và sở thích từ sớm.

      Sau khi tìm được một ngành học phù hợp, cha mẹ hãy bổ sung cho con các khóa học kỹ năng cần thiết hay những chủ đề, kiến thức cần nghiên cứu để xây dựng hành trình phát triển sự nghiệp tương lai. Các khóa học tiếng Anh hay ngoại ngữ là một lựa chọn bổ sung kiến thức căn bản cho bất kì ngành nghề nào.

      Hãy giúp con tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế

      Kinh nghiệm làm việc luôn được đánh giá là nhân tố thực tiễn nhất giúp các bạn trẻ có cái nhìn sâu hơn về lĩnh vực mà mình quan tâm. Đừng chỉ giới hạn thời gian của con tại trường học. Ngay từ lứa tuổi cấp 2 – cấp 3, phụ huynh có thể đồng hành và giúp có cơ hội thử nghiệm các ngành nghề khác nhau thông qua phụ giúp các công việc đơn giản, học việc hay thực tập.

      Thay vì chỉ ngồi và đọc những thông tin tuyển sinh, cách làm này có tính thực tiễn cao hơn. Tiếp cận môi trường làm việc thực tế sẽ giúp con bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề mà mình yêu thích hay gắn bó trong tương lai.

      Một công việc làm thêm sẽ giúp các con hình dung môi trường làm việc thực tế

      Một công việc làm thêm sẽ giúp các con hình dung môi trường làm việc thực tế (Nguồn: visalagi)

      Định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên là một quá trình với xuất phát điểm sớm thay vì chỉ là một quyết định vội trước kỳ thi quan trọng. Hy vọng với những chia sẻ trên, phụ huynh sẽ hiểu rõ về vai trò của việc định hướng nghề nghiệp sớm.

      Khuê Lâm (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Nên định hướng nghề nghiệp tương lai theo sở thích bản thân hay nhu cầu xã hội?

      06/02/2020

      Đã bao giờ bạn đứng ở ranh giới giữa sở thích bản thân và nhu cầu xã hội trong việc định hướng ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      [Official] Top 10 trường đại học hạnh phúc nhất 2018

      10/03/2020

      Bạn muốn tìm các trường đại học tốt nhất Việt Nam? Với Edu2Review, tốt chưa hẳn là đủ, chúng tôi ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      Đại học 2 giai đoạn: Hướng đi mới cho thí sinh nếu không trúng tuyển đại học

      25/08/2023

      Nếu không trúng tuyển đại học, hướng đi mới từ chương trình đại học 2 giai đoạn của ĐH Văn Hiến ...

      Tuyển Sinh Đại Học - Cao Đẳng

      10 ưu thế và đặc quyền khi là sinh viên Đại học Văn Hiến

      31/07/2023

      Trở thành sinh viên của Đại học Văn Hiến, bạn sẽ nhận được 10 đặc quyền “xịn xò” về học bổng, học ...