Bạn có biết tên ngôi trường đại học đẹp nhất vịnh Bắc bộ? (Nguồn: uec)
Ngoài thành tích học tập của sinh viên, tỷ lệ tìm việc hay các hoạt động xã hội có tiếng vang, giờ đây các đại học lại có thêm một tiêu chí để “câu dẫn” các thí sinh – chính là “góc sống ảo” tại trường. Cơ sở vật chất vượt trội là một niềm tự hào không nhỏ đối với nhiều sinh viên khi nói về “mái trường mến yêu” của mình.
Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!
Đôi nét về Đại học Thăng Long
Đại học Thăng Long (ĐH Thăng Long) được xem như là “cánh chim đầu đàn” của các trường đại học ngoài công lập. Trường thành lập năm 1988 với tên gọi Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long. Đến năm 1994, trường chính thức đổi tên là Trường Đại học dân lập Thăng Long.
Trường áp dụng nhiều phương pháp đào tạo tiên tiến, chủ trương lấy người học làm trung tâm và gắn liền lý thuyết giảng dạy với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên được tạo cơ hội đối thoại trực tiếp với giảng viên và cán bộ trong trường để hiểu kĩ hơn bài giảng và chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của mình.
Công tác học tập và thi cử được tổ chức nghiêm túc theo tinh thần “Học thật, thi thật”. ĐH Thăng Long luôn tự hào có môi trường sư phạm trong sạch, nói không với tiêu cực trong học tập, thi cử.
>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về Đại học Thăng Long
Đại học Thăng Long – Vườn ươm những giấc mơ (Nguồn: YouTube)
Không gian trời Tây giữa lòng Hà Nội
Đại học Thăng Long nổi tiếng với không gian và hệ thống cơ sở vật chất được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Không gian ngoại thất của trường có nhiều cây xanh, thân thiện với thiên nhiên. Trường có một khu vườn riêng bố trí nhiều bàn ghế để sinh viên ôn bài, tán gẫu, hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
Ngoài ra, ĐH Thăng Long còn nổi tiếng là một công viên hoa rực rỡ bốn mùa. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các khóm hoa sắc mà trong khuôn viên nhà trường. Đồng thời, đừng quên mang theo đồ ăn vặt để chia sẻ cho những chú chim bồ câu tại đây.
Nói về hệ thống cơ sở vật chất, trường ĐH Thăng Long luôn tự hào nằm trong top các ngôi trường hiện đại bậc nhất thủ đô. Khu vực giảng đường được trang bị bàn ghế, hệ thống điện và các thiết bị điện tử như máy chiếu, micro không thua kém trường quốc tế.
Một góc Đại học Thăng Long nhìn từ trên cao (Nguồn: We25)
Tại mỗi một khu giảng đường, nhà trường đều dành ra không gian cho thư viện tự học, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tăng cường học tập hay nghỉ ngơi sau những phút căng thẳng. Tổng cộng ĐH Thăng Long có 7 thư viện tự học, mỗi khu vực có thiết kế khác nhau trong cách bài trí để khuyến khích sinh viên tới thư viện học tập.
Ngoài khu vực học tập, ĐH Thăng Long cũng rất đầu tư cho khu vực nhà thể chất với các môn học đa dạng. Tiêu biểu nhất có thể kể đến sân bóng rổ của trường, nơi diễn ra nhiều giải đấu bóng rổ cho sinh viên.
“Có thực mới vực được đạo”, để học tập tốt, bạn cần phải “no bụng”. Nếu như đa phần canteen của các trường đại học khác đều khá nhỏ và không được tiện nghì thì sinh viên ĐH Thăng Long hoàn toàn có thể tự hào với khu canteen 3 tầng rộng rãi và rất sạch sẽ.
Mức học phí bất ngờ
Với những đầu tư nói trên hẳn không ít người sẽ tò mò về mức học phí tại đây. Khác với ý kiến số đông cho rằng đại học ngoài công lập vô cùng đắt đỏ, ĐH Thăng Long có mức học phí khá hợp lý. Học phí của trường dao động trong khoảng 20 triệu/năm cho 3 kì học (*), tương đương với các đại học công lập tự chủ tài chính. Bù lại, bạn sẽ được hưởng quyền lợi học tập trong không gian tiện nghi và hiện đại tại đây.
(*) Học phí cập nhật tháng 10/2018.
Phòng học chất lượng cao tại Đại học Thăng Long (Nguồn: Kênh 14)
Với những nỗ lực của mình, đại học Thăng Long đã dần xóa bỏ được định kiến mà đa số cộng đồng dành cho đại học ngoài công lập và trở thành một cái tên “hút” hồ sơ mỗi mùa tuyển sinh. Ngôi trường này liệu có lọt vào “mắt xanh” của bạn, nếu vẫn đang phân vân lựa chọn, đừng quên đón đọc những bài viết mới từ Edu2Review để khám phá thêm nhiều điều thú vị về các giảng đường đại học nhé!
Khuê Lâm tổng hợp