4 cách làm chủ kỹ năng khen ngợi | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      4 cách làm chủ kỹ năng khen ngợi

      4 cách làm chủ kỹ năng khen ngợi

      Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14
      Sở hữu kỹ năng khen ngợi thông minh sẽ giúp người khác vui vẻ và bản thân bạn có được các mối quan hệ hiệu quả trong công việc, cuộc sống. Nhưng bạn đã thực sự làm chủ được kỹ năng này chưa?

      Những lời khen ngợi, tán dương có tác dụng giúp chúng ta duy trì động lực trong công việc, cuộc sống. Tuy nhiên, không phải lời khen nào cũng có tác dụng như mong muốn. Nếu lời khen không khéo léo, thiếu tinh tế, thậm chí có thể khiến người nghe nghi ngờ hoặc hiểu thành lời mỉa mai. Rèn luyện kỹ năng khen ngợi là cách để bạn giúp lời khen của mình một khi nói ra sẽ phát huy tác dụng tốt nhất có thể.

      Đưa ra lời khen phù hợp

      Khi ai đó đạt được thành tựu hay có một hành động tốt thì bạn nên đưa ra lời khen ngợi ngay thời điểm đó. Khen đúng lúc sẽ giúp người nghe cảm thấy hạnh phúc hơn.

      Một lời khen phù hợp cũng là yếu tố quan trọng. Bạn cần lưu ý mỗi khi đưa ra lời khen cho đàn ông hoặc phụ nữ, vì họ có những cảm nhận khác nhau. Nếu đàn ông thường thích được nhận sự tôn sùng, thán phục thì phụ nữ lại muốn được khen một cách tinh tế, khéo léo.

      Đưa ra lời khen phù hợp với từng đối tượng (Nguồn: lekkerleven)

      Đưa ra lời khen phù hợp với từng đối tượng (Nguồn: lekkerleven)

      Trong công việc, sự khen ngợi với người đối diện không cần nói bằng lời mà chỉ cần bạn tôn trọng và tín nhiệm. Đặc biệt, đối với lãnh đạo, kỹ năng khen ngợi cần có sự khác biệt. Bạn phải thật khéo léo trong cách dùng từ để không bị hiểu nhầm là nịnh bợ.

      Lời khen chân thành

      Bạn không nên đưa ra những lời khen hời hợt, liến thoắng, nông cạn và giả dối. Những lời khen cần phải đúng sự thật, chân thành, không khoa trương và làm người nghe có thể cảm nhận được ý nghĩa trong đó. Sự chân thành cũng có thể giúp bạn không bị coi là nịnh bợ hoặc người khác hiểu nhầm là “tay trong” khi đưa ra lời khen đối với lãnh đạo.

      Bạn có thể đưa ra lời khen một cách tự nhiên để thể hiện sự chân thành. Nếu bạn thực sự thích điều gì đó hãy nói ra một cách thoải mái. Ví dụ, “tôi rất thích bộ quần áo của bạn”, sau đó bạn có thể hỏi tiếp “bạn đã mua ở đâu vậy”. Tuy nhiên, bạn cần tránh những cách thể hiện thái quá, điều này có thể làm lời khen của bạn không chân thật.

      Lời khen chân thành sẽ giúp người nghe cảm thấy vui vẻ (Nguồn: mirror)

      Lời khen chân thành sẽ giúp người nghe cảm thấy vui vẻ (Nguồn: mirror)

      Đưa ra dẫn chứng cho lời khen cũng là một cách thể hiện rằng lời khen của bạn chân thật. Dẫn chứng sẽ giúp người được khen không cảm thấy hoài nghi hay đây là lời nịnh hót vô căn cứ. Ví dụ, bạn có thể khen thành tích học tập của ai đó đi kèm với dẫn chứng về điểm số.

      Chỉ khen và không tâng bốc

      Tâng bốc là khen ngợi quá mức và không thành thật, có động cơ tư lợi cá nhân. Để tránh những trường hợp bị coi là nịnh bợ, bạn có thể đưa ra lời khen thông qua người thứ ba. Họ có thể là anh chị em, bạn thân của người được khen, những người có thể giúp bạn truyền đạt lời khen. Lời khen gián tiếp còn đáng tin và có giá trị hơn nhiều lần khi bạn khen trực tiếp.

      Nếu bạn nghe được lời tán dương về người nào đó thì có thể nhớ lại và truyền đạt cho chính họ. Đây cũng là một cách để bạn nói lời khen với người khác.

      Tránh bị hiểu nhầm là tâng bốc bằng lời khen gián tiếp qua người thứ ba (Nguồn: freepik)

      Một lời khen gián tiếp qua người thứ có thể giúp bạn tránh bị hiểu nhầm là đang tâng bốc (Nguồn: freepik)

      Đừng quên những lời khen nhỏ

      Đây là những lời khen nhỏ mà bạn tình cờ thêm vào các câu nói trong cuộc đối thoại với người đối diện. Bạn có thể sử dụng lời khen này hàng ngay với những người thân của mình. Ví dụ, đừng quên nói “bữa sáng rất ngon” khi mẹ nấu ăn sáng cho bạn. Trong công việc, bạn cũng đừng quên nói lời khen đối với đồng nghiệp, khách hàng như “kiến thức của anh về lĩnh vực này thật tốt, cảm ơn anh”... Dù chỉ là lời khen nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện các mối quan hệ.

      Ai cũng muốn được khen ngợi, và dù bạn thành công hay giàu có đến đâu cũng cần được khích lệ, cổ vũ đúng không? Người khác cũng như vậy. Lời khen có thể tiếp thêm năng lượng và tạo dựng nhiều mối quan hệ tốt đẹp trong công việc, cuộc sống. Làm chủ kỹ năng khen ngợi cũng là cách bạn tạo sự ảnh hưởng tích cực đến người khác.

      Thường Lạc (Tổng hợp)


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Bỏ túi ngay 8 kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả mà ai cũng cần phải có

      06/02/2020

      Để hoàn thành một công việc mang tính chất tập thể, kỹ năng làm việc nhóm cần được các thành viên ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Những bài tập kỹ năng giao tiếp cần thiết bạn nên biết

      06/02/2020

      Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc và cuộc sống, hãy thử một số bài tập kỹ năng ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...