Với ngôn từ gần gũi, chân thật và không kém phần hài hước, bài viết chia sẻ về lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc của chị Nguyễn Hoài Phương (hiện đang làm việc tại Brave English Center) đã nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng với hơn 1.000 lượt chia sẻ. Mời bạn đọc điểm qua lộ trình này có gì đặc biệt và liệu chúng có phù hợp với bạn không nhé!
Xem ngay top trung tâm
tiếng anh tốt nhất
Bước 1: Luôn trong tâm thế quyết tâm và nỗ lực
Quyết định học tiếng Anh sẽ chỉ là nhất thời nhưng để duy trì nó đòi hỏi bạn phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Bạn dễ dàng hừng hực khí thế với quyết tâm học tiếng Anh cao độ khi đọc một bài viết về tấm gương tự học nào đó hoặc nghe tin tức, xem thời sự về những con người thành công vì giỏi tiếng Anh. Tuy nhiên, không lâu sau đó, mọi lửa nhiệt huyết dường như lụi tàn.
Mỗi khi lười biếng hay chán nản muốn bỏ cuộc hãy tự hỏi vì sao mình lại bắt đầu. Hơn ai hết, bạn là người hiểu rõ trình độ và năng lực của mình như thế nào và mục tiêu, đích đến của bạn là ở đâu. Học tiếng Anh hay bất kỳ một ngôn ngữ nào cũng cần phải kiên trì hằng ngày, không được lơ là hay nghỉ một ngày nào.
Quyết định học tiếng Anh sẽ chỉ là nhất thời nhưng để duy trì nó đòi hỏi phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều
Để tránh hiện tượng lười nhác, phí thời gian vào những việc vô ích và tối ưu lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc, bạn có thể áp dụng một số cách như:
- Dùng phần mềm hay website có tính năng chặn các trang web gây xao nhãng học tập.
- Bao vây bản thân bằng những giấy ghi chú có ghi các mục tiêu, kế hoạch học tập, được và mất nếu không có tiếng Anh.
- Chủ động tạo môi trường học tiếng Anh bằng cách đọc sách tiếng Anh, xem phim có phụ đề tiếng Anh, qua đó làm tăng vốn từ và trau dồi những điểm ngữ pháp chưa vững.
- Học lại phát âm và ngữ âm để tăng khả năng nghe và nói.
Bước 2: Không bỏ qua giọng điệu
Một trong những yếu tố quan trọng mà người học hay bỏ qua trong quá trình học tiếng Anh giao tiếp đó là ngữ âm. Chị Phương chia sẻ: "Ngữ điệu của câu nói quan trọng gấp nhiều lần phát âm đúng. Khi giao tiếp 56% sự thành công của cuộc hội thoại là do ngôn ngữ cơ thể, 37% là do giọng điệu và chỉ có 7% là quyết định bởi từ vựng".
Học ngữ âm là học về cách thay đổi khẩu hình miệng, dòng hơi, vị trí của môi, lưỡi... Vì vậy, giáo trình để học ngữ âm bắt buộc phải có video hướng dẫn và học trước gương thì người học mới có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Sở hữu ngữ âm tốt giúp bạn nói chuyện hay và chuẩn hơn. Từ đó, bạn sẽ thêm phần tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài. Yếu ngữ âm cũng là lý do vì sao nhiều người dù có nhiều từ vựng, phát âm chuẩn nhưng lại không thể nghe rõ người bản xứ nói gì hoặc không nắm được nội dung của đoạn hội thoại.
Một lưu ý nhỏ, khi bắt đầu học phát âm, học nghe thì bạn chỉ nên học theo một loại giọng thôi. Thuận tiện hơn cả là bạn nên học cách phát âm chuẩn giọng Anh – Mỹ vì dễ tìm tài liệu hơn.
Bước 3: Học phản xạ tiếng Anh
Giao tiếp lưu loát đồng nghĩa với phản xạ nhanh. Bạn nên học phản xạ ít nhất 4 tháng. Sau khi học xong ngữ âm, bạn có một sự chú ý và phản xạ nhanh nhạy với các âm, bạn để ý được giọng điệu lên xuống của người bản xứ rõ ràng hơn. Nhưng học ngữ âm xong bạn chưa nói lưu loát được, bạn chỉ nói chậm đúng từ và có mang giọng điệu. Muốn nói nhanh lưu loát không bị đơ phải học phản xạ tiếng Anh.
Effortless English là một gợi ý không tồi cho những bạn muốn tăng khả năng phản xạ. Ngoài ra, bạn cũng có thể trau dồi khả năng nghe của mình. Chị Phương kể: "Lúc mình học, mình chỉ học mini story và học CD5, vừa nghe vừa đọc to các câu trả lời, tranh thủ nghe trong khi chạy xe, giặt đồ, nấu ăn, chạy bộ... Chỉ sau 4 tháng học hết CD 5, thính lực của mình như vươn lên tầm cao mới, hoàn toàn phân biệt được giọng Mỹ với các giọng khác".
"Khi rảnh bạn có thể xem thêm các chương trình truyền hình thực tế của Mỹ, thay vì xem Nhân tố bí ẩn hay Giọng hát Việt, Vua đầu bếp bản Việt, hãy coi phiên bản Mỹ vừa đã mắt no tai mà còn tốt cho sức khỏe nữa. Xem thêm các thể loại tình cảm, hoạt hình, hài để bắt thêm nhiều câu thông dụng".
Bước 4: Tập nói
Sau khi đã hình thành phản xạ tiếng Anh cơ bản và quen với cách phát âm chuẩn giọng Anh – Mỹ thì bạn hãy tập nói câu dài. Một cách đơn giản là trong lúc luyện ngữ âm, hãy nối các câu ngắn lại với nhau.
Rủ bạn bè lập nhóm nói Anh văn là một cách học tiếng Anh lý tưởng. Bạn có thể nói những chủ đề quen thuộc hàng ngày nhưng thay vì trò chuyện, "chém gió" bằng tiếng Việt hãy "bắn" tiếng Anh.
Chị Phương chia sẻ: "Mình đã có thể nói lưu loát sau 9 tháng tự học như lộ trình trên mà không cần học ngữ pháp cũng không cần quá nhiều từ vựng. Từ vựng của bạn không hoa mỹ nhưng biết từ nào là dùng đúng từ đó sẽ hiệu quả hơn".
Đừng quên tập nói!
Nếu bạn là người đang mơ hồ trong việc tiếp cận với ngôn ngữ quyền lực nhất thế giới hiện nay và mục đích cuối cùng của bạn là để giao tiếp thì đây có thể là lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc đáng cân nhắc. Chúc các bạn sớm chinh phục được mục tiêu Anh ngữ của mình!
Mai Trâm (Tổng hợp)
Nguồn hình ảnh và cover: Pexels