5 lưu ý khi sử dụng kỹ năng đàm phán thương lượng lương trong cuộc phỏng vấn | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?
      5 lưu ý khi sử dụng kỹ năng đàm phán thương lượng lương trong cuộc phỏng vấn

      5 lưu ý khi sử dụng kỹ năng đàm phán thương lượng lương trong cuộc phỏng vấn

      Cập nhật lúc 10/08/2020 15:30
      Kỹ năng đàm phán thương lượng sẽ giúp bạn đạt được mức lương mong muốn. Dưới đây là 5 lưu ý bạn cần ghi nhớ trong cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng.

      Có rất nhiều ứng viên rớt phỏng vấn chỉ vì không khéo léo trong quá trình thỏa thuận lương. Đàm phán lương là kỹ năng cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho bạn khi làm việc, vì vậy cần phải thận trọng khi sử dụng kỹ năng đàm phán thương lượng trong phỏng vấn để có một mức lương thỏa đáng.

      bảng xếp hạng
      Trung tâm đào tạo kỹ năng phát triển bản thân

      Tìm hiểu kỹ về công việc và mức lương trên thị trường

      Nếu bạn muốn thỏa thuận thành công mức lương thì trước tiên bạn cần tìm hiểu kỹ các yêu cầu công việc của vị trí mà bạn ứng tuyển. Đối với những người làm nghề “tay ngang”, mong muốn chuyển sang một lĩnh vực hoàn toàn mới thì điều này lại càng cần thiết hơn. Hành động này cũng chứng tỏ bạn là người có trách nhiệm, từ đó ghi điểm đối với nhà tuyển dụng và cũng sẽ là lợi thế khi bạn đề cập mức lương mong muốn.

      Ngoài ra, ứng viên cũng nên tham khảo về mức lương để chắc chắn sẽ không đưa ra con số quá thấp hay quá cao so với vị trí công việc ứng tuyển. Có rất nhiều đơn vị khi đăng tin tuyển dụng thường chỉ đề cập mức lương thỏa thuận và rất nhiều người sẽ bỏ qua các tin tuyển dụng này. Tuy nhiên, một người có kỹ năng đàm phán thương lượng sẽ tìm hiểu bằng cách hỏi người thân, bạn bè hoặc dạo qua các website việc làm để xem mức lương cho vị trí công việc với các yêu cầu tương tự.

      Nghiên cứu kỹ về vị trí ứng tuyển là cơ sở để đàm phán lương thành công
      Nghiên cứu kỹ về vị trí ứng tuyển là cơ sở để đàm phán lương thành công (Nguồn: experteer)

      Cẩn thận khi nói về mức lương cũ

      Khi nhà tuyển dụng hỏi về công việc và mức lương cũ, bạn hãy thật thận trọng khi trả lời. Có thể ở vị trí mới, mức lương của bạn được trả sẽ cao hơn rất nhiều lần so với mức lương cũ. Việc trả lời thành thật về mức lương cũ có thể khiến họ nghĩ rằng chỉ cần trả cho bạn cao hơn mức lương cũ một chút. Đây chắc chắn không phải là mong muốn của bạn.

      Mặt khác, nhiều người lại chọn cách nói dối về mức lương cũ để “nâng tầm” giá trị của bản thân. Điều này thực tế cũng là một kỹ năng đàm phán thương lượng mà bạn nên áp dụng. Nhưng hãy chỉ “gian dối” một chút mà thôi, việc thổi phồng về mức lương cũ có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn tự tâng bốc bản thân.

      Hãy để nhà tuyển dụng nói về mức lương trước

      Mặc dù mức lương là vấn đề mà ứng viên vô cùng quan tâm khi đi xin việc nhưng cũng đừng vì thế mà bạn vội đề cập đến chủ đề này khi cuộc phỏng vấn chưa kết thúc. Đây cũng là một kỹ năng đàm phán thương lượng lương hiệu quả. Nếu bạn đặt câu hỏi về mức lương trước, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn đánh giá quá cao bản thân hoặc bạn rất cần công việc này thay vì họ cần bạn đảm nhận vị trí đó. Vô hình chung, bạn đã tự trừ điểm của chính mình trong cuộc phỏng vấn.

      Một công việc sẽ luôn bao gồm quyền lợi và trách nhiệm, khi chưa thể hiểu rõ về vị trí làm việc thì sẽ rất khó để bạn đưa ra mức lương mong muốn, điều này sẽ càng đúng hơn nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm.

      Nếu thật sự chưa nghĩ ra con số cụ thể, bạn có thể chuyển buổi nói chuyện theo một hướng khác rồi quay trở lại vấn đề nhà tuyển dụng đang hỏi. Chẳng hạn, bạn có thể nói rằng: "Qua tìm hiểu và trao đổi, tôi nhận thấy đây là môi trường làm việc cởi mở, có nhiều cơ hội thăng tiến và tôi muốn thử sức ở vị trí này. Vậy, anh/chị có thể đưa ra mức lương dự định cho vị trí này là bao nhiêu?".

      Hãy để nhà tuyển dụng là người đề cập mức lương trước
      Hãy để nhà tuyển dụng là người đề cập mức lương trước (Nguồn: interviewsos)

      Lúc này, nhà tuyển dụng có thể sẽ "bật mí" mức lương họ dự định đề xuất với bạn. Khi đó, ứng viên nên cân nhắc xem con số đó đã phù hợp với mong muốn của mình không, nhưng hãy nhớ cần cân nhắc thêm cả những yếu tố khác như môi trường, phụ cấp....

      Cũng có lúc nhà tuyển dụng sẽ từ chối trả lời câu hỏi bạn nêu ra và hỏi lại bạn về mức lương mong muốn. Với trường hợp này, bạn hãy cân nhắc về yêu cầu công việc cũng như năng lực, kinh nghiệm của bản thân để đưa ra mức lương kỳ vọng.

      Thận trọng khi đưa ra đề xuất

      Sau khi tìm hiểu về công việc và mức lương trên thị trường, bạn hoàn toàn có thể biết được khoảng lương của công việc và đưa ra con số kỳ vọng. Dưới đây là một số lưu ý gợi ý giúp bạn:

      • Cố gắng tìm mức lương của công việc tương tự vị trí mà bạn ứng tuyển;
      • Mức đề xuất nên cao hơn mức lương mong muốn của bạn một chút, nhà tuyển dụng có thể giảm con số này trong quá trình đàm phán;
      • Nếu không thể quyết định được một con số chính xác, ít nhất hãy đảm bảo đề xuất cao hơn mức lương tối thiểu bạn mong muốn;
      • Hãy quan tâm thêm về các chính sách đãi ngộ khác như đào tạo, nghỉ phép, du lịch, bảo hiểm... Việc tập trung quá nhiều vào đàm phán lương có thể khiến bạn “thiệt thòi” ở những quyền lợi khác.

      Không nên quá tập trung về lương, bạn cần xem xét thêm các chính sách đãi ngộ
      Không nên quá tập trung về lương, bạn cần xem xét thêm các chính sách đãi ngộ (Nguồn: YouTube)

      Đừng vội vàng đồng ý lời đề nghị của nhà tuyển dụng

      Một lưu ý rất quan trọng khi sử dụng kỹ năng đàm phán thương lượng trong phỏng vấn là bạn cần nhớ nguyên tắc “kéo đẩy”. Trong trường hợp con số nhà tuyển dụng đưa ra chưa làm bạn hài lòng, hãy khéo léo đưa ra con số bạn mong muốn và đi kèm đó là lời chứng minh bạn thực sự xứng đáng với con số đưa ra. Hãy nói thêm về bản thân, các kỹ năng bạn sở hữu, thành tích của bạn và những dự án đã thành công nhờ có bạn giúp sức.

      Ngay cả khi nhà tuyển dụng đưa ra mức như kỳ vọng của bạn thì cũng không nên mừng vội. Ứng viên nên cần thận xác nhận lại về các quyền lợi có thể nhận được. Điều này là để chắc chắn bạn không bị “cắt xén” quyền lợi để bù cho phần lương được tăng.

      Nhà tuyển dụng có xu hướng đánh giá cao ứng viên có mong muốn đạt mức thu nhập tốt và chủ động đưa ra đề xuất. Bởi họ tin rằng những người có đủ năng lực mới có thể tự tin đưa đàm phán về lương. Do đó, bạn đừng ngần ngại khi đưa ra các đề xuất về lương trong cuộc phỏng vấn. Hy vọng với những lưu ý trong bài viết, bạn đọc có thể phần nào cải thiện kỹ năng đàm phán thương lượng và đạt được mức lương kỳ vọng, chúc bạn thành công!

      Khuê Lâm (Tổng hợp)

      Nguồn ảnh cover: amazonaws


      Có thể bạn quan tâm

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Top 4 trung tâm đào tạo kỹ năng giao tiếp tại TP.HCM

      24/10/2023

      Kỹ năng giao tiếp là bước đệm cần thiết để vươn tới thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Hãy ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Kỹ năng deal lương dành cho sinh viên mới ra trường

      06/02/2020

      Kỹ năng deal lương cũng như nhiều kỹ năng mềm khác thường bị sinh viên ‘lãng quên’ khi còn ngồi ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình chuyên sâu bài bản tại Học viện Kỹ năng VTALK TP. HCM

      24/10/2023

      Học kỹ năng hiệu quả là phải áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông, và một ...

      Kỹ năng, nghiệp vụ

      Học lập trình cho bé – Xu hướng giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0

      11/10/2022

      Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản hay Úc, lập trình đã trở thành bộ môn bắt ...